Những chú ý trong khai thác cơ cấu phối khí

Một phần của tài liệu tính toán chu trình công tác và khai thác quy trình sửa chữa cơ cấu phối khí động cơ trên xe bmp (Trang 76 - 81)

Cơ cấu phối khí đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho động cơ làm việc ổn định và đạt hiệu quả cao. Nó có chức năng đảm bảo quá trình trao đổi khí giữa xy lanh động cơ với môi trờng bên ngoài trong

quá trình nạp nhiên liệu vào xy lanh và thải các sản phẩm cháy ra môi trờng bên ngoài. Cơ cấu phối khí làm việc trong điều kiện tơng đối thuận lợi, bôi trơn tốt, nhiệt độ làm việc thấp (chỉ có xu páp và ống dẫn hớng làm việc ở nhiệt độ cao và chịu mài mòn lớn, nhất là đối với xu páp xả), trong quá trình làm việc các chi tiết của cơ cấu chịu tải trọng va đập lớn và chịu sự giãn nở nhiệt. Chính vì thế trong quá trình khai thác sử dụng phải chú ý tới công tác bảo quản và bảo dỡng để cho động cơ làm việc ổn định và đạt hiệu quả cao.

- Công tác bảo dỡng cơ cấu phối khí:

Mục đích của việc bảo dỡng kỹ thuật là giữ cho các bộ phận luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc, giảm cờng độ mài mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và loại trừ các hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Công việc bảo dỡng kỹ thuật bao gồm việc làm sạch, bôi trơn, kiểm tra bắt chặt các mối ghép, điều chỉnh.

Đối với động cơ ГАЗ-49Б lắp trên xe thiết giáp bánh lốp, chu kỳ bảo dỡng kỹ thuật đợc xác định theo điều kiện làm việc của xe:

Bảng 3.1. Thời hạn bảo dỡng kỹ thuật động cơ.

Loại đ- ờng Đặc tính của đờng sử dụng BDKT cấp 1 BDKT cấp 2 I

Đờng nhựa trong thành phố hoặc ngoài thành phố, các loại đờng có trạng thái bề mặt tốt 1600 ữ 1800 8000 ữ 9000 II

Đờng đá dăm, sỏi và các loại đờng đá khác, khi chạy trong thành phố có mật độ xe lớn 1300 ữ 1500 6500 ữ 7500 III Đờng đất, đờng núi, đờng đá không bằng phẳng. Làm việc trong điều kiện nặng nhọc

1000 ữ 1200

5000 ữ 6000

Bảo dỡng kỹ thuật cấp 1: Công tác bảo dỡng kỹ thuật chỉ làm công việc kiểm tra tình trạng làm việc của các chi tiết, nếu cần thực hiện điều chỉnh khe hở giữa đuôi xu páp và vít điều chỉnh phía trên con đội.

Khi động cơ nguội thì khe hở giữa đuôi xu páp nạp và vít điều chỉnh là 0,23mm. Khe hở giữa đuôi xu páp xả và vít điều chỉnh là 0,28mm.

Khi khe hở này tăng lên thì khi động cơ làm việc sẽ có tiếng gõ khác thờng ở các xu páp và công suất động cơ giảm xuống rõ rệt, khi khe hở này nhỏ hơn tiêu chuẩn thì giảm áp suất nén khí trong xy lanh, động cơ không phát huy hết công suất, nếu xu páp nạp có khe hở nhiệt nhỏ thì có tiếng nổ lộp bộp trong bộ chế hoà khí, nếu xu páp xả có khe hở nhiệt nhỏ thì có tiếng nổ mạnh trong bộ tiêu âm. Dấu hiệu bị hỏng cơ cấu phối khí càng thể hiện rõ khi động cơ làm việc ở số vòng quay trục khuỷu cao. Qua đó ta có thê nhận biết để có công tác bảo dỡng kỹ thuật kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của động cơ và nâng cao tuổi thọ cho động cơ.

Bảo dỡng kỹ thuật cấp 2: Bao gồm các công việc của bảo dỡng kỹ thuật cấp 1 ngoài ra ta có thể tháo chi tiết và tiến hành cạo sạch muội than bám vào xu páp, đế xu páp và rà lại xu páp, đế xu páp để đảm bảo độ kín khít của buồng cháy. Nếu bị h hỏng ta có thể sửa chữa bằng phơng pháp thay thế chi tiết.

- Công tác bảo quản cơ cấu phối khí:

Thực tế số lợng xe БТР-60ПБ trong quân đội, trừ một số xe luôn ở trạng thái trực chiến còn lại đang đợc niêm cất ngắn hạn, dài hạn. Vì vậy, vấn đề chăm sóc bảo dỡng, bảo quản cần đợc huấn luyện tỉ mỉ các nội dung cho lái xe, thợ, nhân viên kỹ thuật về công tác khai thác, niêm cất, bảo quản, bảo dỡng, sửa chữa. Đồng thời có kế hoạch huấn luyện chuyên môn cho đội ngũ lái xe, thợ, nhân viên kỹ thuật theo kế hoạch nhằm nâng cao tay nghề sử dụng, khai thác từ đó kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Trong quá trình sử dụng phải chú ý bảo quản cơ cấu phối khí, công tác bảo quản phải đảm bảo cho cơ cấu phối khí đợc bôi trơn một cách hợp lý,

các chi tiết phải làm việc tốt, thực hiện kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết nhằm phát hiện sớm các h hỏng để có biện pháp khắc phục, nhằm mục đích tăng tuổi thọ cho cơ cấu phối khí, tránh đợc các h hỏng do cơ cấu phối khí gây ra.

