TTXVN (The New Yorker)- Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ trở thành vị Tổng
thống Mỹ thứ 4 liên tiếp cĩ cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16/7 tại Helsinki (Phần Lan). Ba tổng thống Mỹ tiền nhiệm đều coi Putin là một thách thức, bước vào các cuộc gặp với đầy hy vọng để rồi kết thúc các cuộc đàm phán trong sự phẫn nộ và cáo buộc lẫn nhau. Liệu câu chuyện của Trump sẽ khác?
Ơng Trump đang đặt cược vào cuộc gặp lần này. Bản thân Trump luơn muốn thực hiện cuộc gặp rủi ro này bất chấp những lời cảnh báo của đội ngũ cố vấn cũng như bị phủ bĩng bởi việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016. Ngồi việc đối diện Putin, hiện chưa rõ Trump hy vọng đạt được điều gì ở Helsinki, và hai bên cũng chưa nhất trí về bất kỳ “kết quả” nào vốn thường được thảo luận trước khi tiến hành một cuộc gặp kiểu này. Ngay từ thời kỳ đầu Trump lên cầm quyền, khả năng tiến hành một cuộc gặp như vậy đã khiến giới chức chuyên trách về vấn đề Nga của Mỹ phải lo ngại, nhất là xét đến “tiếng tăm” của Putin khi từng làm cho “lên mây rồi lại rơi phịch xuống đất” đối với các cựu Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama- những người vốn hy vọng rằng các cuộc gặp cá nhân kiểu này sẽ giúp tạo nền tảng bền vững và lâu dài cho mối quan hệ của hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.
Vậy kết quả cuộc gặp Trump-Putin sẽ như thế nào khi khơng hề cĩ một chương trình nghị sự nào cho sự kiện này và lại diễn ra trong bối cảnh bị phủ bĩng đen bởi những thơng tin mới về việc Moskva can thiệp bầu cử Mỹ? Dưới đây là nhận định của giới chuyên gia hàng đầu về Nga tại Washington.
Theo Dennis Ross, quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ thời chính quyền George H.W.Bush, ơng Trump sẽ khơng gây sức ép với Putin về vấn đề can thiệp bầu cử Mỹ. Cuộc đại mặc cả về vấn đề Crimea và Ukraine để buộc Moskva kiềm chế vai trị của Iran ở Syria cũng sẽ khơng xảy ra. Putin sở hữu học thuyết Brezhnev của riêng mình: cái gì của ơng ta và cái gì cĩ thể được sử dụng để làm địn bẩy đối với những vấn đề khác là khơng thể bị đảo ngược và Putin sẽ khơng “mặc cả” những gì mình đã sở hữu.
Strobe Talbott, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thời chính quyền Bill Clinton cho rằng các cố vấn thân cận nhất của Trump cĩ thể “ghìm” Trump khơng quá xa đà vào vịng tay “bạn bè” với Putin. Ngồi ra, điều Trump cĩ thể làm là dị xét xem liệu Putin sẽ đồng ý gia hạn Hiệp ước Start Mới trước khi hết hạn vào năm 2021 khơng.
Trong khi đĩ, Stephen Hadley, cố vấn an ninh quốc gia thời George W.Bush nhận định kết quả khả quan nhất sẽ là việc hai nhà lãnh đạo thiết lập một mối quan hệ hợp tác nào đĩ, khơng cĩ nhượng bộ lớn nào dành cho nhau, và hai bên nhất trí về một vài bước đi ban đầu nhằm khơi phục mối quan hệ song phương.
Khi nhận định cuộc gặp này sẽ mang dáng dấp lời thề “Hippocrat” rằng sẽ khơng gây hại thêm gì đối với Putin và hành động quyết đốn của ơng ta, William Burns, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga quan ngại rằng Trump rất dễ trở thành “con mồi” của một trong hai ảo tưởng. Ảo tưởng thứ nhất là việc hai nhà lãnh đạo xích lại gần nhau cĩ thể giúp thay đổi quan hệ Mỹ-Nga. Ảo tưởng thứ hai là Trump cĩ thể đạt được một cuộc đại mặc cả. Putin, một nhà chính trị và quân sự lão luyện, sẽ lợi dụng cá tính và những ảo tưởng này của Trump.
Vậy một kết quả tồi tệ nhất sẽ là gì? Stephen Hadley tiếp tục bình luận rằng sẽ chẳng cĩ gì đáng kể. Một cơn thịnh nộ giữa Trump và Putin sẽ khơng xảy ra tại sự kiện này và Mỹ sẽ khơng nhượng bộ nhiều về các vấn đề quan trọng như Crimea, Syria, và an ninh châu Âu.
Cĩ cuộc gặp thượng đỉnh nào trong lịch sử giống với cuộc gặp này hay khơng? John Beyrle, từng là Đại sứ Mỹ tại Nga thời George W. Bush và Barack Obama, cho rằng “khơng cĩ một tiền lệ nào” như cuộc gặp đầy rủi ro giữa Mỹ và Nga lần này. Theo Beyrle, cuộc gặp Trump-Putin khơng cĩ nhiều sự chuẩn bị từ trước và bị phủ bĩng bởi sự hồi nghi và bất trắc. Mặc dù ai đĩ cĩ thể so sánh với cuộc gặp Trump-Kim cách đây khơng lâu nhưng Thomas Graham, cựu quan chức cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia cho rằng bản thân cuộc gặp Trump-Kim cĩ nhiều thời gian cho cơng tác chuẩn bị hơn.
Strobe Talbott tiếp tục bình luận: Lùi lại thời cựu Tổng thống John Fitzgerald Kennedy (JFK), sẽ là “sỉ nhục” đối với Kennedy khi cho rằng cuộc gặp Trump-Putin lần này giống với cuộc gặp của Kennedy với cố Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xơ Nikita Khrushchev tại Vienna. Lý do là JFK đã phạm sai lầm do thiếu kinh nghiệm, cịn Trump đã cĩ kế hoạch, nếu cĩ thể gọi đĩ là “kế hoạch”, khi ơng đã quay ngoắt thái độ và lập trường của Mỹ với các nước đồng minh trong khi lại muốn thiết lập mối quan hệ gần gũi với các nước khác (Nga).
Trong bối cảnh quan ngại về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ, liệu cĩ bất kỳ lời giải thích vơ tội nào cho hành động của Trump xích lại gần Putin mà khơng liên quan đến vấn đề bầu cử hay khơng? Angela Stent, cựu quan chức tình báo quốc gia Mỹ phụ trách vấn đề Nga thời chính quyền George W. Bush cho rằng lời giải thích vơ tội duy nhất là “Trump từ năm 1987 đã ấp ủ mong muốn xây dựng một tịa Tháp Trump ở Moskva và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh ở Nga”.
TÌNH HÌNH HÀN QUỐC QUÝ II/2018TTXVN (Seoul) TTXVN (Seoul)