Kết quả khắc phục mơ hình được chọn bằng phương pháp GLS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận của các doanh nghiệp việt nam (Trang 53 - 94)

Biến Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4

Constant -0.2626738 -0.3614714 -0.4435903 -0.363506 (0.000) (0.000) (0.000) (0.003) ACP -0.0002676 (0.000) ITID -0.0000833 (0.000) APP -0.0002586 (0.000) CCC -0.0000978 (0.000) CR 0.013437 0.0235975 0.012695 0.0132029 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) DR -0.0279697 -0.034538 -0.0394385 -0.322015 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) SIZE 0.0311005 0.039395 0.0465455 0.0396855 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) FATA 0.2314306 0.1884993 0.1775708 0.1888978 (0.000) (0.000) (0.000) (0.000)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 11.0 4.3.2.iểm định các giả thuyết nghiên cứu

Sau khi tiến hành khắc phục các khuyết tật của mơ hình FEM bằng GLS. Dựa vào kết quả ước lượng mơ hình 1 cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1%, theo đó khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên 1 ngày thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm

0.027% trên tổng tài sản hoạt động. Giả thuyết H01 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết đối của nó là có tồn tại một mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trong đề tài là giống với nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007)-được thực hiện nghiên cứu cho các công ty phi tài chính ở Pakistan, kết quả của đề tài giống với nghiên cứu của Mathuva (2010)- thực hiện nghiên cứu cho 30 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Nairobi, nghiên cứu của Gul và cộng sự (2013)- thực hiện nghiên cứu ở Pakistan, nghiên cứu của Niresh (2012)- thực hiện nghiên cứu cho các doanh nghiệp sản xuất ở Sri Lanka, theo đó các nghiên cứu này đều tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền bình quân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu theo đó tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và lợi nhuận của doanh nghiệp như nghiên cứu của Gill và cộng sự (2010)- thực hiện nghiên cứu cho các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Sự khác biệt này có thể lý giải là do sự khác nhau trong quy mô các doanh nghiệp được nghiên cứu và giai đoạn nghiên cứu khác nhau, do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn để khẳng định điều này.

Kết quả ước lượng mơ hình 2 cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa kỳ thanh tốn bình qn và lợi nhuận của các công ty phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%. Giả thuyết H02 của đề tài bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết đối của nó, tức là có tồn tại một mối quan hệ giữa số ngày phải trả và lợi nhuận của các cơng ty phi tài chính ở Việt Nam, theo đó khi số ngày phải trả tăng thêm 1 ngày sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp 0.0259% trên tổng tài sản hoạt động. Mối quan hệ được tìm thấy trong luận văn là giống với nghiên cứu Ramachandran và cộng sự (2009)- thực hiện nghiên cứu cho các công ty niêm yết ở Ấn Độ, hay nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009)- thực hiện nghiên cứu ở Nigeria, nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007), theo

đó các nghiên cứu này tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều có ý nghĩa thống kê giữa số ngày phải trả và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu lại tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa số ngày phải trả và lợi nhuận của doanh nghiệp, theo đó khả năng chiếm dụng của doanh nghiệp càng cao sẽ càng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp như nghiên cứu của Gill và cộng sự (2010)- thực hiện nghiên cứu cho các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn New York. Sự khác biệt này có thể lý giải là do sự khác nhau trong quy mô các doanh nghiệp được nghiên cứu và giai đoạn nghiên cứu khác nhau, do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn để khẳng định điều này. Ngoài ra, sự khác nhau này cũng có thể được lý giải như nghiên cứu của Deloof (2003)- tác giả này cho rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp phải đợi lâu hơn để thanh toán cho các hố đơn của mình hoặc như nghiên cứu của Nobanee (2011) thì lại cho rằng việc kéo dài thời hạn thanh tốn cho nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và do vậy ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Kết quả ước lượng mơ hình 3 cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa số ngày vòng quay hàng tồn kho và lợi nhuận của các cơng ty phi tài chính ở Việt Nam ở mức ý nghĩa 1%, theo đó khi số ngày vịng quay hàng tồn kho tăng lên 1 ngày thì lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam giảm 0.0083% trên tổng tài sản hoạt động. Kết quả này cho thấy giả thuyết H03 đã bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết đối của nó, tức là có tồn tại một mối quan hệ giữa số ngày vòng quay hàng tồn kho và lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mối quan hệ được tìm thấy trong đề tài là trùng với kết quả nghiên cứu của Gul và cộng sự (2013), hay nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009), Tryfonidis (2006), Raheman và Nasr (2007), theo đó các nghiên cứu này đều tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa ngày tồn kho và lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng phù hợp với thực tế khi mà doanh nghiệp giảm được được số ngày vòng quay hàng tồn kho có nghĩa là khả năng ln chuyển

