2.3. Phân tích qu ản tr ủi ro lãi su tt ại NHTMCP Đông Á:
2.3.3.3. Phân tích cụ thể tài sản và nợ theo rủi ro lãi suất từng năm:
Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất 2010:
Tổng tài sản đạt 55.873 tỷ đồng, tăng 31,4% (tương đương 13.353 tỷ đồng) so với đầu năm. Vốn điều lệ trong 11 tháng đầu năm 2010 là 3.400 tỷ, đến tháng 12 tăng lên 4.500 tỷ đồng, tương đương tăng 32,35% bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.00đồng/cổ phiếu. Cơ cấu tổng tài sản được
điều hành hợp lý, tài sản Có sinh lời chiếm tỷ trọng 82,89%, định hướng kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và cân đối nguồn vốn huy động.
Tổng dư nợ cho vay đạt 38.436 tỷ đồng, tăng 10,8% (tương đương 3.749 tỷ đồng) so với đầu năm. Trong năm, công tác quản lý danh mục cho vay, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng và giải ngân các dự án trung, dài hạn được kiểm soát tập trung tại Hội sở. Khối giám sát của ngân hàng đã ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn hiệu quả đã góp phần khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,59 %.
Về kết quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế toàn NH đạt 858 tỷ đồng, tăng 8,86 % so với năm 2009 và đạt 78% kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 806,3 tỷ đồng, tăng 64,8 tỷ; công ty kiều hối Ðông Á đạt 20,35 tỷ, tăng 3,9 tỷ đồng và cơng ty chứng khóan Ðơng Á và cơng ty quản lý quỹ đạt 30,7 tỷ, tăng 6,7 tỷ đồng so với 2009.
Vậy NH tuân thủ các quy định về giới hạn tỷ lệ đầu tư góp vốn theo quy định của NHNN.
Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất 2011:
Phân tích tài sản và nơ theo rủi ro lãi suất đã quy đổi sang VNĐ năm 2011: đvt: triệu đồng:
Bảng 2.6: Phân tích tài sản và nợ theo rủi ro lãi suất đã quy đổi sang VNĐ năm 2011:
Lãi suất được định giá lại trong khoản thời gian : Tài sản Nợ phải trả Mức chênh nhạy
cảm với lãi suất nội bảng
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội
bảng, ngoại bảng Đến 1 tháng 25.700.040 34.901.839 (9.201.799) (9.201.799) Từ 1 đến 3 tháng 11.549.652 15.109.890 (3.560.238) (3.560.238) Từ 3 đến 6 tháng 4.243.953 3.176.549 1.067.404 1.067.404 Từ 6 đến 12 tháng 4.327.076 3.584.144 742.932 742.932 Từ 1 năm đến 5 năm 2.262.885 588.427 1.674.458 1.674.458 Trên 5 năm - 22.252 (22.252) (22.252)
Cam kết ngoại bảng tác động đến mức độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản và công nợ rịng : khơng chịu lãi: 5.466.719
Tổng cộng 66.258.382 59.693.813 (9.299.495) (9.299.495)
Chênh lệch TS-Nợ phải trả
6.564.569
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2011 của NHTMCP Đơng Á. Như vậy, mức chênh lệch nhạy cảm lãi suất xuất hiện với kỳ hạn ngắn nhỏ hơn 1 tháng, hay từ 1 đến 3 tháng.
Quản trị rủi ro lãi suất bằng phương pháp quản lý khe hở kỳ hạn: Phương pháp này được sử dụng để khắc phục điểm yếu của phương pháp quản lý khe hở lãi suất là không giải quyết được rủi ro đường lãi suất hoàn vốn (rủi ro phát sinh khi lãi suất của những thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau. Phương
pháp này dựa trên chênh lệch kỳ hạn hồn vốn trung bình theo giá trị tài sản và kỳ hạn hồn trả trung bình theo giá trị nguồn vốn.
Xác định khe hở kì hạn: Để phòng chống rủi ro, ngân hàng thường chọn khe hở kì hạn tiến dần đến 0. Do giá trị tài sản luôn lớn hơn giá trị nguồn vốn huy động nên để khe hở tiến tới 0 thì phải đảm bảo cân bằng.
