5.1. Kết luận
Trong luận văn này, tác giả khảo sát tác động truyền dẫn của các cú sốc ngoại sinh (giá dầu, tỷ giá, giá nhập khẩu) đến lạm phát tại Việt Nam mà cụ thể là tác động lên chỉ số giá sản xuất và giá tiêu dùng. Sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai từ mơ hình SVAR, luận văn đã phát hiện rằng truyền dẫn tỷ giá tăng từ 6% ở kỳ đầu tiên của cú sốc lên đến 37% sau 7 kỳ. Truyền dẫn của giá dầu và giá nhập khẩu là khá thấp. Tác động của giá dầu lên lạm phát khá thấp, một phần là do trợ cấp giá dầu của Chính phủ. Truyền dẫn của các cú sốc ngoại sinh lên giá sản xuất thì đáng kể hơn lên giá tiêu dùng, điều này cho thấy rằng tác động của cú sốc ngoại sinh giảm dần theo kênh phân phối.
Từ kết quả truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh là thấp và cú sốc ngoại sinh giải thích một phần nhỏ lạm phát, khoảng 24%, do đó các cú sốc bên trong có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát tại Việt Nam. Và vì vậy các chính sách của Chính phủ có thể rất quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát.
5.2. Kiến nghị
Trong 2 năm trở lại đây, như đã trình bày ở phần trên, Chính phủ đã quyết tâm kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012 và 6,04% trong năm 2013). Bên cạnh những kết quả đạt được để duy trì mức lạm phát 1 con số này và đạt mức kỳ vọng trong năm 2014 là 7%, từ kết quả của mơ hình tơi xin đề xuất một số giải pháp để việc kiểm soát lạm phát được hiệu quả.
Quản lý đầu tư công hiệu quả, hạn chế và xử lý việc các tập đoàn nhà nước đầu tư tràn lan và trái ngành nghề gây thất thoát nghiêm trọng.
Tiếp tục phát huy vai trị của chính sách tiền tệ. từ những thành quả đạt được trong việc kiểm soát lạm phát năm 2012 – 2013, cho thấy rằng các chính sách tiền tệ đang áp dụng là phù hợp do vậy chính phủ cần tiếp tục duy trì và cần có sự giám sát thực hiện để phát huy tối đa hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Thực hiện đo lường lạm phát kỳ vọng trong dân chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của lạm phát kỳ vọng lên lạm phát thực là rất rõ ràng. Hiện nay, tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ và mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được chấp nhận rộng rãi và trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình cải cách chính sách tiền tệ nhưng vấn đề này chưa được quan tâm ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào và khảo sát riêng biệt nào về kỳ vọng lạm phát được thực hiện. Chính vì thế việc xây dựng một chương trình đo lường lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách tiền tệ cũng như phục vụ ban đầu về dữ liệu cho các nghiên cứu dự báo trong nước là hết sức cần thiết.
Giảm tối đa tình trạng nhập siêu, kích thích sản xuất trong nước, và kêu gọi cũng như có những chính sách khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước. Đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay, tình hình căng thẳng Biển Đơng lên cao, việc giảm tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách thay thế một phần bằng hàng trong nước và thị trường khác là việc cần thiết và cấp bách.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã đưa phát hiện được vai trò của cú sốc ngoại sinh đối với lạm phát trong nước. Tuy nhiên do còn hạn chế về mặt số liệu thống kê và kiến thức của người thực hiện và cùng với một số lý do như đã trình bày ở trên về đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, chính phủ vẫn cịn kiểm sốt giá cả một số mặt hàng thiết yếu và tỷ trọng thực phẩm trong rổ CPI còn khá cao do vậy kết quả nghiên cứu có thể khơng mơ tả được chính xác tác động của các cú sốc đến lạm phát.
Từ vấn đề này có thể gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo như sau. Phân tích thêm vai trị của việc kiểm sốt giá cả - giá điều hành trong việc kiểm soát lạm phát và sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation) để có được kết quả nghiên cứu đầy đủ hơn. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm tác động của các nhân tố trong nước đến lạm phát, để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp trong việc kiểm soát lạm phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Billmeier và Bonato (2002): “Exchange Rate Pass- through and Monetary Policy
in Croatia”. IMF, Working Paper.
Calvo, G., Leiderman L. and C.M. Reinhart, ( 1993), “Capital inflows and
real exchange rate appreciation in Latin America: The Role of External Factors”, IMF Staff Papers 40.
Camen, Ulrich, 2006: “Moneytary Policy in Viet Nam: The case of a Transition country”. BIS Paper, No. 31-20
Charles F.Kramer (2008): “Pass-Through of External Shocks to Inflation in Sri
Lanka”. IMF
Genberg, H. (2005). “External shocks, transmission mechanisms and deflation in
Asia”. BIS Working paper 187, Bank for International Settlement.
Jonathan McCarthy (2000), (2006); “Pass- Through of Exchange Rates and Import Prices to Dosmetic Inflation in Some Industrialized Economies”, Staff
reports No.11, Federal Reserve Bank of New York.
Lafleche, Therese (1996), “The Impact of Exchange Rate Movements on Consumer Prices”. Research Department – Bank of Canada Review. Winter
1996-1997.
Lueth và Ruiz – Arranz (2006): “Sri Lanka” . IMF, Working Paper.
Mala Raghavan and Param Silvapulle (2007), “Structural VAR approach to Malaysian Monetary Policy Framework: Evidence from the Pre- and Post-Asian Crisis Periods”.
Manera, Matteo and Alessandro Cologni (2005) “Oil prices, Inflation and
Interest Rates in a Structural Cointegrated VAR model for the G-7 countries”.
Fondazione Eni Enrico Mattei Working Papers, No.2005.101.
through to Inflation in Tanzania”. IMF Working Paper, No.06/150.
Nguyen Thi Thuy Vinh and S.Fujita, 2007. “The Impact of Real Exchange Rate
on Output and Inflation in Vietnam: A VAR Approach”. Discussion Paper, No.
0625.
Pham The Anh, 2007. “ Nominal Rigidities And The Real Effects Of Monetary
Policy In A Structural VAR Model”. DEPOCEN Working Paper Series,