Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được khảo sát đều có huấn luyện, đào tạo cho nhân viên về những kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần thiết trong cơng việc nhưng chưa có các quy định, chính sách mang tính hỗ trợ sự cân bằng giữa cơng việc-cuộc sống cho nhân viên, chưa có các khóa huấn luyện, đào tạo, tư vấn cho nhân viên về những kỹ năng thu xếp, xử lý ổn thỏa các vấn đề cá nhân, gia đình để có thể tồn tâm, tồn ý hơn cho cơng việc.
Đồ thị 3.11 Mức độ cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống - Chính sách, quy định, đào tạo kỹ năng
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy sự mất cân bằng công việc-cuộc sống diễn ra chủ yếu ở những doanh nghiệp chưa có các quy định, chính sách mang tính hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống cho nhân viên. Việc có các chính sách, quy định nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện có được sự cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống cho nhân viên được xem là yếu tố mang tính chiến lược trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại các công sở trong thế kỷ 21. Những chính sách, quy định của doanh nghiệp mang tính hỗ trợ sự cân bằng cơng việc và cuộc sống có tác động tích cực đến tinh thần của nhân viên, góp phần làm cho nhân viên cảm thấy an tâm, toàn tâm toàn ý hơn khi làm việc, làm tăng năng suất lao động và chất lượng công việc, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp, giảm bớt nỗi lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống cá nhân của mình. Ngược lại, sự thiếu vắng các chính sách, quy định của doanh nghiệp mang tính hỗ trợ sự cân bằng giữa cơng việc hoặc thậm chí một số chính sách, quy định của doanh nghiệp gây bất lợi cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến nhân viên phải tự xoay sở một cách vất vả để vừa đáp ứng yêu cầu công việc và vừa giải quyết các nhu cầu cá nhân, gia đình của mình, khiến nhân viên mệt mỏi và mất nhiều thời gian hơn, tác động tiêu cực đến tinh thần làm việc và sự yêu mến, gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp. Việc thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng mềm cho nhân viên giúp trang bị cho nhân viên những kỹ năng cần thiết trong công việc cũng như những kỹ năng giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong cuộc sống cá nhân nhằm tồn tâm, tồn ý cho
cơng việc. Ví dụ: các chương trình huấn luyện kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp, chương trình tư vấn giải quyết các vấn đề cá nhân,…
Đồ thị 3.12 Thứ tự ảnh hƣởng của chính sách, quy định của công ty đến sự cân bằng
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều xếp chính sách, quy định của cơng ty là yếu tố xếp thứ 3, 4 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy mối quan hệ cũng là một trong những yếu tố có vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
3.5 Sự lãnh đạo, quản lý
Đồ thị 3.13 Mâu thuẫn, xung đột trong môi trƣờng làm việc
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy mức độ mâu thuẫn trong môi
trường làm việc tại các doanh nghiệp được khảo sát ở mức trung bình nên ảnh hưởng của mâu thuẫn xung đột đến tinh thần người lao động tại đây cũng ở mức trung bình. Có được điều này là do hầu hết lãnh đạo của các doanh nghiệp được khảo sát đều quan tâm đến việc giải quyết, dàn xếp mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc.
Đồ thị 3.14 Mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống - Mâu thuẫn, xung đột trong môi trƣờng làm việc
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy sự mất cân bằng công việc-cuộc sống chỉ diễn ra ở một thiểu số các doanh nghiệp được khảo sát, nơi có mức độ mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc ở mức cao và lãnh đạo nơi ấy thiếu quan tâm đúng mức đến việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
Đồ thị 3.15 Thứ tự ảnh hƣởng của mâu thuẫn, xung đột trong môi trƣờng làm việc đến sự cân bằng
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy đa số đối tượng được khảo sát đều xếp mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc là yếu tố xếp thứ 8 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy mâu thuẫn, xung đột trong môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng cơng việc-cuộc sống.
Đồ thị 3.16 Phân công công việc
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy sự phân công công việc ở đa số các doanh nghiệp được khảo sát đều rõ ràng, hợp lý.
Đồ thị 3.17 Thứ tự ảnh hƣởng của sự phân công công việc, áp lực công việc đến sự cân bằng
Nhậ n xét: Đa số đối tượng được khảo sát đều xếp áp lực công việc là yếu tố xếp thứ 6 và sự phân công công việc là yếu tố xếp thứ 9, 10 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy áp lực công việc và sự phân công cơng việc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
Đồ thị 3.18 Thiết kế, trang trí khơng gian làm việc
Nhậ n xét: Kết quả thống kê cho thấy sự thiết kế, trang trí khơng gian làm việc ở đa số các doanh nghiệp được khảo sát chỉ ở mức bình thường. Một thiểu số các doanh nghiệp được khảo sát có lối thiết kế, trang trí khơng gian làm việc bắt mắt, sinh động mang lại những cảm xúc hưng phấn, hứng thú cho nhân viên. Điều đó góp phần tạo nên sự cân bằng về tinh thần tại môi trường làm việc.