Phân tích tài sản và nợ của ngân hàng theo rủi ro thanh khoản năm 2011:
Bảng 2.7: Phân tích tài sản và nợ của ngân hàng theo rủi ro thanh khoản năm 2011. Đơn vị tính: triệu đồng
Kỳ hạn Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Chênh lệch Đến 1 tháng 14.798.937 35.254.783 -20.455.846 Từ 1 đến 3 tháng 9.686.691 15.907.085 -6.220.394 Trên3tháng đến12 tháng 16.393.357 7.832.844 10.560.513 Trên12tháng đến 60 tháng 14.023.104 676.849 13.346.255 Trên 60 tháng 5.306.517 22.252 5.284.265 Tổng 60.208.606 59.693.813 2.514.793
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2011 của NHTMCP Đơng Á. Từ bảng cho thấy, năm 2011 nợ phải trả ngắn hạn tập trung cao nhất ở kỳ hạn đến 3 tháng là 15.907.085 triệu đồng, dư nợ ngắn hạn tập trung cao ở kỳ hạn trên 3 tháng đến 12 tháng là 7.832.844 triệu đồng.
Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất 2012:
Dư nợ cho vay 50.600 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 1,5%, lợi nhuận trước thuế là 1.500 tỷ. Tuy nhiên tháng 8 năm 2012, theo ủy quyền của Ðại hội cổ đông, Hội đồng quản trị đã quyết định điều chỉnh lại kế hoạch để phản ánh đúng thực tế và những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012. Kế hoạch mới đã đặt ra mức tổng tài sản là 80.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn 70.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng.
Phân tích tài sản và nơ theo rủi ro lãi suất đã quy đổi sang VNĐ năm 2012: đvt: triệu đồng:
Bảng 2.8: Phân tích tài sản và nơ theo rủi ro lãi suất đã quy đổi sang VNĐ năm 2012
Lãi suất được định giá lại trong khoản thời gian : Tài sản Nợ phải trả Mức chênh nhạy
cảm với lãi suất nội bảng
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội
bảng, ngoại bảng Đến 1 tháng 28.066.999 33.136.547 (5.069.548) (5.069.548) Từ 1 đến 3 tháng 17.168.689 10.466.394 6.702.295 6.702.295 Từ 3 đến 6 tháng 3.666.238 6.841.682 (3.175.444) (3.175.444) Từ 6 đến 12 tháng 2.590.337 7.816.400 (5.226.063) (5.226.063) Từ 1 năm đến 5 năm 3.442.989 3.420.036 22.953 22.953 Trên 5 năm - 9.675 (9.675) (9.675) Tổng cộng 54.935.252 61.690.734 (6.755.482) (6.755.482) Chênh lệch TS-Nợ phải trả (6.755.482)
2012:
Phân tích tài sản và nợ của ngân hàng theo rủi ro thanh khoản năm
Bảng 2.9: Phân tích tài sản và nợ của ngân hàng theo rủi ro thanh khoản năm 2012, đơn vị tính: triệu đồng:
Kỳ hạn Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Chênh lệch Đến 1 tháng 11.188.036 33.654.413 -22.466.378 Từ 1 đến 3 tháng 9.660.830 11.247.914 -1.587.084 Trên 3tháng đến12 tháng 18.675.163 14.796.957 3.878.206 Trên 12 tháng đến 60 tháng 17.824.877 3.430.183 4.394.694 Trên 60 tháng 8.606.178 9.675 8.596.503 Tổng 65.955.084 63.139.142 -7.184.059
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012 của NHTMCP Đơng Á.
Nhận xét tình hình quản trị RRLS 2010-2012:
Trong 3 năm 2010-2012 thì ngân hàng nhạy cảm với nguồn vốn năm 2010, 2012 và ngân hàng có trạng thái nhạy cảm với tài sản vào năm 2011 do sự tăng tài sản nhạy cảm lãi suất cao hơn nhiều so với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, nên khe hở nhạy cảm lãi suất vào năm 2011 dương.
