Biểu đồ thể hiện kết quả phân rã phương sai của biến CPI

Một phần của tài liệu Tác động của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở việt nam (Trang 72 - 74)

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện kết quả của kiểm định AR Roots

Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện kết quả phân rã phương sai của biến CPI

Variance Decomposition of D(CPI)

100 80 60 40 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Shock1 Shock2 Shock3 Shock4 Shock5 Shock6 Shock7

Tương tự như với IMP và PPI, CPI cũng chịu tác động của chính nó là rất lớn ngay từ kỳ đầu tiên là 52.68% sau đó giảm dần và ổn định khoảng 33%. Tiếp đến là tác động của PPI; tác động lớn nhất ngay từ kỳ đầu tiên 29.5% sau đó giảm dần và ổn định khoảng 27%. Cú sốc tỷ giá tác động cao nhất ở kỳ thứ 2 là 22,46% sau đó giảm dần và ổn định khoảng 7%. Bên cạnh đó, tác động của giá dầu lên CPI thì khá trễ, kỳ đầu tiên gần như bằng 0 sau đó tăng lên và đạt mức trung bình khoảng

13%. Tương tự như tác động lên PPI, lổ hổng sản lượng và IMP tác động lên CPI là rất thấp trung bình khoảng 2%. Cung tiền chỉ có tác động lên CPI kể từ kỳ thứ 3 trở về sau, đạt cao nhất là 17.79% vào kỳ thứ 6 và ổn định ở mức 11%. Điều này khẳng định rằng, chính sách tiền tệ mà cụ thể là cung tiền chỉ có tác dụng sau 2 kỳ. vì nó cần thời gian phát huy tác dụng của mình.

Tóm lại, dựa trên kết quả phân rã phương sai của lạm phát trước các cú sốc ngoại sinh ( giá dầu, tỷ giá và giá nhập khẩu) có thể thấy rằng tác động của các cú sốc ngoại sinh lên lạm phát trong nước là không đáng kể, cụ thể cú sốc ngoại sinh tác động 20% lên lạm phát giá sản xuất (tính bình qn trong 20 kỳ) trong đó từ cú sốc giá dầu là 6%, sốc tỷ giá là 9% và giá nhập khẩu là 5%. Đối với giá tiêu dùng, các cú sốc ngoại sinh giải thích khoảng 24% (tính bình qn trong 20 kỳ) trong đó từ cú sốc giá dầu là 12%, sốc tỷ giá là 9% và giá nhập khẩu là 3%. Từ kết quả này có thể thấy được tầm quan trọng của các yếu tố trong nước mà đặc biệt là chính sách của chính phủ đóng một vai trị rất quan trọng trong việc kiểm sốt lạm phát. Và vai trị của chính phủ mà đặc biệt là chính sách tiền tệ đã thể hiện rõ trong 2 năm trở lại đây khi mà lạm phát tăng cao vào cuối năm 2011.

Theo đánh giá của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN stats), trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Cụ thể, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số (6,81% năm 2012 và 6,04% trong năm 2013).

Năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã từng vọt lên mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008 và đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước có mức lạm phát cao thứ hai. ASEAN stats ghi nhận, nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm vào năm 2012 và 2013.

Một phần của tài liệu Tác động của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w