Cơ cấu nâng hạ mỏ hàn được thiết kế bao gồm các bộ phận:
Trục 1 là trục nằm ngang liên kết trực tiếp từ cơ cấu tịnh tiến đầu hàn đến ống lồng (được gắn với xylanh nâng hạ đầu hàn và mỏ hàn). Trục nằm ngang được chế tạo từ thép CT3 dạng hộp, có kích thước 50x 50x 2 mm.
Trục 2 là trục thẳng đứng được gắn với xylanh khí nén, trục thẳng đứng được chế tạo từ thép Ø30 vật liệu là thép CT3 dạng trịn có kích thước 500x 30x 3 mm. Trục đứng có thể điều chỉnh lên xuống được và hãm lại nhờ 02 vít hãm tại ống lồng.
Ống lồng: được chế tạo từ thép CT3 trịn có đường kính Ø40 dày 5 mm, có chiều dài là 60 mm. Ống lồng được hàn liên kết với trục nằm ngang sao cho phương của nó thẳng đứng. Trên ống lồng có 2 lỗ khoan và ta rơ ren để bắt bulong M10 điều chỉnh khoảng cách của trục 2 so với vật hàn.
Cơ cấu định vị và điều chỉnh mỏ hàn: Được gắn trên đầu của xylanh thông qua bu lơng đai ốc. Cơ cấu này có thể điều chỉnh tinh vị trí của mỏ hàn so với vật
30
hàn thơng qua vít trí. Mỏ hàn cũng được gắn trên xy lanh giống như trục thẳng đứng, nhưng từ cơ cấu này ta có thể điều chỉnh được góc độ mỏ hàn tùy theo yêu cầu.
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong nội dung chương 2 tác giả đã nghiên cứu, tính tốn, thiết kế được các kết cấu cơ khí các bộ phận của đồ gá hàn một trục quay:
Khảo sát, nghiên cứu phương án thiết kế kết cấu của đồ gá hàn một trục quay. Tính tốn chọn được vật liệu chế tạo đồ gá và kích thước của thân đồ gá hàn.
Khảo sát, nghiên cứu, tính tốn chọn được động cơ quay phơi và động cơ quay trục vít me để di chuyển tịnh tiến mỏ hàn. Về động cơ tác giả chọn động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha để giảm chi phí giá thành chế tạo đồ gá và dùng hộp giảm tốc theo tiêu chuẩn.
Cơ cấu chuyển động quay phôi được thiết kế bao gồm bệ đợ bằng thép tấm hàn liên kết với nhau và mâm cặp 3 chấu có độ đồng tâm cao. Khi ta đưa phơi hàn có dạng trịn kẹp vào mâm cặp thì 3 chấu của mâm cặp sẽ tự định vị, định tâm và kẹp chặt chi tiết trong quá trình hàn.
Cơ cấu tịnh tiến đầu hàn được thiết kế là trục vít me đai ốc sẽ quay ổn định, từ đó làm cho cơ cấu tịnh tiến đầu hàn chạy ổn định. Trên hai đầu trục vít me có gối đỡ và dùng ổ đỡ để quay được nhẹ nhàng. Trục vít me và trục dẫn hướng được thiết kế nằm trong khố chữ U để hạn chế bụi bẩn bám vào trục vít me. Tồn bộ cơ cấu tịnh tiến đầu hàn được thiết kế lên phía trên của cơ cấu quay phơi.
Cơ cấu nâng hạ mỏ hàn được thiết kế bao gồm các trục nằm ngang và trục thẳng đứng. Trục nằm ngang có thể làm cho mỏ hàn đi ra xa hay ở gần trục vít me, đồng thời trục thẳng đứng được thiết kế từ dạng ống trịn và có thể di chuyển lên xuống và định vị tại vị trí bất kỳ nhờ các vít hãm. Mỏ hàn từ động đi xuống vị trí hàn nhờ xylanh khí nén.
32
Chương III.THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
3.1. Lựa chọn phương án thiết kế hệ thống điều khiển
Đồ gá hàn một trục quay được thiết kế bao gồm: Bộ phận quay phôi hàn, bộ phận tịnh tiến đầu hàn, bộ phận nâng hạ đầu hàn, do đó hệ thống điều khiển đồ gá hàn một trục quay được thiết kế cũng bao gồm:
1. Hệ thống điều khiển chuyển động quay phôi hàn 2. Hệ Thống điều khiển chuyển động tịnh tiến đầu hàn 3. Hệ thống điều khiên cơ cấu nâng hạđầu hàn
Có 2 chế độ làm việc: Bằng tay và tự động. Ở chế độ bằng tay có thể điều khiển riêng rẽ chuyển động tịnh tiến của đầu hàn và chuyển động quay của trục, chuyển động nâng/ hạ đầu hàn. Có thể điều chỉnh tốc độ của 2 chuyển động, có lệnh bật/tắt hồ quang. Nhận biết điểm đầu, điểm cuối chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay bằng cảm biến từ và encoder. Do vậy hệ thống điều khiển đồ gá hàn được sử dụng các thiết bị: Bộ điều khiển khả lập trình PLC, Cảm biến, Biến tần, Encoder, Rơ le và các thiết bị phụ trợ khác.