của hàng hố nhanh hơn, hàng hố bán ra nhiều hơn điều đó sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, để gia tăng lợi nhuận của mình các doanh nghiệp nên tìm cách giảm số ngày tồn kho hàng hố xuống.

Kết quả hồi quy mơ hình 4 cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ luân chuyển tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy khi chu kỳ luận chuyển càng chậm thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H04 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết đối của nó, tức có tồn tại một mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mối quan hệ được tìm thấy là giống với nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007), nghiên cứu của Gul và cộng sự (2013), Falope và Ajilore (2009) hay của Tryfonidis (2006), Garcia – Teruel Martinez và Solano(2007), theo đó các nghiên cứu này đều tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ luân chuyển tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy để gia tăng lợi nhuận của mình các doanh nghiệp cần gia tăng chu kỳ luân chuyển của tiền bằng cách tác động đến các thành phần của nó như: số ngày vịng quay tồn kho, kỳ thu tiền bình qn, kỳ thanh tốn bình qn.

Ngồi ra, thơng qua ước lượng các mơ hình nghiên cứu đề tài cũng tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tài sản tài tài chính với lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1% ở cả 4 mơ hình nghiên cứu, theo đó quy mơ doanh nghiệp càng lớn và số tài sản tài chính nắm giữ càng cao thì sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ số nợ với lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%, điều này có thễ lý giải là trong giai đoạn nghiên cứu khi mà nền kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, sức cầu yếu, hàng tồn kho tăng lên thì việc vay nợ càng nhiều sẽ làm gia tăng chi phí cố định và nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, đề tài lại tìm thấy mối tương quan dương giữa tỷ số

thanh toán hiện hành và lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007) lại tìm thấy một mối quan hệ âm. Do đó, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn và mở rộng giai đoạn nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ này ở các cơng ty phi tài chính ở Việt Nam. Như vậy thơng qua việc kiểm định các giả thiết thành phần của giả thuyết chung H0, cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ tức có mối tương quan âm giữa các yếu tố thành phần của quản trị vốn luân chuyển: kỳ thu tiền bình qn, số ngày vịng quay hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình quân, chu kỳ luân chuyển tiền với lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay, nói cách khác việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả tác động tốt đến lợi nhuận của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2008- 2013.

4.3.3.Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Để có cái nhìn mang tính tổng quan đề tài tiến hành tổng hợp kết quả nghiên cứu cảu đề tài theo các biến nghiên cứu liên quan đến việc quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong tương quan so sánh với các nghiên cứu trước đây.

Biến Kết quả nghiên cứu của tác giả

Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm

Kết quả Tác giả Kết quả Tác giả

ACP - - Raheman và Nasr (2007), Mathuva (2010), Gul và cộng sự (2013), Niresh (2012), Kim Thoa và Uyên + Gill và cộng sự (2010)

Uyên (2014) APP - - Ramachandran và cộng sự (2009), Ajilore (2009), Raheman và Nasr (2007), Deloof (2003), Nobanee (2011), Kim Thoa và Uyên Uyên (2014) + Gill và cộng sự (2010) ITID - - Gul và cộng sự (2013), Falope và Ajilore (2009), Tryfonidis (2006), Raheman và Nasr (2007), Kim Thoa và Uyên Uyên (2014) + Mathuva (2010 CCC - - Raheman và Nasr (2007),Gul và cộng sự (2013), Falope và Ajilore (2009), Tryfonidis (2006), Garcia – Teruel Martinez và Solano(2007), Kim Thoa và Un + Gill và cộng sự (2010)

Un (2014) CR Khơng có ý nghĩa - Raheman và Nasr (2007) DR - - Raheman và Nasr (2007), Gul và cộng sự (2013) SIZE + + Raheman và Nasr

(2007), Gul và cộng sự (2013) FATA + + Raheman và Nasr

(2007)

Với kết quả nghiên cứu được tìm thấy trong nghiên cứu của mình cho thấy có một sự đồng nhất trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm về việc quản trị vốn luân chuyển tác động như thế nào lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam so với các nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt so với nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007) và nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) nghiên cứu mà đề tài lấy làm cơ sở cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài cũng tìm thấy những sự khác biệt so với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Gill và cộng sự (2010), sự khác biệt này có thể là do giai đoạn nghiên cứu của đề tài là khác so với tác giả, quy mô doanh nghiệp, cách thức vận hành của nền kinh tế là khác nhau nên cũng dẫn đến sự khác nhau này.

