Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 77 - 121)

Mean = - 7.042E-16 Std.Dev. = 0.989 N = 220

Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa có trị trung bình (Mean) = - 7,042*10-16 ≅ 0 và độ lệch chuẩn = 0,989 ≅ 1,: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

 Kiểm định đa cộng tuyến: Giá trị VIF của các biến độc lập đều < 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

 Kiểm định tính độc lập của sai số

Hệ số Durbin-Watson là d = 2,047 cho thấy các sai số trong mơ hình có sự tương quan thuận chiều (với mức ý nghĩa 5%, tra bảng Durbin-Watson với N = 200 (gần với 220 là số quan sát của mẫu) và k = 5 là số biến độc lập: dL = 1.718, dU = 1.820 ta tính được miền chấp nhận cho giá trị d thuộc (2,18 – 2,282). Ta thấy dL < dU < d có nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan nghịch chiều).

3.3.3 Kiểm định các giả thuyết

Tổ chức bộ máy QTRRTN

 Giả thuyết H1: Tổ chức bộ máy QTRRTN có tác động dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0,185, Sig(β1) = 0,002 < 0,05: ủng hộ giả thuyết H1.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Tổ chức bộ máy QTRRTN có tác động dương (+) lên

Hiệu quả QTRRTN . Như vậy, khi công tác tổ chức QTRRTN càng được tổ chức khoa học và hiệu quả thì Hiệu quả QTRRTN càng nâng cao.

Quy trình tác nghiệp

 Giả thuyết H2: Quy trình tác nghiệp có tác động dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0,784, Sig(β1) = 0,000 < 0,05: ủng hộ giả thuyết H2.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Quy trình tác nghiệp có tác động dương (+) lên

Hiệu quả QTRRTN . Như vậy, khi xây dựng hệ thống quy trình tác nghiệp càng chuẩn hóa thì Hiệu quả QTRRTN càng cao.

Hệ thống thông tin

 Giả thuyết H3: Hệ thống thơng tin có tác động dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3 = 0,122, Sig(β1) = 0,045< 0,05: ủng hộ giả thuyết H3.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Hệ thống thơng tin có tác động dương (+) lên Hiệu

quả QTRRTN . Như vậy, khi xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ tác nghiệp càng hiện đại, thơng suốt thì Hiệu quả QTRRTN cũng được nâng cao.

Yếu tố con người

 Giả thuyết H4: Yếu tố con người có tác động dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4 = 0,277, Sig(β1) = 0,001< 0,05: ủng hộ giả thuyết H4.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Yếu tố con người có tác động dương (+) lên Hiệu

quả QTRRTN . Như vậy, khi đội ngũ cán bộ nhân viên càng có trình độ chuyên mơn, kỹ năng tác nghiệp càng cao thì Hiệu quả QTRRTN được nâng cao.

Cơng tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN

 Giả thuyết H5: Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN có tác động dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5 = 0,237, Sig(β1) = 0,003 < 0,05: ủng hộ giả thuyết H5.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN có tác động dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN . Như vậy, khi Công tác thu thập dữ liệu tổn

thất QTRRTN càng chi tiết và được cập nhật thường xuyên sẽ giúp cơng tác

QTRRTN càng hiệu quả.

Bảng 3.16 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết

Nội dung

Kết quả

H1 Tổ chức bộ máy QTRRTN có tác động dương (+) lên Hiệu

quả QTRRTN. Ủng hộ

H2 Quy trình tác nghiệp có tác động dương (+) lên Hiệu quả

QTRRTN. Ủng hộ

H3 Hệ thống thông tin có tác động dương (+) lên Hiệu quả

QTRRTN. Ủng hộ

H4 Yếu tố con người có tác động dương (+) lên Hiệu quả

QTRRTN. Ủng hộ

H5 Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN có tác động

dương (+) lên Hiệu quả QTRRTN. Ủng hộ

3.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 thành phần độc lập tác động đến Hiệu quả QTRRTN: (1) Tổ chức bộ máy QTRRTN, (2) Quy trình tác nghiệp, (3) Hệ thống thông tin, (4) Yếu tố con người, (5) Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN. Kết

quả phân tích dữ liệu cho thấy 5 nhân tố thành phần này thật sự có tác động đến

Hiệu quả QTRRTN.

