2.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí
2.2.4 Kết quả khảo sát
Bảng khảo sát được gởi đến cho 30 doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cùng 10 chuyên gia, kết quả nhận được 27 cuộc hẹn phỏng vấn từ 22 doanh nghiệp và 5 chuyên gia (1 luật sư, 2 chuyên viên thuế và 2 kế toán thuế chuyên nghiệp).
Các bảng kháo sát nảy sau đó được tổng hợp theo các nội dung khảo sát tại mục 2.2.3, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra kết luận về những tồn tại trong kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp cùng với nguyên nhân của các tồn tại này.
2.2.4.1 Kết quả khảo sát theo bảng khảo sát dành cho các doanh nghiệp
Sau đây là kết quả tổng hợp được từ các bảng khảo sát tại 22 doanh nghiệp:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát theo bảng khảo sát dành cho doanh nghiệp Nội dung khảo sát Thứ tự câu hỏi khảo sát
Kết quả khảo sát (theo bảng khảo sát dành cho các doanh nghiệp) Tình hình chấp hành chính sách Từ câu 1 đến câu 4
- Có 18 doanh nghiệp tham gia tập huấn thuế GTGT (từ ngày 3/3/2014 đến ngày 10/3/2014)
thuế GTGT
dịch vụ kế tốn thuế bên ngồi) Chứng từ
kế tốn
Từ câu 5 đến câu 11
Hóa đơn sử dụng khi xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
- Có 15 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT (bao gồm 4 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán thuế bên ngồi);
- Có 6 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng;
- Cịn 1 doanh nghiệp đang thực hiện đặt in hóa đơn (hóa đơn bán hàng)
Tài khoản kế tốn
Từ câu 12 đến câu 13
- Về tình hình sử dụng tài khoản 133 – thuế GTGT khấu trừ trên hệ thống tài khoản của doanh nghiệp: 21 doanh nghiệp có sử dụng tài khoản 133, trong đó:
+ Có 15 doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ + 6 doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai trực tiếp (chỉ có số dư trên tài khoản: 4 doanh nghiệp (*); có số dư và số phát sinh: 2 doanh nghiệp(**))
- Cịn lại 1 doanh nghiệp khơng sử dụng tài khoản 133 Phương
pháp hạch toán
Từ câu 14 đến câu 17
- Tại 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán thuế bên ngồi: do kế tốn thuế bên ngồi thực hiện việc hạch toán - Xét 6 doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai trực tiếp:
+ Tại 4 doanh nghiệp (*) ở trên: không thực hiện kết chuyển hay phân bổ vào chi phí đối với số dư tài khoản 133 của năm 2013.
+ Tại 2 doanh nghiệp (**): hạch toán thuế GTGT đầu vào như doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ.
cáo thuế GTGT: các doanh nghiệp này chỉ thực hiện điều chỉnh đối với các số liệu trên báo cáo thuế (khơng thực hiện bút tốn điều chỉnh)
Sổ sách kế tốn Câu 13, câu 14, từ câu 18 đến câu 22
- Tại 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán thuế bên ngồi: do kế tốn thuế bên ngồi thực hiện việc ghi chép, đối chiếu, in sổ sách.
- Xét tại 18 doanh nghiệp còn lại:
+ Sổ kế tốn tài khoản 133 vẫn cịn được sử dụng tại các doanh nghiệp áp dũng phương pháp trực tiếp;
+ Theo kế tốn các doanh nghiệp thì thời gian lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo là 5 năm.
Báo cáo Từ câu 23 đến câu 27
- Tại 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán thuế bên ngồi: do kế tốn thuế bên ngồi thực hiện việc lập, kiểm tra, nộp báo cáo cho cơ quan thuế.
18 doanh nghiệp còn lại lập, nộp đúng các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan thuế.
- Các doanh nghiệp không lập các báo cáo nội bộ về các nội dung liên quan đến thuế GTGT.
- Các doanh nghiệp đều nộp báo cáo thuế qua mạng. Về người thực hiện nộp báo cáo:
+ Kế tốn thuế bên ngồi: 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán thuế bên ngồi;
+ Kế tốn tại doanh nghiệp: 18 doanh nghiệp còn lại. Sau đây là các phân tích, đánh giá về kết quả khảo sát ở trên:
+ Về tình hình chấp hành chính sách thuế GTGT: (Bảng khảo sát từ câu 1 đến
câu 4)
Nhìn chung các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm cùng những hiểu biết nhất định về chính sách thuế GTGT và những thay đổi liên quan đến thuế GTGT trong
thời gian gần đây, như: một số nội dung thay đổi liên quan đến thuế GTGT; đánh giá được một số ảnh hưởng của thay đổi về thuế GTGT đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình; có 18 trong số 22 doanh nghiệp có tham gia buổi tập huấn về thuế GTGT của Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh, cịn 4 doanh nghiệp cịn lại có sử dụng dịch vụ kế tốn thuế bên ngoài và nhận sự hướng dẫn về thuế GTGT từ nhân viên kế toán thực hiện dịch vụ (sau đây gọi là kế tốn thuế bên ngồi).
