Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn của ngành Ngân hàng, mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động Ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên đã có những tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, hàng hóa ế ẩm, SXKD đình trệ thì việc cho vay Doanh Nghiệp trở nên rất khó khăn. Để cải thiện tình hình, các Ngân hàng có xu hướng chuyển sang phân khúc KHCN, những người có nhu cầu vay tiêu dùng.
Những năm gần đây, việc mua hàng trả góp càng trở nên phổ biến và là phương án thanh toán linh hoạt được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Đó là lý do hầu hết các Ngân hàng như Vietinbank, Vietinbank, Sacombank, Techcombank, Citibank, ANZ, BIDV, HSBC… đều thực hiện việc cho vay tiêu dùng. Cùng với hệ thống ngân hàng, các cơng ty tài chính như PPF Việt Nam, Prudential FC, VFG, ACCS… cũng đẩy mạnh khai thác kênh KH này. Chính vì vậy, VietinBank cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh thu hút KH.
Tại Vietinbank – CN Sài Gòn, phần lớn cho vay tiêu dùng là thuộc về cho vay chứng minh tài chính. Vì hiện nay nhu cầu đi ra nước ngoài khá nhiều và người xuất ngoại phải chứng minh được khả năng tài chính của mình theo u cầu của Lãnh sự quán và Đại sứ qn nước ngồi. Để khơng sử dụng đến khoản tiền đã chuẩn bị cho việc xuất ngoại hay KH không đủ tiền theo quy định của Lãnh sự quan và Đại sứ quán nước ngồi thì Ngân hàng sẽ thực hiện cho vay để đáp ứng nhu cầu này. Các khoản cho vay chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là cho vay nhà ở và cho vay mua xe. Vì sự phát triển
24
và xuất hiện hàng loạt của các khu đô thị, chung cư cao cấp dẫn đến nhu cầu mua nhà của người tiêu dùng càng tăng. Bên cạnh đó nhu cầu mua ô tô cho việc đi lại được thuận tiện tăng nhanh là điều thiết yếu. Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh có xu hướng tăng lên mặc dù trước đó dịch vụ này vẫn còn chiếm tỉ trọng chưa cao trong năm 2012. Điều này cho thấy Chi nhánh đang dần chú trọng đầu tư vào sản phẩm tín dụng này.
2.2.1 Các hình thức cho vay tiêu dùng đang áp dụng:
2.2.1.1 Cho vay nhà ở:
Đồng tiền cho vay: VNĐ.
Mức cho vay: Tùy theo thời hạn cho vay, địa bàn, thu nhập của KH, mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua bán và 70% giá trị của tài sản bảo đảm. Thời hạn cho vay lên tới:
5 năm đối với cho vay sửa chữa nhà ở.
10 năm đối với cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất đồng thời xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở.
15 năm đối với mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở; nhà chung cư; mua nhà ở, nhận quyền sử dụng sử đất ở có kèm theo xây dựng, sửa chữa nhà ở.
20 năm đối với biệt thự, nhà liền kề dự án. Phương thức cho vay đa dạng: từng lần/ trả góp.
2.2.1.2 Cho vay mua ơ tơ, mua xe trả góp:
Đồng tiền cho vay: VNĐ.
Mức cho vay tối đa lên tới 80% giá trị xe (đảm bảo bằng Bất động sản) và 70% giá trị xe (bảo đảm bằng chính chiếc xe đó)
Thời hạn cho vay tối đa lên tới 5 năm.
2.2.1.3 Cho vay chứng minh tài chính:
Đồng tiền cho vay: VNĐ.
Mức cho vay tối đa: Tối đa lên tới 100% nhu cầu chứng minh tài chính.
Thời hạn cho vay: Phù hợp với thời gian đề nghị chứng minh tài chính của khách hàng nhưng khơng q 12 tháng
Phương thức cho vay: từng lần.
Lãi suất cho vay: bằng lãi suất ghi trên tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, thẻ Tiết kiệm (TK), hoặc Giấy tờ có giá (GTCG) được hình thành từ vốn vay của VietinBank cộng Phí chứng minh tài chính.
2.2.1.4 Cho vay du học nước ngoài:
Đồng tiền cho vay: VNĐ.