4.3.4.Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển là một yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư và các nhà quản lý cần phải xem xét, quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc các nhà quản lý quan tâm đến công tác quản trị vốn luân chuyển là càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều đầu tiên mà các nhà quản lý cần phải quan tâm đó là duy trì một mức doanh thu và lợi nhuận ổn định, đây được xem là khởi nguồn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Vấn đề quản trị vốn luân chuyển cũng có những ảnh hưởng nhất định đến giá trị doanh nghiệp. Loại bỏ yếu tố tiền mặt và chứng khoán thị trường, đánh giá ảnh hưởng của vốn luân chuyển ròng bao gồm ba yếu tố chính là khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả cho thấy với tình hình chung hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề hàng tồn kho tăng cao do cầu thị trường thấp, khoản phải thu từ khách hàng cũng khá cao, từ đó đã ảnh hưởng bất lợi đến doanh thu và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó do các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nợ vay khá cao mà chủ yếu là nợ ngắn hạn nên đã góp phần gia tăng rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp mà điển hình là vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế hiện nay. Chung quy lại, trong điều kiện kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn như hiện nay, cầu thị trường thấp, nợ xấu các doanh nghiệp cũng như hàng tồn kho tăng cao, mặc dù nhà đầu tư hiểu rằng quản trị vốn luân chuyển là sự đánh đổi giữa khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán trong ngắn hạn, nhưng dường như điều họ quan tâm nhất hiện nay là rủi ro thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn đặc biệt trong tình hình kinh tế Việt Nam tồn tại nhiều bất ổn, rủi ro, còn khả năng sinh lợi là yếu tố trong dài hạn, ổn định

hơn, nên mỗi đồng đầu tư tăng thêm vào vốn luân chuyển ln được các nhà đầu tư quan tâm.

Bên cạnh đó cũng cần đặt vấn đề quản lý vốn luân chuyển trong mối tương quan với đòn bẩy tài chính để xem xét đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà thị trường chứng khoán chưa là một kênh huy động vốn tối ưu đối với các doanh nghiệp thì vấn đề vay nợ ln được đặt ra để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của mình. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tài sản ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường có hai thành phần là tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản ngắn hạn tạm thời, có tính mùa vụ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng tài trợ theo tính ln chuyển của tài sản ngắn hạn khác nhau. Theo cách tiếp cận tự tài trợ thì nguồn vốn ngắn hạn trong đó có nợ ngắn hạn sẽ được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn tạm thời theo mùa vụ còn nguồn vốn dài hạn trong đó có nợ dài hạn thì dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, ngoài cách tiếp cận tự tài trợ, những doanh nghiệp có khuynh hướng tài trợ tấn cơng, chấp nhận rủi ro nhiều hơn sẽ ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn tạm thời và một phần tài sản ngắn hạn thường xun; thậm chí nguy hiểm hơn doanh nghiệp có thể dùng cả nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi lãi suất biến động mạnh doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng vỡ nợ, nhưng do nợ ngắn hạn có chi phí thấp hơn so với nợ dài hạn, nên nếu muốn thu được tỷ suất sinh lợi cao nhà quản trị có thể chấp nhận rủi ro làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản của cổ đông. Ngược lại với khuynh hướng tấn công, khuynh hướng bảo thủ lại ưu tiên cho sự an toàn hơn. Doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho cả tài sản dài hạn và một phần tài ngắn hạn thường xuyên; nợ ngắn hạn chỉ được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn tạm thời và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên còn lại. Trường hợp này, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro vỡ nợ nhưng phải chấp nhận chi phí vay nợ cao hơn đặc biệt khi vốn vay được sử dụng không hiệu quả.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy vấn đề sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận của các doanh nghiệp việt nam (Trang 53 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w