Quy trình tác nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Quy trình tác nghiệp có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh nhất đến Hiệu quả QTRRTN. Trong quá trình vận hành tại ngân hàng thì Quy trình tác nghiệp là một tập hợp các chỉ dẫn có hiệu lực thi hành

dùng cho tất cả hoạt động với mục đích đảm bảo việc thực hiện các hoạt động nói trên với hiệu suất cao nhất. Một quy trình vận hành chuẩn là chất xúc tác hiệu quả cho việc cải thiện hiệu suất và cải thiện kết quả hoạt động của ngân hàng. Hầu hết các hệ thống chất lượng đều được vận hành dựa trên quy trình vận hành chuẩn. Do đó nhân tố Quy trình tác nghiệp sẽ là nhân tố dự báo quan trọng cho Hiệu quả QTRRTN và cần được chú ý.

Yếu tố con người

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Yếu tố con người có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Hiệu quả QTRRTN. Bởi hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc nhiều vào hiệu suất khi thực hiện cơng việc. Trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên cao sẽ giúp SCB dễ dàng quản lý hiệu suất của các nhân viên của mình. Và bởi vì các nhân viên này lại chính là người đưa ra các quyết định về quản lý tất cả những nguồn tài nguyên khác, nên hiệu suất của nhân sự là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu suất của tổ chức. Do đó, nhân tố Yếu tố con người luôn là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến

Hiệu quả QTRRTN tại SCB.

Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến Hiệu quả QTRRTN.

Điều này cho thấy trong thực tế, công tác thu thập các thơng tin chính là cơ sở cho việc đánh giá chính xác hiện trạng cơng tác QTRRTN của ngân hàng. Nó tạo nền tảng cho các định hướng cũng như các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả cơng tác QTRRTN hay nói cách khác đây chính là nhân tố tác động trực tiếp đến Hiệu quả QTRRTN tại SCB.

Tổ chức bộ máy QTRRTN

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Tổ chức bộ máy QTRRTN có tác động dương (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ tư đến Hiệu quả QTRRTN. Bởi công tác tổ chức cũng như cách thức tổ chức bộ máy QTRRTN đóng vai trị đầu não định hướng cho

cơng tác QTRRTN thực hiện. Và thực tế cho thấy khi bất kỳ một tổ chức nào vận hành với cách thức tổ chức khoa học, gọn nhẹ sẽ luôn đạt hiệu quả cao nhất trong mọi hoạt động. Vì vậy, để nâng cao Hiệu quả QTRRTN thì nhân tố Tổ chức bộ máy

QTRRTN là nhân tố hết sức quan trọng cần được quan tâm.

Hệ thống thông tin

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Yếu tố con người có tác động dương (+) và là nhân tố tác động thấp nhất đến Hiệu quả QTRRTN. Điều này cho thấy, hệ thống thông tin hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy Hiệu quả QTRRTN chứ không phải là nhân tố tiên quyết. Bởi hiện tại, điều kiện về cơ sở vật chất tại SCB vẫn cịn chưa cao nó chưa thực sự phát huy hiệu quả hết sức trong công tác QTRRTN.

3.5 Kết luận chương 3

Chương 3 đã trình bày mơ hình đánh giá các yếu tố tác động đến Hiệu quả QTRRTN

Thông tin mẫu cho thấy đối tượng khảo sát là những cán bộ nhân viên tại SCB. Họ là những người trực tiếp tham gia trong quá trình QTRRTN tại SCB.

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo và rút trích các nhân tố tạo cơ sở dữ liệu thực hiện phân tích tương quan và hồi quy đa biến.