Mức cho vay tối đa 70% chi phí du học và 100% nhu cầu chứng minh tài chính. Phương thức cho vay: Từng lần
Thời hạn cho vay: Tối đa bằng thời gian của khóa học + 03 năm
Lãi suất cho vay: Lãi suất thỏa thuận, điều chỉnh định kỳ trong thời hạn vay. 2.2.1.5 Cho vay người Việt Nam làm việc ở nước ngoài:
Đồng tiền cho vay: VNĐ, ngoại tệ. Mức cho vay tối đa: 70% nhu cầu vốn.
Thời hạn cho vay: Tối đa bằng thời hạn của hợp đồng đi lao động ở nước ngoài. Phương thức cho vay: Từng lần.
Lãi suất cho vay: áp dụng lãi suất thoả thuận, tuân thủ quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng do VietinBank quy định trong từng thời kỳ.
Đối với NHCT- CN Sài Gòn, mức lãi suất tối thiểu được áp dụng cho các sản phẩm vay tiêu dùng là như nhau và khơng có mức lãi suất riêng cho bất cứ sản phẩm nào và theo qui định của Vietinbank theo từng thời kỳ.
2.2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank-CN Sài Gòn:
2.2.2.1 Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà Ngân hàng đã cho vay trong một thời gian nhất định, chưa kể món vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm.
Bảng 2.1: Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011- 2013
(Đvt: triệu đồng)
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số cho vay tiêu dùng 30.547 41.234 51.374
Trong đó:
Cho vay nhà ở 6.967 9.641 11.573
Cho vay mua ô tơ, mua xe trả góp 3.483 4.452 6.471
Cho vay chứng minh tài chính 18.578 25.178 30.645
Cho vay du học nước ngoài 1.519 1.963 2.685
Tổng doanh số cho vay 2.121.453 2.786.082 3.402.252
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng bán lẻ NHCT- CN Sài Gòn)
Bảng 2.2: Tỷ trọng doanh số cho vay của các sản phẩm cho vay tiêu dùng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Cho vay nhà ở 22,81% 23,38% 22,53%
Cho vay mua ơ tơ, mua xe trả góp 11,25% 10,8% 12,6%
Cho vay chứng minh tài chính 60,82% 61,06% 59,65%
Cho vay du học nước ngồi 4,97% 4,76% 4,76%
27
Qua bảng 2.2 ta thấy nhìn chung tỷ trọng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh quá các năm 2011, 2012, 2013 dao động không nhiều. Khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay chứng minh tài chính: năm 2011 chiếm 60,82%, năm 2012 chiếm 61,06% mặc dù năm 2013 có giảm nhẹ cịn 59,65% nhưng lượng giảm không đáng kể và đây luôn là sản phẩm dẫn đầu về doanh số. Sản phẩm CMTC có doanh số cao vì thủ tục hồ sơ đơn giản, có thể giải ngân ngay trong ngày đồng thời có thể hồn thành được đồng thời cùng lúc cả hai chỉ tiêu về dư nợ và nguồn vốn nên là sản phẩm chủ lực giúp chỉ nhành hoàn thành chỉ tiêu vào cuối mỗi tháng. Tiếp đến là nhu cầu mua nhà, mua xe. Đây là những nhu cầu vô cùng thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày nên sản phẩm cho vay mua nhà và mua xe rất được KH quan tâm. Doanh số cho vay tương đối ổn định ở cả 2 khoản mục riêng sản phẩm cho vay mua xe có sự tăng nhẹ ở năm 2013: đạt mức 12,6% từ mức 10,8% của năm 2012. Đạt được những kết quả này là vì Chi nhánh đã có được những chính sách thích hợp giới thiệu sản phẩm và tư vấn để giúp KH hiểu rõ hơn về những tiện ích của gói sản phẩm từ đó sẽ tin tưởng và sử dụng. Khoản mục cho vay du học nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 là 4,79%, 4,76% và 4,76%. Dù tỷ trọng của gói sản phẩm này hầu như khơng tăng nhưng ta thấy rằng Chi nhánh vẫn giữ được những KH truyền thống của mình và phát triển những KH mới thể hiện qua doanh số tăng lên.
