Tình hình trong nước 1) Chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu BCA132+(1) (Trang 27 - 29)

1) Chính trị - xã hội

Tình hình chính trị-xã hội tiếp tục ổn định. Đảng cầm quyền và chính quyền Tổng thống Moon Jae-in tiếp tục củng cố được vị thế do nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng

bầu cử Quốc hội bổ sung diễn ra ngày 13/6 đã cho thấy rõ điều này. Chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ cầm quyền ở Hàn Quốc sẽ củng cố đáng kể quyền lực trong nước của Tổng thống Moon Jae-in và đẩy nhanh kế hoạch cải cách đang diễn ra của chính quyền. Đảng cầm quyền đã giành chiến thắng trong số 14/17 cuộc đua vào các vị trí đứng đầu các đơn vị hành chính cấp tỉnh thành. Con số này gấp hơn 2 lần so với 6 vị trí do đảng Dân chủ nắm giữ trước bầu cử địa phương. Hiện đảng Dân chủ đang nắm giữ 129/299 ghế trong Quốc hội, nới rộng khoảng cách với LKP lên 15 ghế so với con số 5 ghế trước đây. 129 ghế vẫn chưa thể chiếm thế đa số song việc giành thêm ghế này chắc chắn sẽ tạo một cú hích đáng kể cho Tổng thống Moon Jae-in.

2) Kinh tế

Kinh tế vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ở mức vừa phải mà theo đánh giá của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) là nhờ vào sự tăng trưởng của xuất khẩu và cả tiêu dùng trong nước. Quan hệ liên Triều đang tan băng, nhất là sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, sẽ mở ra triển vọng phát triển lớn cho kinh tế Hàn Quốc, giúp nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này cĩ động lực tăng trưởng mới trong mọi lĩnh vực kinh tế, từ tài chính, đầu tư, du lịch, xây dựng, bán lẻ, cho đến điện tử, cơng nghệ cao, nơng lâm ngư nghiệp…

3) An ninh-quốc phịng-đối ngoại

Tình hình an ninh – quốc phịng tại đây đã cĩ bước xoay chuyển từ đối đầu và căng thẳng cĩ thể coi là lên đến đỉnh điểm mà chỉ cần sự tính tốn sai lầm của bất kỳ bên nào cũng cĩ thể châm ngịi cho một cuộc chiến tranh sang gặp gỡ, đối thoại xây dựng cùng với nhiều hoạt động giao lưu ở nhiều cấp, thúc đẩy giải quyết nhiều vấn đề cịn tồn tại, hướng tới một nền hịa bình dài lâu và cùng thịnh vượng chung. Những gì đang diễn ra tại đây đã, đang và chắc chắn sẽ làm cho người dân khơng chỉ trên Bán đảo Triều Tiên mà cịn trên khắp thế giới cĩ thêm nhiều hy vọng về cơ hội hịa bình cho khu vực vốn bị coi là nĩng nhất trên hành tinh này.

Sau hai phiên họp sáng và chiều 27/4, cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử liên Triều lần thứ 3 đã kết thúc với việc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung Panmunjom vì Hịa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, trong đĩ khẳng định các cam kết của hai bên hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hĩa hồn tồn, tạo dựng hịa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy hợp tác giữa hai miền. Dư luận Hàn Quốc và quốc tế đặc biệt hoan nghênh việc tổ chức cuộc gặp này và các kết quả tích cực đã đạt được.

Sau đĩ, ngày 12/6, sau những khúc mắc, một chương mới của lịch sử thế giới đã được viết nên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore đã ký bản Tuyên bố chung, đặt nền mĩng cho việc kiến tạo một tương lai hịa bình bền vững trên Bán đảo Triều Tiên sau hơn nửa thế kỷ. Mặc dù khẳng định Mỹ - Triều cùng nỗ lực kiến tạo một nền hịa bình ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, song tuyên bố chung lại khơng đề cập đến một Hiệp ước hịa bình,

cam kết thiết lập các mối quan hệ mới phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hịa bình và thịnh vượng cũng bị đánh giá là mơ hồ và địi hỏi thời gian lâu dài để hiện thực hĩa. Nội hàm của "mối quan hệ mới" này cụ thể như thế nào vẫn cịn là câu hỏi bỏ ngỏ và cần phải được hai bên xác định trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Dù sao, những viên gạch hướng tới thành cơng đã được đặt đúng vị trí và giờ đây các bên cần phải dùng lịng tin và quyết tâm chính trị để vượt qua khoảng cách ấy, với mục tiêu hướng tới một tương lai hịa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Một phần của tài liệu BCA132+(1) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w