7. Kết cấu của khoá luận
3.1.2 Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
Muốn phát huy những giá trị đạo đức cho thanh niên, trước hết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chính trị, coi đây là quá trình bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho đoàn viên thanh niên. Nội dung giáo dục phải gần gũi, thiết thực, phương thức giáo dục phải gợi mở cho đoàn viên, thanh niên học tập lý luận chính trị, quán triệt các đường lối và Nghị quyết của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tổ chức các diễn đàn thanh niên, tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên bày tỏ ý kiến và nâng cao nhận thức chính trị của mình.
Trong giáo dục đạo đức, lối sống, Đoàn đề cao giáo dục cho thanh niên lòng yêu lao động, chống thói lười biếng, lối sống thực dụng, xa hoa, tiêu dùng quá khả năng thu nhập của mình. Phát động Đoàn viên thanh niên đi đầu trong đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm độc hại. Đoàn chủ động bồi dưỡng cho các thanh niên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, định hướng, hướng dẫn thanh niên trước những loại hình nghệ thuật mới, thông tin Internet… Tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên.
Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục luật pháp và ý thức công dân cho đoàn viên thanh niên, góp phần hình thành lối sống “Sống và làm việc theo pháp luật”, giúp cho thanh niên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ công dân. Đồng thời giáo dục, cổ vũ thanh niên gương mẫu chấp hành pháp luật, ý thức kỷ luật lao động, tôn trọng quy ước cộng đồng, tuân thủ quy định nội quy, quy định của tổ chức. Đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, chú trọng các hình thức sân khấu hóa, hội thảo, diễn đàn thanh niên để thu hút, hấp dẫn thanh niên. Đặc biệt cần khuyến khích và đào tạo nhiều diễn đàn với các chủ đề: thanh niên với pháp luật, pháp luật và cuộc sống thanh niên.
Tổ chức rộng rãi các hình thức tư vấn và trợ giúp pháp lý cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tạo cơ hội cho thanh niên tạo lập cuộc sống, hội nhập cộng đồng. Từ đó chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục để thanh niên có hoàn cảnh khó khăn khắc phục tâm lý mặc cảm, tự ti, xây dựng ý chí phấn đấu đứng lên tạo lập cuộc sống cá nhân và đóng góp cho gia đình, xã hội; tuyên truyền đấu tranh chống thái độ kỳ thị, thờ ơ trong xã hội đối với thanh niên đặc biệt khó khăn.
Giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân và tinh thần quốc tế chân chính, giúp cho mỗi thanh niên nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ tổ qốc trong giai đoạn hiện nay, hiểu rõ bản chất các sự kiện và các quá trình quốc tế, xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị rõ ràng, chủ động, sáng tạo trong quá trình hội nhập.
3.2.1 Giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thanh niên
Thanh niên là lớp người trẻ khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, phải giáo dục, rèn luyện và tạo mọi điều kiện để thanh niên phấn đấu trở thành những người có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Làm cho thanh niên nhận thức rõ lợi ích của bản thân mỗi người luôn gắn liền với lợi ích của toàn xã hội, để mỗi người đề cao ý thức tự giác và tinh thần chủ động đem kiến thức, tài năng cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Thứ nhất, giáo dục nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp
Ngày nay, học vấn là một chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển của con người. Vì vậy, nó cũng là yếu tố tạo nên lối sống có văn hoá. Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, lập nghiệp vừa là yêu cầu của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. Có trình độ học vấn, có chuyên môn là điều kiện trước tiên để có việc làm, tham gia các hoạt động xã hội có hiệu quả và để thực hiện công bằng, dân chủ trong xã hội. Hiện nay, còn một bộ phận thanh niên của thành phố còn có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là thanh niên ở khu vực nông thôn, thanh niên trong lĩnh vực lao động phổ thông. Học vấn thấp, không có chuyên môn nghề nghiệp là nguồn gốc sâu xa của nhiều hành vi lệch lạc trong đạo đức lối sống của thanh niên thành phố Việt Trì như về pháp luật, vi phạm các quy ước của cộng đồng, dính vào các tệ nạn xã hội.
Trong tình hình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, giáo dục cần phải “đi trước” nếu không, khi đất đai cho sản xuất nông nghiệp không còn, một bộ phận thanh niên nông thôn sẽ thất nghiệp do học vấn thấp, không có chuyên môn nghiệp vụ. Với một số tiền khá lớn trong tay do giải toả đền bù hoặc bán đất,
trong khi chưa được chuẩn bị để bước vào cuộc sống mới, lại không có nghề nghiệp dẫn đến những lệch lạc trong lối sống như đua đòi ăn chơi, tiếp thu những cái “mới lạ” một cách thiếu chọn lọc.
Mở rộng đối tượng thanh niên được vay vốn học nghề, học văn hoá và kéo dài thời gian hoàn trả vốn đến khi có việc làm ổn định. Các biện pháp giáo dục, đào tạo, trước mắt nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp cho thanh niên thành phố, song về lâu dài phải chuyển theo hướng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đẩy mạnh phong trào học tập, phong trào tự học trong thanh niên. Xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng đắn: học để có việc làm, ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình, học để góp phần đưa quê hương đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, “bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu” (Hồ Chí Minh).
Thứ hai, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và đạo đức là “gốc của người cách mạng”. Đảng ta xác định thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, cần phải làm tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức và lối sống cho thanh niên. Nội dung giáo dục bao gồm: giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.
Giáo dục, bồi dưỡng để thanh niên có ý thức về lao động phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đó là lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao và không ngừng sáng tạo. Hình thành lớp thanh niên mới không chỉ có học vấn cao, giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có lý tưởng cao đẹp, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, có đức tính cần kiệm, trung thực, giàu lòng nhân ái, tôn trọng pháp luật và quy ước của cộng đồng, có ý chí quyết tâm đưa quê hương đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, tình yêu thiên nhiên, ứng xử một cách có văn hoá với môi trường tự nhiên.
Thực hiện cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế là yêu cầu khách quan của sự phát triển đất nước. Để tận dụng thời cơ, hạn chế tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của kẻ địch cần phải tăng cường nội lực của từng người và của cả cộng đồng.
Vì vậy, việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho thanh niên thành phố Việt Trì càng trở nên cấp bách. Thời gian qua, chúng ta chưa chú ý đúng mức tới vấn đề này, các biện pháo giáo dục thường mang tính hành chính, chưa sát đối tượng, nội dung thiếu sức thuyết phục, phạm vi đối tượng chưa rộng khắp.
Nhìn chung, hiện nay trình độ học vấn của thanh niên đã cao hơn trước, lượng thông tin được tiếp nhận nhiều hơn, thông tin đa dạng nhiều chiều, các phương tiện thông tin hiện đại. Vì thế, cần đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho thanh niên. Coi trọng việc giảng dạy và học tập các môn giáo dục công dân, chính trị, lịch sử trong các trường phổ thông, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần quan tâm nhiều hơn và có biện pháp tập hợp, giáo dục thích hợp đối với bộ phận thanh niên khá đôngcòn ở ngoài tổ chức Đoàn, Hội.
Cùng với việc khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc cần phải chủ động, tích cực đấu tranh chống lại những quan điểm, những tư tưởng sai trái, thực dụng.
Để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho thanh niên có hiệu quả phải thực hiện nguyên lý lý luận gắn liền với thực tiễn. Không chỉ giáo dục, bồi dưỡng để thanh niên có nhận thức đúng đắn mà còn phải bồi dưỡng để thanh niên có được tình cảm đúng. Vì thế, phải gắn việc giáo dục, bồi dưỡng về nhận thức với việc rèn luyện đạo đức tác phong, bồi dưỡng tình cảm thông qua việc động viên thanh niên tham gia các phong trào hành động do Đảng, Nhà nước và Đoàn phát động như: xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đấu tranh phong chống tệ nạn xã hội, thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ giữ nước. Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện để đi đến các vùng khó khăn của đất nước, để thực hiện các công trình thanh niên. Chỉ có tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn như thế thanh niên mới có thể rèn luyện bản lĩnh, bồi dưỡng tình cảm và củng cố niềm tin của mình vào chế độ XHCN, vào cuộc sống mà bản thân họ đang góp phần xây dựng.
Để giáo dục, bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào hoạt động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào: “thanh niên lập
nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “thanh niên tình nguyện”, “chiến dịch mùa hè xanh”…