2.3.1 Đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT trên cơ sở kết quả khảo sát
Sự thay đổi của chính sách thuế GTGT trong năm 2013 có nhiều ảnh hưởng đến kế toán thuế GTGT cả về lý thuyết lẫn thực tiễn thể hiện ở các nội dung như: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán, sổ sách kế toán và các báo cáo về thuế GTGT. Cụ thể: từ các nội dung được trình bày về Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến thuế GTGT (tại mục 1.2.2), khi có sự thay đổi trong chính sách
thuế GTGT thì lý thuyết về thuế GTGT cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp (trình bày tại mục 2.1.2 Thực trạng cơ cở pháp lý về kế toán thuế GTGT), tất cả các điều chỉnh này đều dựa trên các quy định về kế toán thuế GTGT (như chuản mực kế toán, chế độ kế toán…).
Khi so sánh các kết quả thu được từ việc khảo sát về thực trạng áp dụng kế toán thuế GTGT các doanh nghiệp với thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán thuế GTGT, ta thấy có tồn tại khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn như sau:
+ Về chứng từ kế toán:
Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa nắm được các quy định về thanh toán khơng dùng tiền mặt đối với các hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
+ Về tài khoản kế toán:
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng vẫn còn sự hiện diện của tài khoản 133 – Thuế GTGT khấu trừ, trên danh mục tài khoản sủ dụng tại doanh nghiệp (trong khi các doanh nghiệp này khơng sử dụng tài
khoản 133 vì khơng kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào). Điều này dẫn đến các khoảng cách về phương pháp hạch toán kế toán.
+ Về phương pháp hạch toán kế toán:
Tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: chưa thực hiện đúng các bút toán về thuế GTGT, cụ thể: số thuế GTGT còn được khấu trừ của năm trước khơng được đưa vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí theo quy định, hay trong kỳ vẫn hạch tốn thuế GTGT giống như các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Khi thực hiện những điều chỉnh liên quan tới thuế GTGT thì chỉ quan tâm đến các điều chỉnh trên tờ khai thuế GTGT chứ chưa có sự điều chỉnh đồng thời bằng các bút toán trên sổ sách. Các sai lệch trong năm đều tập trung điều chỉnh trên Báo cáo tài chính cuối năm như vậy chưa phản kịp thời các thơng tin có liên quan đến kế tốn thuế GTGT và dễ dẫn đến sai sót trên báo cáo tài chính (do kế tốn qn khơng ghi nhận các bút toán này)
+ Về sổ sách kế toán:
Do các sai phạm trong hạch toán kế toán đồng thời chưa có sự kiểm tra, đối chiếu hợp lý với các chứng từ, báo cáo liên quan đến thuế GTGT nên các số liệu trên sổ sách có sự khác biệt với thực trạng của doanh nghiệp.
Việc lưu trữ sổ sách cũng chưa đúng theo các quy định về lưu trữ tại Luật kế tốn, cụ thể Luật kế tốn có quy định về thời gian lưu trữ như sau: “Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính, sổ kế tốn và báo cáo tài chính năm”.
2.3.2 Những hạn chế trong cơng tác kế tốn thuế Giá trị gia tăng
Từ thực trạng chấp hành chính sách thuế GTGT tại doanh nghiệp, sau đây tôi tổng hợp những hạn chế trong kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp cùng với nguyên nhân của những tồn tại này nhằm hướng đến việc đề xuất các giải pháp phù hợp thực trạng của các doanh nghiệp sẽ được đề cập trong Chương 3:
Vấn đề không nắm vững các quy định về thanh tốn hóa đơn, chứng từ trong một số trường hợp (hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên) sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp không chỉ về thuế GTGT mà cịn ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc quản lý và lưu trữ chứng từ kế toán tại doanh nghiệp chỉ trong thời gian 5 năm (xuất phát từ thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định trước ngày 1/7/2013 là 5 năm) là vi phạm quy định lưu trữ chứng từ trong Luật kế tốn và thay đổi gần đây trong chính sách thuế (thời hạn truy thu thuế là 10 năm áp dụng từ ngày 1/7/2013).
Nguyên nhân của tồn tại này xuất phát từ tập quán sử dụng tiền mặt trong thanh tốn tại các doanh nghiệp và khơng nắm vững các quy định của chính sách thuế và Luật kế tốn có liên quan đến quản lý chứng từ kế toán tại doanh nghiệp.
+ Thứ hai là hạn chế trong sử dụng tài khoản kế toán và hạch toán kế toán tại doanh nghiệp
Vấn đề của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng tài khoản kế toán thường phát sinh tại những doanh nghiệp vừa chuyển đổi từ kê khai theo phương pháp khấu trừ sang kê khai theo phương pháp trực tiếp từ năm 2014 nên còn lúng túng trong việc lựa chọn tài khoản, kéo theo đó là sai lầm trong hạch tốn kế tốn khi mà kế tốn khơng nắm vững các ngun tắc hạch tốn đối với doanh nghiệp mình, cụ thể là vẫn tiếp tục sử dụng tài khoản 133 nên dẫn đến các hạch tốn sai các bút tốn có liên quan đến thuế GTGT.