Tuy nhiên sự hiểu biết của họ chưa thật sâu sắc đối với các nội dung cơ bản của chính sách thuế GTGT do đó chưa đánh giá được tồn diện sự thay đổi của chính sách thuế đến hoạt động của doanh nghiệp, mà đặc biệt là đến cơng tác kế tốn thuế GTGT tại doanh nghiệp mình.
+ Về cơng tác kế tốn thuế GTGT tại doanh nghiệp (Bảng khảo sát từ câu 4
đến câu 27)
- Chứng từ kế toán (Bảng khảo sát từ câu 5 đến câu 11)
Trong số 22 doanh nghiệp được khảo sát có 15 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT, 6 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng, 1 doanh nghiệp đang thực hiện việc đặt in hóa đơn (hóa đơn bán hàng). Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp nắm được các quy định cơ bản về sử dụng, kê khai đối với các hóa đơn đầu vào – đầu ra tại doanh nghiệp mình, đặc biệt là 4 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi thì việc quản lý và kê khai chứng từ kế toán bám sát các quy định về thuế GTGT.
Bên cạnh đó cũng có một số vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ tại các doanh nghiệp này như: chưa nắm bắt kịp thời một số quy định mới về chính sách thuế GTGT liên quan đến hóa đơn, chứng từ (4 trong số 6 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng là do chưa nắm rõ các quy định mới về thuế GTGT nên không gởi thông báo đang ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ tới cơ quan thuế);
Đối với 15 doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn GTGT, họ muốn nhận được hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT hơn là hóa đơn bán hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ do họ quan tâm đến vấn đề khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Còn 7 doanh nghiệp
cịn lại thì khơng quan tâm đến các hóa đơn nhận được là hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng miễn là “hóa đơn đỏ”.
Ngoại trừ 4 doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ kế tốn ngồi được các kế tốn thuế bên ngồi tư vấn trong từng trường hợp cụ thể khi thực hiện thanh tốn, 18 doanh nghiệp cịn lại chưa nắm rõ được phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt đặc biệt là đối với trường hợp hàng hóa – dịch vụ mua vào sử dụng hóa đơn bán hàng thơng thường.
- Tài khoản kế toán (Bảng khảo sát từ câu 12 đến câu 13)
Trong 22 doanh nghiệp được khảo sát thì có 21 doanh nghiệp có thực hiện đăng ký tài khoản 133 – Thuế GTGT khấu trừ trong hệ thống tài khoản thuộc phần mềm kế tốn sử dụng tại doanh nghiệp mình, 1 doanh nghiệp khơng sử dụng tài khoản 133 (vì là doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
Kết quả khảo sát tại 6 doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tài khoản 133 vẫn cịn số dư, trong đó có 2 doanh nghiệp vẫn có số phát sinh trên tài khoản 133.
- Phương pháp hạch toán kế toán (Bảng khảo sát từ câu 14 đến câu 17)
Kết quả từ bảng khảo sát cho thấy 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán bên ngồi đã chuyển giao tồn bộ các cơng việc liên quan đến hạch toán thuế GTGT cho các kế tốn thuế bên ngồi và khơng quan tâm đến nội dung hạch toán của bên cung cấp dịch vụ.
Qua khảo sát phương pháp hạch toán thuế GTGT tại 2 doanh nghiệp có số phát sinh trên tài khoản 133 ở trên, ta nhận thấy nguyên nhân làm cho tài khoản 133 của 2 doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp vẫn có số phát sinh là kế tốn vẫn hạch toán vào tài khoản này phần thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào như doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Các doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp vẫn chưa nắm rõ phương pháp hạch tốn số thuế GTGT cịn khấu trừ của năm 2013 chuyển sang, nên cho dù tài khoản 133 của 4 doanh nghiệp còn lại (trong số 6 doanh nghiệp
hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) khơng có số phát sinh từ đầu năm 2014 nhưng số dư vẫn còn, chưa được kết chuyển vào chi phí hoặc phân bổ.
