Giải pháp đối với khâu chế biến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam (Trang 72)

2.2.2.2 .Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

3.2 Giải pháp đối với khâu chế biến

Do gạo phẩm cấp thấp hiện nay đang có nhu cầu cao trên thế giới nên khâu chế biến chưa đòi hỏi cấp bách lắm. Tuy vậy, để có hiệu quả lâu dài, ngay từ bây giờ phải đầu tư theo hướng: tiếp tục đầu tư vào khâu xay xát, chế biến; từng bước đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, từ nạo vét, xây dựng một vài cảng sông, các kho chứa đủ tiêu chuẩn; hồn thiện " cơng nghệ sau thu hoạch " để nâng cao

chất lượng. Nhà nước có chủ trương hỗ trợ cho việc hiện đại hoá chế biến gạo xuất khẩu và muộn nhất trong vòng hai năm tới cần phải hồn thành cơng việc này, có như vậy mới giảm được tỉ lệ mất mát sau thu hoạch. Theo tính tốn của các nhà quản lý, nếu giao hàng tại các cảng sông (ở các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp,An Giang..), giá thành gạo xuất khẩu sẽ giảm được từ 3 -5 USD/tấn. Cải tiến , nâng cấp các nhà máy chế biến gạo cũ, đồng thời đầu tư cho thử nghiệm , sản xuất công nghệ chế biến gạo của Việt Nam.

3.3Đối với khâu kỹ thuật canh tác

Cần cử cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để truyền đạt kỹ thuật , hướng dẫn canh tác cho các hộ nông dân trồng lúa xuất khẩu theo quy trình đã biên soạn trước cho từng loại giống lúa và quy trình này thơng qua hoạt động thực tiễn phải được thường xuyên nâng cao cho phù hợp.

Để đáp ứng cho quy hoạch hơn 1 triệu ha lúa xuất khẩu cần có 135.000 tấn giống siêu nguyên chủng và 56.000 tấn nguyên chủng của cả nước -theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Muốn thực hiện được khối lượng lúa giống rất lớn như vậy cần quán triệt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh nội lực từ dân bằng những giải pháp sau đây:

Một là: Các hội đồng giống các tỉnh trồng lúa xuất khẩu (gồm sở Nông nghiệp, sở Khoa học công nghệ - môi trường , doanh nghiệp xuất khẩu lương thực ....) xác định các giống lúa xuất khẩu phù hợp với địa phương, đặt hàng với các cơ quan khoa học sản xuất hạt siêu, mỗi trà một loại giống để nâng cao độ đồng đều của hạt lúa xuất khẩu, nguyên chủng các giống lúa xuất khẩu (OM1490, 2031, 1723, OMCS99, IR 64, 62032, VND 95- 20, MTL 145, lúa thơm Việt Nam...)

67

Hai là: Đối với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu , quản lý ở trung ương về giống lúa cần thu thập, đánh giá và bảo quản quỹ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc chọn tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mới cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian “ đi tắt, đón đầu” trong cơng tác giống.

Ba là: Tăng cường đầu tư trại giống cấp tỉnh để sản xuất đầu dòng, cung cấp

cho các điểm trình diễn, câu lạc bộ, các tổ chức nhân giống, sau đó cung ứng đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giống thương phẩm đại trà thành một mạng lưới rộng rãi, được phép mua bánm, trao đổi trực tiếp với nông dân, tạo thị trường giống sơi động đều khắp. Theo tính tốn của Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, diện tích sản xuất giống chiếm, 3% diện tích đại trà nên mỗi tỉnh trung bình cần khảng 1500 – 2001 hộ nơng dân tham gia sản xuất lúa giống xác nhận để cung cấp cho nông dân.

Bốn là: Dùng kinh phí khuyến nơng để mở nhiều đợt tập huấn , hội thảo tham quan, trình diễn, chuyển giao kỹ thuật... nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức về giống cho nông dân. Dùng các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các tổ chức, hợp tác xã , hội nông dân và các tổ chức quần chúng để tuyên truyền , vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa.

Năm là: Có cơ chế chính sách về quản lý, sản xuất lúa giống . Khuyến khích

mọi thành phần kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài được phép sản xuất và kinh doanh lúa giống, có đăng ký và chịu sự quản lý của Nhà nước như miễn giảm thuế, trợ giá giống gốc, bán quyền tác giả về giống, về hợp tác quốc tế xuất nhập khẩu giống.

Sáu là: Các Tổng công ty, công ty, các đầu mối xuất khẩu gạo cần liên kết với địa phương, với hợp tác xã, với hộ nông dân, ký kết hợp đồng đầu tư bao

68

tiêu sản phẩm. “ Kê đơn hàng” mua bán theo phẩm cấp, giá cả của các chủng loại lúa gạo, để nơng dân n tâm sản xuất. Nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác giống nên tính một phần tư lãi xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp.