Kết quả phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết là hồn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Và các nhân tố: (1) Tổ chức bộ máy QTRRTN, (2) Quy trình tác nghiệp, (3) Hệ thống thông tin, (4) Yếu tố con người, (5) Công tác thu thập dữ liệu tổn thất QTRRTN đều có tác động dương đến

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 4.1 Định hướng QTRRTN tại SCB đến năm 2020

4.1.1 Định hướng phát triển của SCB đến năm 2020

Xây dựng SCB trở thành một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả.

4.1.2 Định hướng QTRRTN của SCB đến năm 2020

− Về cơ cấu tổ chức bộ máy QTRRTN: nghiên cứu xây dựng bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động của ban QLRRTN khoa học và chặt chẽ hơn, tiếp tục đánh giá và bổ sung các chính sách, quy định nhằm đảm bảo hiệu quả cho công tác QTRRTN.

− Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin về tổn thất RRTN để phục vụ tốt cho việc phân tích, cảnh báo, có biện pháp phòng ngừa, xử lý đối với RRTN. − Xây dựng quy trình tác nghiệp chuẩn hóa.

− Chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản lý rủi ro như RMA, ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu RRTN)… nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm QTRRTN của các ngân hàng khác cải thiện hiệu quả công tác QTRRTN.

− Tham gia Ngân hàng dữ liệu tổn thất của Hiệp hội Ngân hàng. − Lựa chọn nhà thầu tư vấn nâng cao năng lực quản lý RRTN.

− Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên tại SCB.

4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác QTRRTN tại SCB 4.2.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy QTRRTN

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Hiệu quả QTRRTN và có giá trị trung bình cũng khơng cao từ 3,06 – 3,23. Cho thấy theo đánh giá của các nhân viên tại SCB thì cách thức tổ chức bộ máy QTRRTN chưa thật sự tốt. vì vậy để cải thiện hiệu quả cơng tác QTRRTN cần cơ cấu lại bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp:

− Tách riêng hoạt động QLRR tại các chi nhánh và để các chi nhánh tự chịu trách nhiệm kiểm tra nội bộ. Đồng thời phải luôn tách biệt rõ ràng giữa cơng tác QTRRTN và QLRR tín dụng.

− Khi thành lập Ban quản lý rủi ro cần xem xét đánh giá lại những vấn đề tồn động trong ban quản lý cũ để có định hướng hiệu quả trong cơng tác QTRRTN.

4.2.2 Giải pháp về các quy trình tác nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến Hiệu quả QTRRTN và có giá trị trung bình cũng khơng cao từ 3,18 – 3,68. Cho thấy quy trình

tác nghiệp vẫn chưa chuẩn:

− Hiện nay, SCB chỉ ban hành quy định QTRRTN, trong quy định có phụ lục kèm theo là quy trình báo cáo RRTN nhưng vẫn chưa cụ thể, rõ ràng các bước và trách nhiệm thực hiện từng bước, do vậy, SCB nên ban hành quy trình QTRRTN một cách chi tiết.

− Cần chỉnh sửa, bổ sung quy trình nghiệp vụ sau 1 thời gian ban hành nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ, nội dung rõ ràng, hạn chế tối đa tình trạng chồng chéo.

− Định kỳ thực hiện tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo các văn bản. − Ban hành sổ tay nghiệp vụ đối với tất cả các mặt nghiệp vụ.

− Chỉnh sửa quy định về kiểm tra các mặt nghiệp vụ để làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, tự kiểm tra trong toàn hệ thống.