Sự quan tâm đến thiết kế, bài trí khơng gian làm việc của ban lãnh đạo cũng như thực trạng của thiết kế, trang trí khơng gian làm việc cũng là một tiêu chí phản ánh sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đa số đối tượng được khảo sát đều nhận định việc thiết kế, trang trí khơng gian làm việc một cách khoa học, hợp lý, đẹp mắt, phù hợp sẽ khơng chỉ tạo thuận lợi cho cơng việc mà cịn mang lại những cảm xúc tích cực, thư giãn, giải tỏa stress, giúp cân bằng tốt hơn trạng thái tinh thần, tức là có tác động tích cực đến sự cân bằng cơng việc-cuộc sống..
Đồ thị 3.19 Thứ tự ảnh hƣởng của thiết kế, trang trí nơi làm việc đến sự cân bằng
Nhậ n xét: Đa số đối tượng được khảo sát đều xếp thiết kế, trang trí khơng gian làm việc là yếu tố xếp thứ 8, 9, 10 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc- cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy việc thiết kế, trang trí khơng gian làm việc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự cân bằng cơng việc-cuộc sống.
Nhậ n xét: Đa số doanh nghiệp được khảo sát có kết quả kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 kém nhiều so với các năm trước đó, chưa có các kế hoạch, chiến lược sáp nhập, liên kết, đổi mới để tăng sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp chưa có các bộ phận chuyên trách công tác hoạch định, nghiên cứu, dự báo thị trường và chăm sóc khách hàng. Kết quả kinh doanh là một trong các chỉ tiêu phản ánh sự lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp. Khi các nhà lãnh đạo thực hiện tốt việc hoạch định chiến lược kinh doanh, có kế hoạch, phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và thực hiện tốt việc quản lý, điều hành cơng việc thì kết quả kinh doanh có xu hướng ngày càng tốt hơn, kéo theo thu nhập cũng được tăng lên, đảm bảo sự ổn định trong công ăn việc làm cho người lao động, có tác động tích cực đối với sự cân bằng công việc-cuộc sống. Ngược lại, khi các nhà lãnh đạo thực hiện không tốt việc lãnh đạo, quản lý của mình sẽ khiến cho kết quả kinh doanh có xu hướng xấu đi, ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp, khiến thu nhập giảm sút, cắt giảm việc làm, tác động tiêu cực đến sự cân bằng công việc-cuộc sống. Kết quả kinh doanh trong 5 năm gần đây của các doanh nghiệp bất động sản đang kém hơn nhiều so với trước, khiến cho thu nhập của người lao động giảm sút không đủ trang trải các nhu cầu chi tiêu. Người lao động buộc phải làm thêm những công việc bán thời gian để cải thiện thu nhập khiến cho thời gian dành cho cá nhân, gia đình giảm sút, từ đó tạo ra sự mất cân bằng giữa công việc-cuộc sống.
Đồ thị 3.21 Thứ tự ảnh hƣởng của sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo đến sự cân bằng
Nhậ n xét: Đa số đối tượng được khảo sát đều xếp sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo là yếu tố xếp thứ 3, 4 về mức độ ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống (mức độ ảnh hưởng giảm dần theo sự tăng lên của con số xếp thứ tự), cho thấy sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự cân bằng công việc-cuộc sống. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2014 của đa số các doanh nghiệp bất động sản đều kém hơn so với các năm trước đó. Các doanh nghiệp bất động sản đều chưa thực hiện tốt công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường, hoạch định, lập chiến lược, kế hoạch để có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng; chưa chun mơn hóa, chun biệt hóa trong dịch vụ, sản phẩm của mình; chưa thực hiện tốt các kế hoạch liên doanh, liên kết, sáp nhập để tăng sức cạnh tranh; ít nhiều cịn thụ động trơng chờ vào các chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước. Các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đều mang tính chất đối phó theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”, ôm đồm, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, nhiều loại công việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn tác động trực tiếp đến thu nhập, công ăn việc làm của người lao động, tác động đến sự cân bằng công việc-cuộc sống. Ngồi ra, cơng tác thiết kế, trang trí khơng gian làm việc, việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột, sự phân công công việc ở nhiều doanh nghiệp cũng chưa được chú trọng thực hiện tốt. Những yếu tố này đều có mối