Trong 22 doanh nghiệp thì có 7 doanh nghiệp từng thực hiện điều chỉnh thuế GTGT trên báo báo thuế GTGT, trong đó có 2 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi, cịn 5 doanh nghiệp cịn lại kế tốn chỉ thực hiện điều chỉnh trên báo cáo thuế GTGT chứ chưa thực hiện điều chỉnh trên sổ sách kế tốn về các bút tốn có liên quan đến việc điều chỉnh thuế này nên có một số khác biệt về số liệu trong sổ sách so với báo cáo thuế, các khác biệt này đều được diều chỉnh khi lập quyết toán cuối năm.
Ngồi các vấn đề trên thì các nội dung khác thuộc phương pháp hạch toán liên quan đến thuế GTGT đều được các doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quy định tại chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
- Sổ sách kế toán (Bảng khảo sát câu 13, câu 14 và từ câu 18 đến câu 22)
Đối với 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi, họ giao các cơng việc từ ghi sổ đến kiểm tra, đối chiếu các số liệu trên các sổ sách có liên quan đến thuế GTGT cho kế tốn bên ngồi, đồng thời khơng có sự kiểm tra nào của doanh nghiệp đối với các sổ sách này. Còn 18 doanh nghiệp cịn lại thì nhiệm vụ ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu các sổ sách liên quan đến thuế GTGT là của kế toán tại doanh nghiệp.
Theo kết quả tổng hợp từ các bảng khảo sát thì các doanh nghiệp này chưa có sự kiểm tra, đối chiếu các dữ liệu trên các số sách liên quan đến thuế GTGT (sổ cái tài khoản 133, số chi tiết tài khoản 3331) với các sổ sách, báo cáo, chứng từ khác có liên quan nhằm kiểm tra tính chính xác của các số liệu ghi trong sổ.
Theo kết quả khảo sát rút ra được từ câu 13 và câu 14, thì vẫn sổ cái tài khoản 133 tại các doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp vẫn cịn được sử dụng (có số dư, có số phát sinh hoặc vừa có số dư và số phát sinh).
Đồng thời các doanh nghiệp được khảo sát vẫn chưa nắm được các quy định về lưu trữ chứng từ, sổ sách nói chung và chứng từ sổ sách liên quan đến kế tốn thuế
GTGT nói riêng tại doanh nghiệp mình, theo kế tốn các doanh nghiệp thì thời gian lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo là 5 năm.
- Báo cáo (Bảng khảo sát từ câu 23 đến câu 27)
Theo kết quả liệt kê của doanh nghiệp về báo cáo cho thấy các doanh nghiệp nộp đúng các báo cáo cần phải nộp cho cơ quan thuế (trừ 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế tốn ngồi khơng nắm được các báo cáo do nhiệm vụ lập, nộp báo cáo là do kế tốn thuế bên ngồi thực hiện), ngồi ra các doanh nghiệp hầu như khơng có lập các báo cáo nội bộ về thuế GTGT cho các đối tượng khác.
Tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều thực hiện nộp báo thuế qua mạng. Và cơng việc nộp báo cáo là của kế tốn doanh nghiệp hoặc kế toán dịch vụ (đối với các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi)
2.2.4.2 Kết quả khảo sát theo bảng khảo sát dành cho các chuyên gia trong các lĩnh vực luật, kế toán và thuế
Sau đây là kết quả khảo sát được tổng hợp từ 5 bảng khảo sát đối với các chuyên gia trong các lĩnh vực luật, kế tốn và thuế
+ Về tình hình chấp hành chính sách thuế GTGT của các doanh nghiệp (Bảng khảo sat từ câu 1 đến câu 4)
Theo các chun gia thì các doanh nghiệp này ln mong muốn chấp hành đúng theo các quy định về thuế GTGT bằng nhiều cách khác nhau như: nhờ sự tư vấn của những người am hiểu về chính sách thuế và kế tốn, sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi, tham gia tập huấn, tìm hiểu các văn bản pháp luật về thuế GTGT… Tuy nhiên tồn tại một số nguyên nhân ảnh hưởng đến mong muốn này của doanh nghiệp: thiếu sự am hiểu về thuế nhất là các thay đổi về chính sách thuế, bị chi phối bởi vấn đề liên quan đến số thuế GTGT phải nộp hoặc các chi phí về thuế GTGT.
+ Về cơng tác kế tốn thuế GTGT tại doanh nghiệp (Bảng khảo sát từ câu 5 đến câu 6)
Các chun gia có một số nhận xét sau về cơng tác kế tốn thuế GTGT tại doanh nghiệp:
- Thay đổi trong chính sách thuế GTGT ít nhiều có những tác động đến kế tốn thuế GTGT tại doanh nghiệp về một hoặc một số nội dung thuộc kế toán thuế GTGT.
- Kế toán tại các doanh nghiệp cần nắm vững các nội dung thuộc cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT nhằm có những phản ứng linh hoạt trước các thay đổi thường xuyên của môi trường pháp lý.