Bên cạnh đó, các kế tốn chưa nhìn thấy được mối liên hệ giữa chính sách thuế GTGT và kế toán thuế GTGT, nên các thay đổi do điều chỉnh số liệu trên các báo cáo thuế GTGT vẫn chưa được kế toán hạch toán vào các tài khoản tương ứng của kỳ kế toán thực hiện điều chỉnh. Việc kế toán chỉ thực hiện điều chỉnh một lần vào cuối năm khi lập báo cáo tài chính rất dễ dẫn đến các sai sót về số liệu trên báo cáo tài chính, mà nguyên nhân thường gặp nhất là kế toán quên ghi nhận các điều chỉnh trong năm hoặc ghi nhận không đầy đủ.
+ Thứ ba là hạn chế trong đối chiếu và quản lý sổ sách kế toán tại doanh nghiệp
Đối với sổ sách kế tốn thì ngồi việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh thì hầu như kế tốn tại các doanh nghiệp vẫn chưa có quy trình đối chiếu, kiểm tra số dư và số phát sinh chi tiết của các tài khoản này. Nguyên nhan là vì các kế tốn chỉ chú trọng số liệu trên báo cáo thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế chứ chưa có sự quan tâm hợp lý đối với các số liệu trên các sổ sách này, trong khi số liệu trên sổ sách hành tháng là tiền đề để lập nên báo cáo tài chính cuối năm.
Cũng tương tự như chứng từ kế toán, các doanh nghiệp cũng chỉ thực hiện lưu trữ sổ sách kế toán trong thời hạn 5 năm trong khi theo quy định tại Luật kế tốn thì doanh nghiệp phải bảo quản, lưu trữ sổ kế toán trong thời gian tối thiểu là 10 năm.
+ Thứ tư là hạn chế trong cơng tác kế tốn thuế GTGT tại các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế tốn thuế bên ngồi
Tại các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế tốn thuế bên ngồi thì tình hình chấp hành chính sách thuế khá tốt do nhận được sự tư vấn và hướng dẫn từ những chun viên kế tốn thuế chun nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên cơng tác kế tốn thuế GTGT tại các doanh nghiệp này vẫn còn những vấn đề như sau:
- Hai hệ thống sổ sách cùng tồn tại song song là vấn đề mà các doanh nghiệp này thường gặp phải: một là sổ sách kế toán nội bộ tại doanh nghiệp dùng phản ánh hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp; một là sổ sách kế toán do các kế toán thuế bên ngồi lập vì mục đích thuế, các sổ sách kế tốn này được lập nên từ các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp.
- Công việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu đối với các nghiệp vụ kế tốn có liên quan đến thuế GTGT tại doanh nghiệp đều do kế toán thuế bên ngoài đảm nhận, bên cạnh đó doanh nghiệp hầu như chưa có biện pháp kiểm tra công việc của các kế toán này. Vấn đề này cần được chủ doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế tốn thuế bên ngồi xem xét, vì phần lớn trách nhiệm phát sinh sau này đều thuộc về doanh nghiệp.
- Việc lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán tại các doanh nghiệp này cũng chỉ trong thời gian 5 năm, xuất phát từ cơ quan thuế thường ra quyết định kiểm tra thuế tại doanh nghiệp trong thời gian tối đa là 5 năm (theo Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN năm 2003 quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước), như vậy là sai phạm nguyên tắc lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán quy định tại Luật kế tốn (10 năm).
Kết luận chương 2:
Khi chính sách thuế thay đổi tác động đến kế toán thuế GTGT tạo ra cơ sở pháp lý mới về kế toán thuế GTGT, chương 2 khái quát cơ sở pháp lý về kế toán thuế GTGT theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó tiến hành phân tích đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp hiện nay với mẫu khảo sát là 22 doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, nội dung khảo sát xoay quanh các nội dung của cơ sở pháp lý nêu trên. Từ đó, tơi nêu lên những vấn đề cịn tồn tại trong kế toán thuế GTGT của doanh nghiệp và phân tích nguyên nhân để làm cơ sở đề ra các giải pháp hồn thiện kế tốn thuế GTGT tại các doanh nghiệp trong chương 3.
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Mục tiêu của giải pháp
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa nắm được các quy định về chính sách thuế GTGT và kế tốn thuế GTGT dẫn đến các vướng mắc khi thực hiện kế toán thuế GTGT, một số trường hợp còn dẫn đến các sai phạm nghiêm trọng về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT, luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính vi mơ và vĩ mơ hướng đến mục tiêu hồn thiện cơng tác kế tốn thuế GTGT của các doanh nghiệp trên cơ sở kết hợp hài hòa các quy định về kế toán thuế.