Tổ chức nhân sự bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN đối với KHÁCH HÀNG ABC (Trang 37 - 186)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ KẾ TỐN

2.1.4. Tổ chức nhân sự bộ máy quản lý của Công ty

AAC hiện có đội ngũ hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được cơng nhận là chun gia kế tốn, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ...). AAC nằm trong top 10 cơng ty kiểm tốn có số lượng KTV hành nghề nhiều nhất tại Việt Nam.

Trong đó:

 Số lượng Kiểm toán viên: 41 người

 Số lượng Kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tài chính cấp là: 41 KTV

 Số lượng lao động Nữ: 52 người (chiếm gần 43%) Cơ cấu và chi tiết nhân sự của Công ty như sau:

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức tồn cơng ty

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tồn cơng ty

(Nguồn: Phịng kế tốn hành chính)

Quan hệ chức năng: Quan hệ trực tuyến:

Chức năng từng bộ phận trong công ty

Tổng giám đốc

 Là người đại diện tồn quyền của cơng ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tồn bộ hoạt động của cơng ty.

Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động cơng ty.

Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty.

 Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về Kiểm tốn và Kế tốn có tầm quan trọng.

Chịu trách nhiệm đánh giá cơng việc kiểm tốn đã được thực hiện.

Chịu trách nhiệm ký hợp đồng với khách hàng.

Phó Tổng giám đốc

 Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ.

 Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền.

 Giải quyết các vấn đề liên quan đến chun mơn của mình.

 Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại.

Kế toán trưởng: Là người giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện cơng tác

kế tốn, thống kê tài chính và kiểm tốn nội bộ.

Khối kiểm tốn BCTC: Đứng đầu là các Giám đốc kiểm toán, Chủ nhiệm

kiểm tốn có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm tốn cho từng khách hàng cụ thể từ đó phân cơng các KTV trong khối kiểm tốn BCTC trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán cho khách hàng. Thực hiện các hợp đồng kinh tế cụ thể có liên quan đến cơng tác tư vấn, kiểm tốn BCTC thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán.

Khối Kiểm toán xây dựng cơ bản: Đưa ra ý kiến độc lập xác nhận về báo

cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của dự án, cũng như các vấn đề khác mà Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm, đồng thời kiến nghị với chủ đầu tư và các bên liên quan nhằm xác định chi phí hợp lý và hồn thiện nâng cao chất lượng hồ sơ, thủ tục, quy trình quản lý dự án theo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Bộ phận tư vấn - hành chính: Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư

vấn về thuế, sử dụng các nguồn tài chính, tư vấn quản lý cho khách hàng. Ngồi ra cịn tư vấn, cung cấp các phần mềm quản lý, phần mền kế toán cho khách hàng.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức phòng Báo cáo tài chính

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phịng Báo cáo tài chính

Kiểm Tốn Viên Điều Hành

Trưởng Phịng Kiểm Tốn Viên Điều Hành

Trưởng Phịng Kiểm Tốn Viên chính Kiểm Tốn Viên chính Kiểm Tốn Viên chính Kiểm Tốn Viên chính Kiểm Tốn Viên chính Kiểm Tốn Viên chính

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phịng Kiểm toán BCTC

Quan hệ chức năng: Quang hệ trực tuyến:

Tổ chức bộ máy kiểm tốn BCTC tại cơng ty

Trong mỗi cuộc kiểm tốn tùy thuộc vào quy mơ của cơng ty khách hàng mà số lượng kiểm tốn viên được bố trí vào nhóm kiểm tốn là nhiều hay ít. Tuy nhiên trong mỗi cuộc kiểm tốn đều có đầy đủ các vị trí sau:

Thành viên BGĐ: Ký kết hợp đồng với khách hàng và chịu mọi trách

nhiệm đối với cuộc kiểm tốn.

Trưởng phịng (Giám đốc kiểm tốn): Trưởng phịng chịu trách nhiệm

trước Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của cơng ty. Trưởng phịng giữ vai trị lãnh đạo trong ban quản lý cơng ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng giám đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về cơng việc hành chính.

Kiểm tốn viên chính

 Giám sát cơng việc của các trợ lý.

 Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán.

 Lập kế hoạch kiểm tốn, chương trình kiểm tốn chi tiết.

 Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, tiến hành kiểm toán các phần hành quan trọng.

 Hỗ trợ đào tao nhân viên, sắp xếp nhân sự cho cuộc kiểm toán.