4.2.3 Củng cố và hồn thiện hệ thống thơng tin tác nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là yếu tố tác đông thấp nhất đến Hiệu quả QTRRTN. Nhưng đây vẫn là một nhân tố có tác động dương lên Hiệu quả QTRRTN,

đồng thời có giá trị trung bình khá thấp từ 3,07 - 3,16. Cho thấy theo đánh giá các nhân viên thì hệ thống thơng tin tác nghiệp tại SCB vẫn chưa phải là hệ thống hồn hảo. Vì vậy để nâng cao Hiệu quả QTRRTN cần chú ý một số điểm sau:

− Xây dựng một hệ thống kiểm tra tác nghiệp trực tuyến, hay còn gọi là QTRRTN trực tuyến. Cán bộ ban kiểm sốt hoặc ban QTRRTN có thể phát hiện lỗi, sai sót của cán bộ cơng nhân viên ngay thời điểm tác nghiệp trên hệ thống và báo lỗi về cho Giám đốc chi nhánh để thực hiện khắc phục. Việc này có thể phịng ngừa và hạn chế tối đa tổn thất xảy ra.

− Hồn thiện chương trình quản lý dữ liệu RRTN, nâng cấp đường truyền. − Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thư viện dấu hiệu RRTN.

− Hàng năm, có một số Chi nhánh mới thành lập, số liệu chưa đủ để đánh giá, so sánh do vậy thông tin “đầu vào” của thư viện cũng phải liên tục hoàn thiện, thu thập đầy đủ số liệu của các đối tượng này đến khi đủ thời gian để đánh giá, so sánh.

4.2.4 Chú trọng việc đào tạo con người

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là nhân tố tác động dương (+) đến Hiệu quả QTRRTN và có giá trị trung bình cũng khơng cao từ 3,02 – 3,25. Lỗi do cán bộ nhân

viên gây ra là do chủ quan nên khó có thể kiểm sốt được. Vai trị của kiểm sốt ngày càng phải được phát huy, luôn phải là một điểm chốt chặng an tồn, nếu lơ là trong khâu này có thể dẫn đến tổn thất rất lớn. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp:

− Ngoài đào tạo tập trung, trách nhiệm đào tạo, huấn luyện cán bộ thuộc về lãnh đạo từng bộ phận nghiệp vụ và cả bản thân cán bộ.

− Bố trí cơng việc phù hợp với sở trường, trình độ đào tạo.

− Xây dựng chiến lược đào tạo, phối hợp chặt chẽ với chiến lược sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn.

− Đào tạo cán bộ từ khi mới tuyển dụng để tạo nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức.

− Quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, dự nguồn, bổ nhiệm cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chỉ giao nhiệm vụ quan trọng cho người có đạo đức, tâm huyết với SCB.

− Có kế hoạch luân chuyển cán bộ lănh đạo giữa các chi nhánh trong cùng khu vực, hoặc cán bộ hội sở chính được điều động về chi nhánh.

− Thơng qua đào tạo, xây dựng nhận thức về QTRRTN, trước hết là các cấp quản trị điều hành, sau đó là tồn thể nhân viên, trách nhiệm QTRRTN là của từng người tham gia vào hệ thống.

− Hàng năm SCB có thể cử cán bộ tham quan, học tập kinh nghiệm QTRRTN của các ngân hàng trên thế giới.

− Yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đối với một số cán bộ, lãnh đạo trực tiếp phụ trách nghiệp vụ QTRRTN để có khả năng nghiên cứu tài liệu nước ngồi.

4.2.5 Hồn thiện cơng tác thu thập thông tin tổn thất RRTN

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến Hiệu quả QTRRTN và có giá trị trung bình cũng khơng cao từ 3,28 – 3,64. Cho thấy công tác

thu thập thông tin tổn thất RRTN chưa thật sự phản ánh sát thực trạng công tác đánh giá Hiệu quả QTRRTN. Từ đây tác giả đề xuất một số ý nhằm cải thiện hiệu quả

− Thiết lập bộ máy kiểm tra giám sát theo yêu cầu người/bộ phận thực hiện kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin tổn thất từ RRTN phải là người không thực hiện nghiệp vụ mình kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo khơng có hiện tượng che lắp những sai phạm.

− Cung cấp thiết bị hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 77 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w