4.5.3 .ân rã phương sai
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu có thể kết luận rằng có sự tác động của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát trong nước ở thị trường Việt Nam, tuy nhiên mức độ truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh là thấp. Điều này, phù hợp với nghiên cứu của
Charles F.Kramer (2008). Sở dĩ, sự truyền dẫn này thấp theo tác giả xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Trợ cấp của Chính phủ: Trợ cấp giá dầu làm giảm đáng kể tác động của giá dầu và tỷ giá lên giá tiêu dùng.
Giá thực phẩm: Giá thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trên rổ hàng hóa tính CPI. Cụ thể: hàng ăn và dịch vụ ăn uống: 39.93%.
Sự kiểm soát tỷ giá của Chính phủ và hình thành chế độ 2 tỷ giá trong một thời gian dài , nên việc dữ liệu nghiên cứu lấy theo tỷ giá công bố của Ngân hàng phần nào thể hiện không đủ mức độ truyền dẫn tỷ giá.
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện sự biến động của tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do theo ngày VND/USD giai đoạn 2009-2011
Nguồn: NHNN, Vietcombank và các cửa hàng vàng tư nhân.
Lạm phát kỳ vọng trong dân chúng quá cao, qua phân tích phân rã phương sai, ta thấy các chỉ số IMP, PPI, CPI chịu tác động của chính nó rất cao, chứng tỏ sự tồn tại của lạm phát kỳ vọng khá cao. Điều này có thể được giải thích do nền kinh tế có
nhiều biến động, lạm phát cao và liên tục trong nhiều năm và niềm tin của người dân vào chính sách của Chính phủ khơng nhiều.
Sự có mặt của giá điều hành (Administered Price). Chính phủ vẫn đang kiểm sốt giá cả đối với một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, phí bưu chính viễn thơng... Và sự kiểm sốt này ít nhiều làm thay đổi mức độ tác động của cú sốc ngoại sinh.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu ở trên, bài nghiên cứu đã đưa ra kết luận tương đồng với nghiên cứu trước đây ở Việt Nam. Tuy nhiên, với chuỗi dữ liệu dài từ 2001 đến 2013, cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 thị trường tỷ giá hối đối ở Việt Nam có nhiều biến động, và lạm phát năm 2011 tăng cao (18.13%) do đó với giới hạn dữ liệu đến năm 2011 trong các bài nghiên cứu trước đây ở Việt Nam theo tác giả là chưa có một cái nhìn tồn cảnh và bao qt. Chính vì thế, bài nghiên cứu của tác giả đã đưa thêm giai đoạn 2011-2013 để đưa ra kết luận mang tính chính xác phù hợp với thời điểm hiện tại.
Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2008-2011