Trợ lý kiểm toán viên

 Là những người tham gia thực hiện cơng tác kiểm tốn nhưng chưa được Nhà nước cơng nhận là kiểm tốn viên vì chưa thi đỗ kỳ thi Kiểm toán viên cấp quốc gia. Tùy vào năng lực, thâm niên cơng tác mà trợ lý kiểm tốn được chia làm ba cấp:

Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng,

được trúng tuyển chính thức vào cơng ty cho đến một năm sau đó và chưa trúng tuyển kỳ thi kiểm toán viên cấp quốc gia.

Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở cơng ty kiểm tốn được hai năm và chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó.

Trợ lý kiểm tốn viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tốn và có thể làm trưởng đồn cho những cơng ty nhỏ.

2.2. KIỂM TỐN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TỐN BCTC DO CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ KẾ TỐN AAC THỰC HIỆN 2.2.1. Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu của kiểm toán khoản mục tài sản cố định là tìm được các bằng chứng kiểm toán chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản mục tài sản cố định:

Tất cả tài sản cố định hữu hình và vơ hình, xây dựng cơ bản dở dang là có thực và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại ngày lập Báo cáo tài chính.

Tất cả các tài sản cố định đều được phản ánh đầy đủ trên các Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Tất cả các tài sản cố định đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ, được phản ánh đúng ngun giá và hạch tốn một cách chính xác. Ngun giá của tài sản cố định được hạch toán hợp lý, chính xác trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành, khơng bao gồm các yếu tố thuộc chi phí hoạt động.

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phải đảm bảo tính nhất quán và phù hợp với quy định về phương pháp khấu hao.

Việc mua sắm, đầu tư hay nhượng bán, thanh lý tài sản cố định được hạch toán đầy đủ, đúng niên độ.

Tài sản cố định, chi phí khấu hao được trình bày chính xác và phù hợp trên Báo cáo tài chính theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

2.2.2. Tài liệu yêu cầu phục vụ cho kiểm toán

thể sử dụng bao gồm:

 Báo cáo tài chính năm trước, Báo cáo tài chính trước kiểm tốn.

 Bảng cân đối số phát sinh.

 Sổ cái các tài khoản TK 211, 214, 241.

 Sổ chi tiết các tài sản cố định (nếu có).

 Hợp đồng vay.

 Hồ sơ làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm.

 Danh mục tài sản cố định hữu hình, vơ hình tại ngày khóa sổ kế tốn.

 Biên bản kiểm kê tài sản ngày khóa sổ kế tốn.

 Danh mục tài sản cố định tăng, giảm trong kỳ và các chứng từ liên quan đến tăng, giảm tài sản cố định.

 Bảng chi tiết tình hình tăng, giảm từng loại tài sản cố định trong kỳ.

 Chính sách kế toán về thời gian, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hữu hình, vơ hình, tài sản cố định th tài chính.

 Bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định.

 Lãi/lỗ của việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các chứng từ liên quan đến sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng.

 Tài liệu về biến động tăng, giảm từng cơng trình, hạng mục cơng trình.

 Các tài liệu khác…

Những tài liệu này thật sự cần thiết cho cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, việc có cung cấp đầy đủ hay khơng những tài liệu này từ đơn vị khách hàng sẽ phần nào phản ánh chất lượng của hệ thống KSNB cũng như chất lượng kế tốn tại đơn vị đó.

2.2.3. Thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm tốn BCTC tại Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn AAC

Phương pháp tiếp cận kiểm toán BCTC dựa trên rủi ro

Trong quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính (Hình 2.3), Cơng ty AAC vận dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA. Chương trình kiểm tốn được thiết

kế trên nền tảng cở sở lý thuyết xuất phát từ phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào rủi ro.

Phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro (The Risk-based Audit appoach) là phương pháp mà theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để phát hiện và xử lý rủi ro được thực hiện trong suốt q trình kiểm tốn. Đây là phương pháp tiếp cận và nguyên tắc xây dựng hệ thống Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế.

Hình 2.3: Phương pháp tiếp cận kiểm tốn dựa trên rủi ro

Theo phương pháp tiếp cận này, địi hỏi kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn cũng như mơi trường kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, đưa ra phương pháp tiếp cận tổng qt đối với cuộc kiểm tốn.

Có hai phương pháp tiếp cận tổng quát mà kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn có thể lựa chọn, phụ thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu:

 Kiểm tra cơ bản 100%.

Dù chọn phương pháp tiếp cận kiểm tốn nào thì kiểm tốn viên cũng phải tìm hiểu về thiết kế của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá xem xét các thủ tục kiểm sốt chính có hữu hiệu hay khơng.

