Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN đối với KHÁCH HÀNG ABC (Trang 25 - 29)

1.3. QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu lập kế hoạch kiểm toán đã được nêu rõ ở phần I - Quy định chung

trong VSA số 300 Lập kế hoạch kiểm tốn báo cáo tài chính, “Mục tiêu của kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm tốn được tiến hành một cách có hiệu quả”.

1.3.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán (A100)

Theo VSA 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC, khi lập kế hoạch kiểm tốn, cơng ty kiểm tốn cần thực hiện cơng việc chấp nhận khách hàng mới (A110) hoặc xem xét, chấp nhận duy trì khách hàng cũ (A120). Cơng ty cần xây dựng chính sách đánh giá rủi ro hợp đồng dựa trên xét đốn chun mơn, căn cứ vào các yếu tố hành nghề, hiểu biết ngành nghề, đặc thù nguồn nhân lực công ty.

Tuy chịu nhiều sự ảnh hưởng cạnh tranh trong nghề, KTV vẫn thận trọng trong việc quyết định kiểm tốn cho một khách hàng bất kỳ, do tính chất cơng việc

kiểm tốn địi hỏi tính chính xác, trung thực, khách quan, nếu khơng cận thận sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực, uy tín của KTV và cơng ty kiểm toán.

1.3.1.2. Lập hợp đồng kiểm tốn và lựa chọn nhóm kiểm tốn (A200)

Lựa chọn nhóm kiểm tốn

Việc lựa chọn nhóm kiểm tốn thích hợp cho hợp đồng kiểm tốn giúp đạt hiệu quả cuộc kiểm toán. Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và cân nhắc khi xác định mức trọng yếu.

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm tốn BCTC, cơng ty kiểm tốn “Phải đảm bảo nhóm kiểm tốn và các

chun gia khơng thuộc nhóm kiểm tốn có năng lực chun mơn và khả năng phù hợp”.

Lập hợp đồng kiểm toán (A210)

Theo VSA 210 Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (Cơng ty kiểm tốn, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và cơng ty kiểm tốn”. Hợp đồng là cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và thực hiện dịch vụ, giúp hai bên có được những thỏa thuận mong muốn nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên.

1.3.1.3. Tìm hiểu khách hàng và mơi trường hoạt động (A310)

Theo VSA số 315 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và mơi trường của đơn vị, u cầu KTV cần có hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị.

KTV cần xác định những giao dịch bất thường, các rủi ro có thể phát hiện trong q trình hồn thành mẫu này sẽ tổng hợp và ghi nhận vào ô tương ứng. KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản để xác định các rủi ro trọng yếu.

1.3.1.4. Tìm hiểu chính sách kế tốn và chu trình có liên quan (A450)

Tìm hiểu chính sách mua sắm, sử dụng và thanh lý TSCĐ hữu hình của cơng ty là cơng việc có tính chất quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm tốn. Đối với TSCĐ hữu hình phải được trình bày, thuyết minh rõ ràng các khoản mục về khấu hao, chi phí liên quan đến TSCĐ hữu hình. Do TSCĐ phát sinh tại các thời điểm khác nhau và q trìnhh trích khấu hao thay đổi theo chu kỳ kinh doanh.

1.3.1.5. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (A510)

Theo VSA 315 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm tốn.

Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích BCĐKT và BCKQHĐKD. Khi phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc: Phân tích biến động của BCĐKT và BCKQHDKD; phân tích hệ số; phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường.

Hai thủ tục phân tích thường được sử dụng là: Phân tích ngang (Phân tích xu

hướng), phân tích dọc (Phân tích tỷ suất).

1.3.1.6. Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro gian lận (A600)

Đoạn A42, VSA 315 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị nêu rõ: “Hiểu biết về kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên xác định các loại sai sót tiềm tàng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo”. KTV thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn, quan sát và kiểm tra thực tế các phần của 3 thành phần này của hệ thống kiểm soát.

Rủi ro tiềm tàng “Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thơng tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm sốt nào có liên quan” (theo VSA 200). Để đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức hợp lí, KTV cần căn cứ vào yếu tố: lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban Giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế khơng thường xun.

Rủi ro kiểm sốt “Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng

hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thơng tin thuyết minh mà kiểm sốt nội bộ của đơn vị khơng thể ngăn chặn không phát hiện và sửa chữa kịp thời” (theo VSA 200). Rủi ro kiểm soát là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ thống KSNB.

Rủi ro phát hiện “Là rủi ro mà trong quá trình kiểm tốn, các thủ tục mà kiểm

tốn viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm tốn xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn khơng phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại” (theo VSA 200). Rủi ro phát hiện được xác định dựa trên rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.

Việc đánh giá chung về hệ thống KSNB ở doanh nghiệp sẽ được KTV thể hiện trên GLV 610.

1.3.1.7. Xác định mức trọng yếu (A710) và phương pháp xác định cỡ mẫu (A810)

Theo VSA 320 Mức trọng yếu trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, mức trọng yếu được hiểu là “những sai sót bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu, nếu những sai sót này khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC”. Đánh giá tính trọng yếu thường được tiến hành theo hai bước:

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thơng tin tài chính, nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thơng tin tài chính. Nói cách khác, đó là các sai sót có thể chấp nhận được đối với tồn bộ BCTC.

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu có thể thay đổi trong giới hạn cho phép trong suốt cuộc kiểm tốn do việc này là việc làm mang tính trọng yếu, KTV cần phải xem xét đến những yếu tố liên quan đến bản chất các sai phạm. Việc xác định mức trọng yếu được KTV trình bày trên GLV A710.

Phân tích ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục

Sau khi KTV đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC, để xác định số lượng bằng chứng kiểm tốn thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Sau khi xác định được quy mơ mẫu chọn, KTV phải xác định các phần tử cá biệt mang đại diện cao cho tổng thể, TSCĐ có mức đầu tư lớn, chi phí mua sắm cao

mà khơng có hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, hay hợp đồng mua bán thì coi đó là bất thường (GLV D741).

1.3.1.8. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A910)

Theo VSA 300 Lập kế hoạch kiểm tốn báo cáo tài chính, yêu cầu KTV phải lập và lưu lại hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược kiểm toán tồng thể và kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là cơ sở cho các KTV thực hiện các cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán hợp lý sẽ nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm tốn cịn là căn cứ cho các nhà quản lý kiểm tra, soát xét việc thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN đối với KHÁCH HÀNG ABC (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w