28
Biểu đồ 2.6: Tương quan giữa doanh số cho vay tiêu dùng với tổng đoanh số cho vay
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng bán lẻ NHCT- CN Sài Gòn) Doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh năm 2011 đạt 30.547 triệu đồng chiếm 1,43% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012, đạt 41.234 triệu đồng chiếm 1,48% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2013, đạt 51.374 triệu đồng chiếm 1,51% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy, doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm có tăng và khá ổn định tuy nhiên cịn ít so với tổng doanh số cho vay. Việc tăng trưởng như vậy cho thấy người dân đã ngày càng nâng cao về nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ, tài sản mà họ chưa có khả năng chi trả ngay.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ và nợ quá hạn:
29 trong một thời gian nhất định.
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà KH chưa thanh tốn và khơng có lí do chính đáng. Các khoản vay này sẽ được chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.
Bảng 2.3: Doanh số thu nợ tiêu dùng và nợ quá hạn giai đoạn 2011-2013 (Đvt:triệu đồng)
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số thu nợ 19.551 25.153 31.465
Trong đó:
Cho vay nhà ở 4.357 5.738 6.985
Cho vay mua ô tô, mua xe trả góp 2.087 2.461 3.873
Cho vay chứng minh tài chính 12.125 15.900 19.172
Cho vay du học nước ngồi 982 1.054 1.435
Nợ quá hạn 131 164 176
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng khách hàng NHCT- CN Sài Gòn) Năm 2011, doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 19.551 triệu đồng, năm 2012 đạt 25.153 triệu đồng, tăng 5.602 triệu đồng tương ứng 28,65%. Năm 2013, đạt 31.465 triệu đồng tăng 6.312 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng 25,09%. Doanh số thu nợ tăng trưởng qua các năm vì chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của công tác thu hồi nợ và ln theo sát các khoản vay, có nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ, trích lập dự phịng.
Qua bảng 2.3 ta cũng thấy được rằng doanh số thu nợ của sản phẩm cho vay CMTC vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2011 đạt 12.125 triệu đồng chiếm 62,02% trên tổng doanh số thu nợ, năm 2012 đạt 15.900 triệu đồng
30
chiếm 63,21%, năm 2013 đạt 19.172 triệu đồng chiếm 60,93%. Sản phẩm CMTC thời hạn cho vay thông thường chỉ 1 tháng đến 3 tháng nên trong ngày thường xuyên có hồ sơ mới được giải ngân đồng thời cũng có lượng hồ sơ tất tốn tương ứng do đó hồ sơ CMTC có doanh số giải ngân và thu hồi nợ cao. Tiếp theo đó là sản phẩm cho vay nhà ở. Năm 2011 đạt 4.357 triệu đồng chiếm 22,29% trên tổng doanh số thu nợ, năm 2012 đạt 5.738 triệu đồng chiếm 22,81%, năm 2013 đạt 6.985 triệu đồng chiếm 22,2%. Qua các năm doanh số thu nợ của các loại sản phẩm đều tăng lên và ở mức ổn định. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có cơng tác và chính sách thu hồi nợ tốt. Ở bộ phận bán lẻ, chi nhánh không phát sinh các khoản nợ xấu ở bất kì loại sản phẩm nào, chỉ có sản phẩm cho vay mua nhà và mua ơ tơ là có phát sinh nợ quá hạn dưới mười ngày nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ và kịp thu hồi trước khi chuyển qua nợ xấu.
Nợ quá hạn tăng qua các năm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn trên doanh số thu nợ vẫn giảm thấp. Năm 2011, tỉ lệ này là 0,67%, năm 2012 là 0,65%, năm 2013 là 0,56%. Điều này cho thấy ngồi cơng tác quản lý thu hồi nợ tốt, chi nhánh cũng rất chú trọng công tác đánh giá và lựa chọn KH có hồ sơ tín dụng tốt hay KH có uy tín lâu dài trước đó với ngân hàng để cho vay.
2.2.2.3 Dư nợ cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó các khoản Ngân hàng hiện đang cịn cho vay và đây cũng chính là những khoản vay cần phải thu hồi.