Các bu lông xiết nắp che phải đợc xiết chặt, không để các hạt bụi cơ học vào các bề mặt tiếp xúc của cơ cấu phối khí thông qua nắp che gây xớc, mòn các bề mặt ma sát.

Cùng với công tác khai thác, công tác tổ chức quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời hạn sử dụng của động cơ, hạn chế thấp nhất những h hỏng trong quá trình khai thác, sử dụng.

Hớng dẫn lái xe ghi chép đầy đủ nội dung của lý lịch xe vào sổ theo dõi hoạt động của xe ghi chép đầy đủ, chính xác số giờ máy nổ, khả năng hoạt động của từng xe, chấp hành nghiêm quy chế báo cáo tháng, quý, năm nhằm định mức sửa chữa và đề nghị đi sửa chữa những động cơ hết giờ nổ, những xe hết dự trữ hành trình để tránh sự hoạt động quá tuổi thọ của các cụm, chi tiết, hệ thống.

Phát động tốt phong trào “Giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm” với nội dung, phơng pháp sát với từng ngành. Làm tốt công tác sơ tổng kết từng giai đoạn của phong trào.

Kết luận

Sau khi nhận đề tài tôi đã đợc sự giúp đỡ tận tình của đồng chí Đại tá, thạc sỹ Vũ Anh Tuấn và các đồng chí giáo viên bộ môn Động cơ - Học viện kỹ thuật quân sự, kết hợp với sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, đến nay tôi đã hoàn thành đầy đủ nội dung của đề tài theo đúng tiến trình kế hoạch đã đợc thông qua.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vận dụng những kiến thức đã đợc tiếp thu, tìm hiểu nghiên cứu các nội dung và các tài liệu để nắm đợc kết cấu chi tiết, cụm, bộ phận của động cơ. Với việc tính toán chu trình công tác của động cơ cho thấy động cơ ГАЗ-49Б làm việc ổn định trong điều kiện khí hậu nớc ta và động cơ vẫn đảm bảo đợc các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật theo thiết kế. Từ đó ta có các quy trình sửa chữa các chi tiết một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao trong khai thác và sử dụng động cơ. Qua việc nghiên cứu khai thác quy trình sửa chữa cơ cấu phối khí giúp chúng ta hiểu rõ hơn các hiện tợng h hỏng thờng gặp và cách khắc phục các h hỏng đó trong quá trình sửa chữa lớn động cơ. Từ đó hiểu rõ về nguyên lý làm việc, điều kiện khai thác sử dụng động cơ trong thực tế, làm cơ sở cho công tác khai thác, bảo dỡng, sửa chữa nhằm đem lại hiệu quả có tính kinh tế kỹ thuật cao.

Tuy vậy trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót do thiếu kinh nghiệm và tài liệu còn hạn chế, đặc biệt là việc sử dụng tiếng Nga còn gặp nhiều khó khăn. Tôi rất mong đợc sự chỉ bảo nhiệt thành của các thầy giáo để tôi có thể hoàn thiện và nâng cao thêm kiến thức để phục vụ cho công tác ở đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Tấn Chuẩn – Nguyễn Đức Phú.

Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong. T1, T2, T3.

Nhà xuất bản Đại học – Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1979. 2. Lại Văn Định – Vy Hữu Thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong.

Học viện kỹ thuật quân sự – Hà nội – 1996. 3. Nguyễn Văn Bình – Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong.

Nhà xuất bản Đại học – Trung học chuyên nghiệp – Hà nội 1979. 4. Ngô Viết Khánh.

Cấu tạo, sửa chữa và bảo dỡng động cơ ô tô. Nhà xuất bản GTVT – 2004.

5. Nguyễn Tất Tiến - Đỗ Xuân Kính. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ. Nhà xuất bản Giáo dục – 2008.

6. Bộ môn động cơ.

Hớng dẫn đồ án môn học động cơ đốt trong. Học viện Kỹ thuật Quân sự – 2003.

7. Cấu tạo và sử dụng xe thiết giáp bánh lốp T1, T2. Bộ t lệnh tăng thiết giáp – 1988.

8. Sửa chữa xe thiết giáp БТР-60ПБ ở phân đội. Bộ t lệnh thiết giáp – 1976.

9. БРОНЕТРАНСПОРТЕР БТР – 60ПБ.

Một phần của tài liệu tính toán chu trình công tác và khai thác quy trình sửa chữa cơ cấu phối khí động cơ trên xe bmp (Trang 76 - 81)