3.4 Giải pháp về thị trường

Ngoài việc lựa chọn cơ cấu, xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến xuất khẩu, các cơ quan chức năng của Nhà nước phải định hướng, dự báo tình hình thị trường; Nhà nước phải tạo được môi trương thơng thống thuận lợi, cũng như có những cam kết quốc tế để doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

Cần tiếp tục có những hiệp định, thoả thuận thương mại ở cấp Chính phủ để tiêu thụ một số lượng gạo nhất định hàng năm. Phát triển công tác thị trường ở tầm vĩ mô và khắc phục đông thời hai biểu hiện "ỷ lại vào Nhà nước" - "phó mặc cho doanh nghiệp"; Tăng cường mạnh mẽ công tác thông tin về thị trường gạo. Tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp - đặc biệt là trong đầu tư cho sản xuất, chế biến và khai thác thị trường ... đó là những việc cụ thể mà các cơ quan tham mưu của Chính phủ phải có trách nhiệm hồn thiện về chính sách, trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

Công bố số lượng định hướng xuất khẩu hàng năm. Gạo là mặt hàng nhạy cảm, biến động giá lúa gạo do việc kiểm soát yếu kém sẽ ảnh hưởng ngay đến đời sống của 80% dân số là nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.Vẫn còn những yếu tố đe doạ an ninh lương thực quốc gia, đó là nhu cầu lương thực ngày càng tăng do tỷ lệ tăng dân số vẫn cịn cao, đó là diện tích đất sản xuất lương thực có xu hướng bị thu hẹp do quá trình cơng nghiệp hố,hiện đại hố diễn ra nhanh chống cung với hiệu quả kinh tế thấp từ nghề trồng lúa. Cần phải xác định là xuất khẩu gạo trước hết là để khuyến khích sản

69

xuất. Kế hoạch xuất khẩu do vậy phải được kiểm sốt tốt trong q trình thực hiện.

3.5Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Các doanh nghiệp cần nỗ lực chủ động để thực sự vào cuộc. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường chỉ quan tâm đến thị trường tiêu thụ và một phần trong khâu lưu thông nội địa; một số ít có chú ý đến cơng đoạn chế biến. Rất ít doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất hàng hố. Nơng dân sẵn sàng làm gạo xuất khẩu nhưng những vướng mắc của họ là giá mua và nếu thất thu thì chýa có ai cùng chịu. Khi chúng ta có giống chuẩn, có chuyển giao cơng nghệ kĩ thuật tốt thơng qua hệ thống khuyến nông, nhưng nếu không giải đáp được vướng mắc trên của nơng dân thì việc có gạo chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu vẫn sẽ còn là xa vời.

Đã đến lúc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra, hợp tác với người sản xuất, công bố giá mua gạo trước thời vụ, chia sẻ với người sản xuất khi gặp thiên tai, mất mùa... thì người dân mới yên tâm làm lúa xuất khẩu.

Một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển là người sản xuất có kí được hợp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất hay không. Ở các nước kinh tế phát triển, việc kí hợp đồng tiêu thụ trong sản xuất khu vực nơng nghiệp đạt mức rất cao, có nước đến 100%. Chính vì vậy, các cơng ty lương thực cần thấy rõ trách nhiệm của mình mà đầu tư thích đáng vào sản xuất lúa, gạo xuất khẩu.

Trong thương trường, doanh nghiệp cần chủ động và tăng cường công tác tiếp thị, nắm chắc thị trường thế giới, hạ giá thành xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Dứt khốt loại bỏ cạnh tranh khơng lành mạnh; khơng để tình trạng "gạo ta đánh gạo ta" tiếp tục tiếp diểntên thị trường

7 0

thế giới (nhất là sắp tới đây cơ chế điều hành xuất khẩu gạo sẽ rất thơng thống).

Doanh nghiệp phải chú trọng công tác "hậu mãi" đối với khách hàng, đặc biệt là với người tiêu dùng nếu không sẽ quanh quẩn trong tình trạng bn bán chụp giật, khơng thể có bạn hàng tin cậyvà không giành được tình cảm củangười tiêu thụ, đặc biệt là trong xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi với chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn.

Doanh nghiệp có trách nhiệm lo và bảo đảm phần lớn thị trường tiêu thụ, giữ tín nhiệm gạo xuất khẩu Việt Nam ở thị trường đó, cũng như người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hố của mình. Làm xuất khẩu nhưng khơng thể xem nhẹ việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

3.6 Đối với chính sách về tỷ giá

3.6.1.Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đối nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamenta

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết

7 1

ngang giá lãi suất (IRP), mơ hình cán cân thanh tốn quốc tế, mơ hình thị trường vốn,…

+ Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là cơng cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo ngun tắc đã được tính tốn chứ khơng phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave… Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai.

Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

3.6.2.Lựa chọn ngoại tệ thanh toán

Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có

7 2

giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá.

Theo dự báo của các chuyên gia tiền tệ, xu hướng đồng đôla giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác, trong đó có euro sẽ cịn kéo dài ít nhất là đến hết năm nay. Bởi trên thực tế, Mỹ vẫn đang lún sâu vào tình trạng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai). Để cải thiện tình hình này, Washington sẽ phải duy trì đồng đơla yếu trong một thời gian nữa. Do đó các doanh nghiệp cần thận trọng dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn, nên đa dạng hóa các loại tiền thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên để có thể giành lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng (lựa chọn ngoại tệ) thì sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp phải đủ lớn.

3.6.3.Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành

Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì cơng ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì cơng ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá ln được trung hồ.

Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như cơng ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.

7 3

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi cơng ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến cơng ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế tốn và cơng tác quản lý quỹ dự phịng sao cho quỹ này khơng bi lạm dụng vào việc khác.

3.6.5.Sử dụng thị trường tiền tệ

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

Ví dụ: Ngày 15/07/2007 doanh nghiệp ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau 6 tháng (15/01/2008). Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh tốn, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh tốn cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ dùng để trả cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu gạo việt nam (Trang 72)