Bảng 2.4: Dư nợ tiêu dùng giai đoạn 2011- 2013 (Đvt: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
27.164 36.325 42.927 9.161 33,72 6.602 18,17
Biểu đồ 2.7: Dư nợ tiêu dùng giai đoạn 2011- 2013
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng bán lẻ NHCT- CN Sài Gòn) Dựa vào bảng 2.4 và biểu đồ ta thấy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 27.164 triệu đồng, năm 2012 đạt 36.325 triệu đồng, tăng 9.161 triệu đồng tương ứng 33,72% so với năm 2011. Năm 2013, đạt 42.927 triệu đồng, tăng 6.602 triệu đồng tương ứng 18,17% so với năm 2012. Mặc dù năm 2011 là năm nền kinh tế đi vào khó khăn, lạm phát tăng cáo, thâm hụt thương mại,… hơn nữa trong năm 2012, 2013 NHNN thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát hoạt động để thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống gây nhiều khó khăn cho cơng tác cho vay nhưng nhờ vào sự tín nhiệm của KH đối với chi nhánh kết hợp với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên của chi nhánh mà dư nợ cho vay đã đạt được kết quả cao và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.2.2.4 Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên tổng nguồn vốn huy động:
Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung vốn tiêu dùng của Ngân hàng, là tỷ trọng đầu tư vào cho vay tiêu dùng so với tổng nguồn vốn của NHCT- CN Sài Gịn. Chỉ số này càng cao thì mức độ hoạt động tín dụng tiêu dùng càng có hiệu quả.
Bảng 2.5: Tương quan giữa dư nợ cho vay tiêu dùng với nguồn vốn huy động Đvt: Triệu đồng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cho vay tiêu dùng 27.164 36.325 42.927
Nguồn vốn huy động 2.483.496 3.077.164 3.672.164
Tỷ lệ dư nợ vay tiêu dùng/ Nguồn vốn huy động (%)
1,09 1.18 1,17
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng bán lẻ NHCT- CN Sài Gòn)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, cơ cấu cho vay tiêu dùng trong nguồn vốn huy động của chi nhánh còn rất thấp. Năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 27.164 triệu đồng, chiếm 1,09% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012, đạt 36.325 triệu đồng chiếm 1.18% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, đạt 42.927 triệu đồng chiếm 1,17% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù chi nhánh đã dần xem cho vay tiêu dùng là hoạt động đem lại lợi nhuận biên cao cho ngân hàng tuy nhiên dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn chưa cao. Như vậy ta thấy chi nhánh chỉ dành gần 1,2% nguồn vốn huy động được để cho vay tiêu dùng.
2.2.2.5 Hệ số thu nợ:
Bảng 2.6: Hệ số thu nợ giai đoạn 2011- 2013 (Đvt: Triệu đồng)
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số thu nợ tiêu dùng 19.551 25.153 31.465
Trong đó:
Cho vay nhà ở 4.357 5.738 6.985
Cho vay mua ơ tơ, mua xe trả góp 2.087 2.461 3.873
Cho vay chứng minh tài chính 12.125 15.900 19.172
Cho vay du học nước ngoài 982 1.054 1.435
Doanh số cho vay tiêu dùng 30.547 41.234 51.374
Trong đó:
Cho vay nhà ở 6.967 9.641 11.573
Cho vay mua ơ tơ, mua xe trả góp 3.483 4.452 6.471
Cho vay chứng minh tài chính 18.578 25.178 30.645
Cho vay du học nước ngoài 1.519 1.963 2.685
Hệ số thu nợ = Tổng DSTN/ Tổng DSCV
0,64 0,61 0,61
34
Hệ số thu nợ của cho vay nhà ở các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 63%, 60%, 60%. Hệ số thu nợ của cho vay mua ô tô các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 60%, 55%, 60%.Hệ số thu nợ của cho vay chứng minh tài chính các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 65%, 63%, 63%. Hệ số thu nợ của cho vay du học nước ngoài các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 65%, 64%, 53%. Qua đó ta thấy các khoản cho vay mua nhà và chứng minh tài chính có hệ số thu nợ cao và tương đối ổn định còn hệ số thu nợ