Sau khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán ban đầu, kiểm toán viên thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tốn để phát hiện, xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu. Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần cân nhắc các vấn đề sau:

 Mức độ quan trọng của rủi ro;

 Khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu;

 Đặc trưng của loại nghiệp vụ, số dư khoản mục hoặc các giải trình liên quan;

 Nội dung hoạt động kiểm sốt cụ thể mà đơn vị được kiểm toán sử dụng, đặc biệt là hoạt động kiểm sốt này được thực hiện thủ cơng hay tự động;

 Kiểm tốn viên có kỳ vọng thu thập được bằng chứng kiểm toán để xác định liệu các hoạt động kiểm sốt của đơn vị có hiệu quả trong việc ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu hay khơng.

Kiểm tốn viên đưa ra kết luận mục tiêu kiểm toán đạt được sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tốn chi tiết, khi đảm bảo khơng cịn rủi ro kiểm toán ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực và khách quan của các thơng tin trên Báo cáo tài chính.

Hiện nay, phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào rủi ro được hầu hết các Cơng ty kiểm tốn sử dụng trong việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình. Đặc biệt, ngày 01/10/2010, Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành Hồ sơ kiểm tốn mẫu, trong đó nền tảng cơ sở lý thuyết xuất phát từ phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa vào rủi ro.

Hình 2.4: Quy trình Kiểm tốn Báo cáo tài chính tại AAC

Kiểm tốn BCTC nói chung và kiểm tốn phận hành TSCĐ nói riêng tại AAC thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA qua ba giai đoạn như sau:

2.2.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá lại rủi ro hợp đồng (GLV A100)

Đây là cơng việc tiền kiểm tốn được AAC thực hiện nhằm xác định có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng cũ (A120) hay thực hiện một Hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới (A110) hay khơng. Trên cơ sở đó, KTV sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tốn phù hợp.

Trước mỗi kì kiểm tốn hằng năm, AAC đều thực hiện việc tiếp cận khách hàng nhằm nắm bắt tình hình cụ thể về hoạt động của khách hàng. Nếu là khách hàng mới (Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên) bắt đầu bằng việc khách hàng trực tiếp liên hệ với công ty để u cầu kiểm tốn hoặc thơng qua sự quen biết ngoại giao của BGĐ từng phịng ban của cơng ty kiểm tốn hoặc được giới thiệu. Cịn nếu

Lập kế hoạch kiểm tốn

Thực hiện kiểm

liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với cơng ty khi có yêu cầu về kiểm tốn thơng qua Thư mời kiểm tốn.

Công ty ABC là khách hàng thường xuyên nên sau ngày kết thúc niên độ kế tốn, cơng ty ABC đã có thơng báo bằng văn bản cho Công ty AAC yêu cầu lập kế hoạch kiểm toán. KTV nhận thấy Ban Giám đốc của cơng ty ABC khơng có sự thay đổi, tính liêm chính có thể tin cậy được; cập nhật thơng tin khách hàng và đánh giá khơng có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời nhận thấy có khả năng thực hiện cuộc kiểm tốn. Vì vậy, AAC quyết định chấp nhận kiểm tốn cho ABC, nội dung được thể hiện ở mẫu A120 - Phụ lục 02 - Hồ sơ kiểm toán

b. Lập hợp đồng kiểm tốn và lựa chọn nhóm kiểm tốn (GLV A200)

Chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán

ABC lại là khách hàng truyền thống, nên AAC đã lựa chọn các thành viên trong nhóm kiểm tốn chủ yếu là những thành viên đã kiểm tốn từ năm trước vì những thành viên này đã có những hiểu biết về Công ty từ trước. Việc chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảm bảo tuân theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Hợp đồng kiểm toán (A210) và Thư hẹn kiểm toán (A212)

Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán và chuẩn bị nhân lực cho cuộc kiểm toán, AAC gặp gỡ trực tiếp khách hàng, thỏa thuận và lập hợp đồng, thể hiện trên GLV A210 – Phụ lục 03 – Hồ sơ kiểm toán.

Hợp đồng nhằm quy định các điều khoản và điều kiện, quy định thực hiện kiểm toán của khách hàng và cơng ty kiểm tốn. Hợp đồng là cơ sở pháp lý cho việc cung cấp thực hiện dịch vụ, nhằm giúp đạt được những thỏa thuận mong muốn, lợi ích cho cả hai bên.

Thư hẹn kiểm tốn nhằm giúp cơng ty AAC xác nhận và sự hiểu biết của họ về cuộc kiểm toán. Cuộc kiểm tốn được thực hiện với mục đích giúp AAC đưa ra ý kiến về BCTC của Công ty ABC.

Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán (A230)

Thư gửi khách hàng do Công ty AAC lập và gửi đến đơn vị khách hàng XYZ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN đối với KHÁCH HÀNG ABC (Trang 37 - 186)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w