liên hệ chặt chẽ với stress, với chất lượng và hiệu quả cơng việc, đều có tác động đến sự cân bằng công việc-cuộc sống.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SỰ CÂN BẰNG
4.1 Định hƣớng kinh doanh bất động sản
Việc kinh doanh thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều có tác động mạnh mẽ đến sự cân bằng công việc-cuộc sống của người lao động. Khi công việc kinh doanh của doanh nghiệp thành cơng thì thu nhập, các chế độ phúc lợi, cơng ăn việc làm của người lao động được đảm bảo tốt, ổn định, tác động tích cực đến sự cân bằng công việc-cuộc sống. Ngược lại, khi kết quả kinh doanh gặp khó khăn thì thu nhập giảm sút, việc làm bị cắt giảm, người lao động có thể bị mất việc, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng công việc-cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng trầm lắng như hiện nay là do phát triển tự phát, theo kiểu phong trào, thiếu kinh nghiệm theo kiểu nhà nhà, người người tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản. Khách hàng mua không phải là người có nhu cầu trực tiếp sử dụng mà chỉ để mua đi bán lại, tạo ra thị trường ảo. Số lượng nhà đầu tư trung gian quá lớn dẫn đến sự ngộ nhận là thị trường phát triển mạnh. Khi kinh tế khó khăn, các van tín dụng đóng lại, khiến thị trường bất động sản mất cân bằng, cung trở nên vượt quá cầu. Cơ cấu sản phẩm không hợp lý với đa số sản phẩm thuộc phân khúc căn hộ cao cấp nên không phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của đại bộ phận người có nhu cầu thật sự về nhà ở. Bên cạnh đó, lãi suất quá cao khi thắt chặt tín dụng đã giáng một địn chí mạng vào thị trường bất động sản và những nhà đầu tư. Vốn đầu tư kinh doanh bất động sản chủ yếu là vốn vay ngân hàng, huy động từ khách hàng nên khi lãi suất cao, thắt chặt tín dụng dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác, tiền sử dụng đất cao cũng là một trong các nhân tố góp phần làm đội giá sản phẩm bất động sản lên cao. Trong cơ cấu giá thành căn hộ, vốn hạ tầng mà chủ yếu là đất chiếm tỉ lệ khá cao, bình quân 20-35% ở các quận vùng ven và lên tới hơn 50% nếu ở quận 1, quận 3... bởi thực tế, chủ đầu tư phải mua đất gần hai lần, gồm tiền đền bù cho dân và tiền sử dụng đất 100% giá thị trường (nộp một lần ngay từ đầu).
Để việc kinh doanh của doanh nghiệp thành công, cần phải làm tốt các việc sau:
- Cần làm tốt việc khảo sát, nghiên cứu thị trường, xác định và đánh giá đúng nhu cầu xã hội về sản phẩm nhà ở, dịch vụ bất động sản:
Thời gian qua các doanh nghiệp bất động sản chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, chưa có các sản phẩm nhà ở phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân trong xã hội. Trong khi có đến 80-90% người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình, thì tỉ lệ căn hộ có giá từ 10-15 triệu đồng/m2 chiếm chưa đến 30%. Hàng chục ngàn căn hộ tồn kho hiện nay chủ yếu có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên, cũng là phân khúc chiếm đại đa số các dự án trên địa bàn. Ngoài sự yếu kém trong nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, thiếu thông tin cảnh báo của cơ quan quản lý, các chính sách phát triển nhà ở cịn nhiều bất cập, chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào loại nhà ở mà người dân cần. Ví dụ, trừ dự án nhà ở xã hội, các dự án căn hộ hạng sang hay căn hộ giá thấp và trung bình đều áp dụng chính sách “cào bằng”, tiền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... đều như nhau. Về quy chuẩn xây dựng, căn hộ giá thấp và trung bình cũng tn thủ theo cơng thức 1.2.1 (25% diện tích nhỏ, 50% diện tích trung bình và 25% diện tích lớn từ
90m2/căn hộ trở lên). Mà phần lớn đối tượng này đều không đủ khả năng tài chính để mua căn hộ lớn, chủ đầu tư phải gánh vác. Chưa hết, các quy định về mật độ dân số, chỗ để xe... cũng không phân biệt, khiến giá thành căn hộ phân khúc này bị đội lên.
Trong khi đó, việc tìm kiếm được địa điểm, xin được dự án, đền bù giải tỏa... là cả một quá trình khó khăn và tốn kém. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã chọn phương án làm căn hộ đắt tiền với hi vọng thu lợi nhuận cao (và đang lãnh hậu quả), thay vì làm căn hộ giá vừa túi tiền, ít rủi ro nhưng lợi nhuận thấp.
- Cần thành lập các bộ phận chuyên trách về nghiên cứu, dự báo thị trường, chăm sóc khách hàng với các nhân viên giàu kinh nghiệm, đủ năng lực.
- Cần có các kế hoạch liên doanh, liên kết, sáp nhập để tăng sức cạnh