Như vậy, nếu khe hở kỳ hạn càng lớn thì tài sản rịng của NH càng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, điều này được giải thích bởi lý thuyết danh mục đầu tư trong lĩnh vực tài chính: Lãi suất tăng làm giảm giá trị của các tài sản và giá trị của các khoản nợ mang lãi suất cố định. Kỳ hạn của tài sản và các khoản nợ càng dài thì giá trị thị trường của chúng càng giảm mạnh khi lãi suất tăng.
2.3.3.4.Những kết quả đạt được từ việc quản trị RRLS tại NHTMCP Đông Á từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu 2013:
Tỷ lệ thu nhập lãi bình quân hay hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) là tỉ lệ thu nhập lãi thuần tính bình qn cho 1 năm được xét:
NIM = (TN lãi-CP lãi) /∑TS Có sinh lời x 100%
Trong đó thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khốn …cịn chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay…và tổng tài sản Có sinh lời=Tổng tài sản-Tiền mặt và tài sản cố định.
Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp ngân hàng dự báo trước khả năng tạo lãi của ngân hàng thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp. Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn.
Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, tỷ lệ này nếu dưới 3% là thấp, trên 5% là quá cao, ta thấy rằng NIM của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 là 0,89-2,08-1,8 (xem tại phụ lục 11) vẫn còn thấp hơn mức NIM trung bình cần đạt là từ 3,5-4, và xét mặt bằng chung thì NIM của NHTMCP Đơng Á là thấp hơn nhiều so với các NHTMCP còn lại, như vậy NIM của ngân hàng khá hẹp nên rủi ro lãi suất cũng lớn. Tuy nhiên nhìn chung với qui mơ hoạt động của ngân hàng thc dạng trung bình và phần dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng cũng có sự chuẩn bị nhằm đảm bảo cơng tác quản trị rủi ro trước diễn biến phức tạp của thị trường.
Tình hình thanh khoản 6 tháng đầu năm 2013 của các ngân hàng thương mại cũng như NHTMCP Đông Á đã giảm bớt căng thẳng so với giai đoạn trước đây khi huy động khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều mặc dù khi mặt bằng lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm trong thời gian qua, thì tốc độ tăng trưởng huy
động vốn của ngân hàng vẫn được duy trì khá tốt. Trái với huy động, hoạt động cho vay của của ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn khi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Việc hạ lãi suất huy động đã giúp các ngân hàng hạ thấp lãi suất cho vay và cải thiện hoạt động tín dụng tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện vẫn khá thấp so với tăng trưởng huy động vốn, cho nên tỷ lệ thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm 2013 của hầu hết NHTMCP đều giảm so với trước đây, NHTMCP Đông Á cũng khơng ngoại lệ.
Chênh lệch lãi suất bình qn giữa lãi suất cho vay và huy động:
Chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ năm 2010 đến những tháng đầu năm 2013 của NHTMCP Đông Á là khoảng 6% năm, đây cũng chính là chênh lệch chủ yếu tại các NHTMCP khác, nếu như lãi suất huy động bình quân năm 2010 là 14%năm thì lãi suất cho vay khoảng 20%năm, đến năm 2013 lãi suất huy động được kéo xuống dao động 7%năm thì lãi suất cho vay khoảng 13%năm, khoảng cách chênh lệch này khá cao vì nếu mức khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của ngân hàng khoảng 3% năm thì mới chứng tỏ tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng là hiệu quả, lành mạnh, nhưng thực tế trong hoạt động huy động vốn cần xét chi phí trích lập dự phịng rủi ro, dự trữ bắt buộc, chi phí nhân sự quản lý, chi phí hoạt động khác và chi phí gián tiếp từ giới hạn sử dụng vốn huy động để cho vay. Trong môi trường kinh tế khơng được tốt như hiện nay thì chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động được nới rộng để bù đắp rủi ro.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta đang giám sát rủi ro với các NHTM dựa trên QÐ457/2005 của NHNN, trong đó chủ yếu tuân theo Basel 1 năm 1998 với các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), các tỷ lệ về đảm bảo khả năng thanh toán, về giới hạn cho vay….
Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng qua các năm 2010-2012 đều lớn hơn 9% (năm 2010-2012: 10,84%-10,01%-10,85%), cho thấy ngân hàng ln duy trì hoạt động đảm bảo an toàn trước những biến động của nền kinh tế ,tuân thủ quy định của NHNN và hoạt động theo chuẩn hiệp ước basel, lấy an toàn trong hoạt động làm trọng tâm.
Qua thời gian, Basel 1 đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu từ đó hiệp ước Basel 2 được ra đời vào năm 2001 nhằm thay thế Basel 1, đã đưa ra một loạt các chuẩn mực và lựa chọn, đưa ra quyền tự quyết rất lớn trong hoạt động giám sát ngân hàng.
Những chỉ số đáng chú ý là tỷ số khả năng trả lãi (hay Tỷ số trang trải lãi vay) là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản đã vay.
Cơng thức tính tỷ số khả năng trả lãi như sau:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ số khả năng trả lãi =
Chi phí lãi vay
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thể hiện hồn tồn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
Ta thấy rằng tỷ số khả năng trả lãi của ngân hàng tổng hợp qua 3 năm 2010-2012 lần lượt là 5,68-6,18-5,21 như vậy ngân hàng luôn đảm bảo khả năng trả lãi của mình.
Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu:
Dư nợ cho vay có tăng từ năm 2010-2012 (từ 38.43644.00350.650 tỷ VNĐ) nhưng đồng thời tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cũng tăng qua các năm (2010-2012: 1,59%-1,69%-3,95%). Theo số liệu thu thập được thì tỷ lệ nợ xấu năm 2013 của NHTMCP Đông Á là 2,99%, tuy có giảm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ nợ xấu gần
bằng 3%, cũng là con số để ngân hàng xem xét và có những chính sách nhằm phịng ngừa và kiểm sốt được tình hình nợ xấu của ngân hàng mình.
Tình hình nợ xấu là vấn đề rất khó khăn của hầu hết hệ thống NHTM do ảnh hưởng từ thị trường của nền kinh tế đến hoạt động chung của ngành tài chính, tình hình nợ xấu cũng gia tăng trong hoạt động của NHTMCP Đông Á nhưng tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu còn trong mức kiểm sốt, so với một số NHTMCP khác thì tỷ lệ nợ xấu đó cịn có thể kiểm sốt được.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng chủ yếu do tình hình chung tồn ngân hàng trong giai đoạn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng cũng tăng, do đó ngân hàng cần đưa ra các chính sách, chiến lược phòng ngừa nợ xấu cho phù hợp và nhất là phải kiểm sốt được tình trạng nợ xấu của ngân hàng trong ngưỡng an tồn.
Phân tích ROA, ROE theo thành phần:
Từ phụ lục 8 cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng được cải thiện rất nhiều qua sự tăng trưởng của ROA và ROE, sự tăng trưởng của hai yếu tố này được quyết định từ các yếu tố sau:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng từ 0,89 lên 2,08 từ năm 2010 đến 2011, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng là do thu nhập lãi tăng nhiều hơn chi phí lãi.
2.3.3.5. Ngun nhân tồn tại trong cơng tác quản trị rủi ro lãi suất:
Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro lãi suất:
Chưa xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, lành mạnh.
Phương thức quản lý lãi suất cịn theo cách cố định hồn tồn, đặc biệt là lãi suất tiền gửi.
Chưa hoàn thiện về mặt tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất: ngân hàng chỉ quan tâm đến các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, …cịn đối với rủi ro lãi suất thì chưa được chú trọng đáng kể.
Việc đo lường rủi ro lãi suất còn nhiều bất cập: việc định lượng rủi ro lãi suất chỉ dừng lại ở cơng tác rà sốt cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn để xác định khuynh hướng rủi ro.
Công tác thông tin, dự báo trong ngân hàng cịn hạn chế, dẫn đến ảnh hưởng đến cơng tác quản trị rủi ro lãi suất.
Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro lãi suất: