Sản xuất và thương mại gạo thế giới 2011 và 2012

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam (Trang 26)

Báo cáo Rice Outlook tháng 12 cho thấy dự báo xuất khẩu gạo của các nước lớn năm 2011 có một số sự thay đổi vể thứ tự xếp hạng. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng cuối năm 2011 nhưng Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về xuất khẩu với mức 10,5 triệu tấn, cao hơn năm trước 1,45 triệu tấn. Tiếp theo là Việt Nam 7 triệu tấn, tăng 266 ngàn tấn so với nam 2010. Với việc dỡ bỏ

2 0

lệnh cấm xuất khẩu gạo 3 năm và cho phép xuất khẩu gạo non-basmati, Ấn Độ đã là nước có mức tăng xuất khẩu gạo cao nhất thế giới đạt 3,8 triệu tấn trong năm 2011. Trong khi năm 2010 xuất khẩu gạo của nước này chỉ hơn 2 triệu tấn. Như vậy, Ấn Độ đã vượt qua Pakistan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. Cũng có mức tăng đáng kể trong năm 2011 là Brazil với việc tăng 820 nghìn tấn lên mức 1,25 triệu tấn gạo. Trong khi đó xuất khẩu gạo của Pakistan lại giảm 1 triệu tấn xuống 3 triệu tấn năm 2011, Campuchia vẫn giữ mức xuất khẩu 1 triệu tấn.

Trong khi đó, về phía nhập khẩu năm 2011, USDA dự báo có sự thay đổi đáng kể về thứ tự xếp hạng. Đứng đầu về nhập khẩu trong năm 2011 là Indonesia với 2,775 triệu tấn¸ tăng 1,625 triệu tấn so với 2010. Tiếp theo là Nigieria với 2,3 triệu tấn, tăng 300 ngàn tấn so với năm trước. Bangladesh và Iran cũng tăng nhập khẩu lần lượt là 740 ngàn tấn và 400 ngàn tấn lên mức 1,4 triệu tấn. Đáng chú ý là Philippine – nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới những năm gần đây đã giảm lượng nhập khẩu xuống 1,5 triệu tấn, giảm 900 ngàn tấn so với năm trước. Hiện tại nước này cũng đang cố gắng để có thể khơng cần nhập khẩu thêm gạo trong năm 2012 nếu khơng có biến động bất thường về thời tiết.

2.1.3 3 Giá gạo thế giới năm 2011

Giá gạo thế giới năm 2011 có nhiều biến động do những thay đổi trong chính sách xuất khẩu của Ấn Độ, chính sách thu mua lúa trong nước với giá cao của Thái Lan. Ngồi ra năm 2011 cịn xảy ra hàng loạt các thảm họa thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến cung cầu gạo thể giới.

Trong 4 tháng đầu năm 2011 giá gạo Thái Lan đã giảm liên tục và xuống mức 467/442 với gạo 5/25 mặc dù thời điểm cuối năm 2010 giá ở mức 524/488. Nhưng từ khoảng đầu tháng 5 trở đi giá gạo xuất khẩu liên tục tăng; tại thời điểm tháng 11 giá gạo 5% Thái ở mức 605 USD/tấn; giá gạo 5% Việt Nam ở

21

mức 564 USD/tấn. Đây cũng là mức giá cao nhất trong cả năm 2011. Nguyên nhân là trong thời gian này giá thu mua lúa của chính phủ Thái ở mức cao đã đẩy giá xuất khẩu tăng theo.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, do sự cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu giá rẻ Ấn Độ và Pakistan đã kéo giá xuất khẩu giảm. Giá gạo 5% Thái giảm xuống mức 576 USD/tấn; gạo 5% Việt Nam cũng giảm xuống 503 USD/tấn trong tháng 1

2.2 Thị trường lúa gạo Việt Nam 2.2.1 Tình hình sản xuất trong nước

Năm 2011 Bộ Nông Nghiệp và PTNT cho biết tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 46,97 triệu tấn, tăng 2,34 triệu tấn (+5,2%) so với năm 2010; trong đó sản lượng lúa tiếp tục được mùa cả 3 vụ, đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn (+5,8%).

Sản lượng lúa đông xuân năm 2011 đạt 19,78 triệu tấn, tăng 561,5 ngàn tấn (+2,9%) so với vụ đông xuân năm 2010 do tăng cả diện tích và năng suất. Diện tích đạt 3.097 ngàn ha, tăng 11,3 ngàn ha (+4%), năng suất đạt 63,9 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha (+2,5%). Một số điểm đáng chú ý đối với lúa đông xuân miền Bắc; tuy thời tiết đầu vụ diễn biến phức tạp, thời vụ gieo cấy chậm nhiều so với bình thường, nhưng trong vụ nhờ thời tiết thuận lợi kèm với việc lúa được chăm sóc chu đáo nên năng suất bình quân chung đạt khá cao, tăng 2,2 tạ (4,1%) so với năm trước và tăng đều ở các địa phương.

Sản lượng lúa hè thu và thu đông năm 2010 đạt 13,34 triệu tấn, tăng 1,65 triệu tấn (+14,2%) so với vụ hè thu và thu đông năm 2010, là năm đạt kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do diện tích lúa thu đơng ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long tăng mạnh, đạt 491,7 ngàn ha, tăng 36,6% so với năm trước đưa tổng diện tích lúa hè thu và thu đơng năm 2011 đạt 2.585 ngàn ha, tăng 145 ngàn ha ( +6,1%) so với năm trước. Nhờ các yếu tố thời

22

tiết thuận lợi, lúa được giá đã khuyến khích đầu tư thâm canh, giống mới cho năng suất và chất lượng cao nên năng suất bình quân đạt 51,6 tạ/ha, tăng 3,6 tạ/ha (+7,6%) so với năm trước. Mặc dù mùa lũ năm nay về sớm đã gây ảnh hưởng đối với sản xuất lúa thu đơng phần diện tích chưa có hệ thống bờ bao bảo vệ, nhưng mức độ thiệt hại nhỏ.

Diện tích gieo trồng lúa mùa ước đạt 1.969,4 ngàn ha, tăng 1,9 ngàn ha (+0,1%) so với năm trước. Các tỉnh miền Bắc diện tích giảm nhẹ do thu hoạch vụ xuân muộn. Đến nay lúa mùa của các tỉnh miền Bắc và Duyên hải Nam trung bộ đã thu hoạch xong. Năng suất bình quân cả nước ước đạt 46,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha (+0,1%), trong đó năng suất của vung Duyên hải miền Trung và Tây nguyên tăng khá, tương ứng là 3,8% và 3,3% so với vụ trước. Sản lượng lúa mùa cả nước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 102,4 ngàn tấn (+1,1%) so với vụ trước, trong đó tăng đáng kể ở địa bàn miền Nam với sản lượng ước đạt 3,4 triệu tấn, tăng 53 ngàn tấn (+1,6%)

Diện tích Sản lượng

(1000ha) (1000 tấn)

Biểu 01: Diễn biến sản xuất lúa gạo 2001 - 2011(nguồn: Bộ NN&PTNT)

2.2.2.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo.

Năm 2011 Việt Nam đạt được mức xuất khẩu gạo cao. Theo ước tính của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn lượng gạo xuất khẩu đạt 7,187 triệu tấn và kim ngạch đạt mức 3,703 tỷ USD. So với năm 2010 lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2011 tăng tương ứng là 5,8% và 15,8%.

Kim ngạch, triệu USD Lượng, nghìn tấn

Nguồn: Agromonitor, Tổng hợp từ số liệu Tổng cục hải quan

Biểu 02: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn T1/2010 – T12/2011.

Năm 2011, xuất khẩu có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh vào tháng 3 với lượng xuất khẩu đạt 896 ngàn tấn. Tuy nhiên, lượng gạo càng về cuối năm thì càng giảm và chỉ đạt 300 ngàn tấn trong tháng 12. Nguyên nhân có thể do nguồn cung dồi dào hơn khi Ấn Độ đã quay trở lại với thị trường xuất khẩu.

2.2.2.2.Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm 2011 sau đó tăng mạnh và đạt đỉnh 576USD/tấn với gạo 5% tấm vào tháng 10. Tuy nhiên hai tháng cuối năm giá đã sụt giảm mạnh, mức giảm này cịn kéo dài sang đầu tháng 1 năm 2012. Tính đến tháng 12/2011, giá gạo 5/25 Việt Nam ở

mức 503/466 giảm 73USD/tấn so với hai tháng trước. Mặc dù vậy giá gạo năm 2011 đã tăng khoảng 57USD/tấn so với năm 2010.

Trong các tháng đầu năm 2010, giá gạo Việt Nam và Thái Lan thường chênh nhau khá lớn nhưng từ tháng 9/2010 sau khi VFA điều chỉnh giá sàn thì giá gạo Việt Nam đã tăng lên đáng kể và ngang bằng với giá gạo của Thái Lan. Tuy nhiên trong tháng 4 và tháng 5 năm 2011, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên cao hơn giá gạo của Thái Lan.

Biểu 03: Giá gạo 5% xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan T1/2010- T12/2011 ( USD/tấn, FOB)

2.2.2.3 Xuất khẩu gạo theo chủng loại

Theo số liệu thống kê tổng cục Hải quan 11 tháng đầu năm 2011 gạo 15% tấm đạt 2,77 triệu tấn, gạo 5% tấm đạt 1,98 triệu tấn, gạo 25% tấm 875 ngàn tấn. Các loại gạo thơm và gạo nếp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ dưới mức 370 ngàn tấn, riêng gạo Nhật chỉ hơn 3 ngàn tấn.

Theo số liệu thống kê chi tiết tổng cục Hải quan, 11 tháng dầu năm 2011 gạo 15% là mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng mạnh nhất so với cả năm 2010. Tính chung 11 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo 15% của Việt Nam đã tăng 1,264 triệu tấn, chiếm tới 41,32% tổng lượng xuất khẩu gạo, trong khi năm 2010 xuất khẩu gạo loại này đạt 2,442 triệu tấn, chiếm 21,28%. Trong 11 tháng năm

25

2011, gạo 15% đã vượt qua gạo 5% để trở thành mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất.

Bảng 01: Chủng loại gạo xuất khẩu ( tấn)

Chủng loại 2010 11 tháng 2011 Gạo 100% tấm 208,631 361,180 Gạo 25% tấm 2,089,937 875,112 Gạo 15% tấm 1,512,465 2,777,153 Gạo 10% tấm 88,988 43,897 Gạo 5% tấm 2,442,712 1,980,243 Gạo giống Nhật 4,167 3,016 Gạo khác 142,792 103,350 Gạo nếp 129,017 208,752 Gạo thơm 312,642 365,740 Tổng 6,931,351 6,718,443

Bảng 02: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu (%)

Chủng loại 2010 (%) 11 tháng 2011(%) Gạo 100% tấm 3.01 5.37 Gạo 25% tấm 30.15 13.02 Gạo 15% tấm 21.82 41.32 Gạo 10% tấm 1.28 0.65 Gạo 5% tấm 35.24 29.46 Gạo giống Nhật 0.06 0.04 Gạo khác 2.06 1.54 Gạo nếp 1.86 3.11 Gạo thơm 4.52 5.49 Tổng 100.00 100.00

Nguồn: Tính từ số liệu của TCHQ

Gạo 100% là một trong số ít các mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng trong 11 tháng năm 2011, với việc tăng 152,549 nghìn tấn tương đương 73,12% đã

26

đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng lên mức 361,180 ngàn tấn, chiếm 5,37% lượng xuất khẩu gạo các loại và vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều thứ hai.

Gạo 25% là mặt hàng có lượng xuất khẩu giảm nhiều nhất trong 11 tháng 2011, giảm 1,214 triệu tấn hay 58,12% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 13,02% lượng gạo xuất các loại. Mặt hàng được xuất khẩu nhiều thứ hai trong tháng 11 năm 2011 là gạo 5%, chiếm tỷ trọng 29,46% so với mức 35,24% của năm 2010. Lượng xuất khẩu trong 11 tháng cũng giảm 462.469 tấn (18,9%) so với 2010.

Trong khi xuất khẩu các mặt hàng khác suy giảm thì lượng xuất khẩu gạo nếp, gạo thơm những tháng gần đây đều tăng và đạt 208,752 ngàn tấn và 365,740 ngàn tấn trong 11 tháng 2011, chiếm tỷ trọng lần lượt 3,11% và 5,44% lượng gạo xuất khẩu chung.

2.3 Xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường

2.3.1 Xuất khẩu gạo đi các thị trường lớn

Trong 11 tháng đầu năm 2011, xuất gạo đi 20 thị trường đầu ra lớn nhất của Việt Nam đạt 6,175 triệu tấn, chiếm 91,46% tổng lượng xuất khẩu gạo. Trong đó Indonesia và Philippines vẫn là hai thị trường dẫn đầu về xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy nhiên vị trí xếp hạng so với năm 2010 đã có sự đổi chỗ.

Indonesia đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường đầu ra lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng năm 2011 với lượng nhập khẩu tháng 11 đạt 1,708 ngàn tấn tăng 242,750 ngàn tấn (16,55%) so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 23,56% lượng xuất khẩu chung đi các thị trường. Trong 11 tháng năm 2011, xuất khẩu sang thị trường này đạt mức cao nhất vào tháng 10 với 286,192 ngàn tấn và ở mức đáy vào tháng 4 với 750 tấn.

Cũng giống như năm 2010, xuất khẩu gạo năm 2011 sang thị trường Philippines thường tăng mạnh vào các tháng đầu năm, tuy nhiên từ tháng 8 trở đi thì bắt đầu giảm dần. Xuất khẩu sang thị trường này đã đạt đỉnh vào tháng 6

27

với 174,606 ngàn tấn. Tính chung 11 tháng năm 2011 Philippines đã nhập khẩu 958,018 ngàn tấn gạo từ Việt Nam, tăng 264,925 ngàn tấn so với năm 2010 (38,22%), chiếm 14,22% tổng khẩu gạo.

Malaysia cũng là một trong số cá thị trường đầu ra lớn của Việt Nam với tỷ trọng 6,88% tổng sản lượng xuất khẩu gạo. Trong 11 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu sang thị trường này đạt 463,730 ngàn tấn, giảm 17,52% so với năm 2010. Cuba, Senegal và Singapore cũng là những thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam với lượng xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt lần lượt 463,730 ngàn tấn; 404,150 ngàn tấn và 367,671 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu gạo lần lượt là 6&, 5,98% và 5,46%.

Bảng 03: Lượng gạo xuất khẩu đi các châu lục (tấn)

Thị trường Năm 2011 Cơ cấu (%)

Châu Á 4,726,000 66.52 Châu Mỹ 456,000 6.42 Châu Phi 1,618,000 22.77 Trung Đông 53,000 0.75 Châu Âu 175,000 2.46 Châu Úc 77,000 1.08 Tổng 7,105,000 100 Nguồn: VFA

Xét theo khu vực, tham khảo số liệu từ VFA, xuất khẩu gạo năm 2011 vẫn chủ yếu sang châu Á với 4,726 triệu tấn chiếm 66,52%. Tiếp đến là sang châu Phi với lượng 1,618 triệu tấn chiếm 22,77%. Các thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Úc, Trung Đông lần lượt là 456 ngàn tấn (6,42%); 175 ngàn tấn (2,46%); 77 ngàn tấn(1,08%), 53 ngàn tấn (0,75%).

2.3.2 Xuất khẩu gạo sang các thị trường theo chủng loại

Theo thống kê, xuất khẩu gạo 5% tấm vào các thị trường trong 11 tháng năm 2010 nhìn chung giảm, với tổng lượng xuất khẩu gạo 5% là 1,985 triệu tấn. Malaysia là thị trường nhập khẩu gạo 5% tấm lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng năm 2011 đạt 436,8 ngàn tấn, tăng 20,26% so với năm 2010. Đứng thứ 2 là thị trường Philippines với lượng nhập khẩu 332,319 ngàn tấn mặc dù năm 2010 nước này không nhập khẩu gạo 5%. Tiếp đến, Bờ Biển Ngà và Singapore với lượng lần lượt là 153,556 ngàn tấn; 112,648 ngàn tấn và 110,289 ngàn tấn.

Đối với gạo 15% trong 11 tháng đầu năm 2011 Indinesia vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu sang nước này đạt tới 1,57 triệu tấn, tăng 1,01 triệu tấn hay 180% so với năm 2011. Xuất khẩu gạo 15% sang Cuba 11 tháng/2011 giảm 2,7% so với năm 2010 nhưng nước này vẫn là thị trường nhập khẩu gạo 15% lớn thứ hai của Việt Nam với lượng nhập khẩu 404,150; 335,6 ngàn tấn và 172,497 ngàn tấn.

Trong 11 tháng năm 2011, xuất khẩu gạo 25% đã tăng 562,495 ngàn tấn so với năm 2010. Trong đó Philippines là nước nhập khẩu chính với 376,812 ngàn tấn mặc dù trong năm 2010 nước này chỉ nhập khẩu 1.775 tấn gạo 25%. Đáng chú ý là Guinea, năm 2010 nước này không nhập gạo 25% của Việt Nam nhưng trong 11 tháng năm 2011 đã là thị trường nhập khẩu gạo 25% lớn thứ hai của Việt Nam với 176,275 ngàn tấn. Tiếp đến là Bờ Biển Ngà và Senegal với lượng nhập khẩu lần lượt là 126,73 ngàn tấn và 54,9 ngàn tấn.

Bảng 04: Lượng gạo xuất khẩu đi 20 thị trường lớn nhất và theo chủng loại năm 2010(nguồn: VFA)

STT Thị trường Gạo 10% tấm Gạo 100% tấm gạo 15% tấm Gạo 25% tấm Gạo 5% tấm 1 Philippines 1,448,938 1,600 1,775 2 Indonesia 475 559,700 71,050 3 Singapore 17,643 37,749 84,024 60,323 313,374 4 Cuba 415,570 4,900 5 Malaysia 27,000 7,428 363,192 6 Bangladesh 50 238,240 105,646 5,355 7 Đài Loan 26,464 42,540 34,673 3,568 203,692 8 Bờ Biển Ngà 16,800 86,300 34,600 30,726 143,309 9 Iraq 302,400 10 Angola 1,900 3,419 4,050 2,516 175,814 11 Ghana 3,800 11,825 1,025 32,495 103,143 12 Senegal 114,260 17,525 13,825 13 Hong Kong 7,512 7,795 7,773 58,152 35,446 14 Trung Quốc 22 6,600 13,624 12,167 61,466 15 Đông Timor 13,600 79,442 2,236 17,685 16 Guinea 3,150 69,129 1,000 12,025 17 Mozambique 4,850 31,375 33,199 18 Hoa Kỳ 1,650 2,674 4,745 66,819 19 Tanzania(United) 750 4,135 2,097 65,550 20 Cameroon 5,125 6,700 90 43,825

Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đạt 3,45 tỷ đô la Mỹ. Dự báo xuất khẩu gạo của nước ta mùa vụ 2012/13 giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, do sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ và Thái Lan cũng như nhu cầu tại một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia sụt giảm.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục duy trì các quy định về đăng ký xuất khẩu gạo và giá xuất khẩu tổi thiểu (MEP) trên cơ sở các quy định mới của

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w