Tóm tắt mơ hình hồi quy bội lần cuối

Một phần của tài liệu Chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên du học sinh việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 55)

Mơ hình R R bình phƣơng R bình phƣơng hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của ƣớc lƣợng Durbin-Watson 1 0.725 0.526 0.519 0.702 2.186

a. Các dự báo : (Hằng số), The_hien, Thanh_ vien,Giadinh_ Giaitri b. Biến phụ thuộc : Ket_qua

Kết quả hồi quy bội lần cuối R2 hiệu chỉnh là 0,519 nghĩa là mơ hình giải thích được 51,9% sự thay đổi của biến kết quả cơng việc và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (Xem Phụ lục 11)

Bảng 4.11 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy bội lần cuối ANOVAb Mơ hình Tổng bình phƣơng df Bình phƣơng trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 114.796 3 38.265 77.568 0.000 Phần 103.596 210 0.493 Tổng 218.393 213

a. Các dự báo: (Hằng số), The_hien, Thanh_ vien,Giadinh_ Giaitri b. Biến phụ thuộc: Ket_qua

Bảng 4.12: Thơng số của mơ hình hồi quy tuyến tính bội lần cuối

Mơ hình Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn t Sig. Thống kê đa cộng tuyến 1 B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF Hằng số 0.833 0.359 2.321 0.021 The_hien 0.248 0.055 0.302 4.491 0.000 0.500 1.853 Thanh_ vien 0.496 0.085 0.395 5.847 0.000 0.496 1.875 Giadinh_Giaitri 0.107 0.035 0.159 3.028 0.003 0.817 1.224

a.Biến phụ thuộc : Ket_qua

Phương trình hồi quy đối với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau:

Ket_qua = 0.302 The_hien + 0.395 Thanh_vien + 0.159 Giadinh_Giaitri

50

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố The_hien, Thanh_vien, Giadinh_Giaitri đến Ket_qua chúng ta căn cứ vào hệ số Beta. Nếu Beta càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến Ket_qua càng cao và ngược lại. Như vậy, trong phương trình trên, yếu tố Thanh_vien ảnh hưởng mạnh nhất đến Kết quả công việc (Beta = 0.395), tiếp đến là The_hien (Beta = 0.302), và Giadinh_Giaitri (Beta = 0.159). (Xem thêm hình 4.3)

Hình 4.2: Kết quả hồi quy

4.4.3.Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi quy

Giả định đầu tiên là liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi. Ta kiểm tra giả định này bằng cách vẽ biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đốn mà mơ hình cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ phân tán giữa 2 giá trị này đã được chuẩn hóa (standardized) với phần dư trên trục tung và giá trị dự đốn trên trục hồnh. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn, thì ta sẽ khơng nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán

51

với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên trong một phạm vi không đổi quanh trục 0.

Biểu đồ 4.1 : Đồ thị phân tán

Nhìn vào đồ thị Scatter, ta thấy đồ thị phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo thành một hình dạng cụ thể nào. Như vậy, giả thiết về liên hệ tuyến tính cũng như hiện tượng phương sai thay đổi không bị vi phạm.

Giả định tiếp theo là giả định về phân phối chuẩn của phần dư. Để thực hiện kiểm định này, ta sử dụng Biểu đồ 4.2 và Biểu đồ 4.3.

Nhìn vào Biểu đồ 4.2 ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1. Do đó, ta có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Biểu đồ 4.2 :Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa

Từ Biểu đồ 4.3, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng mà phân tán dọc theo, sát đường kỳ vọng nên có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng phân phối của phần dư là phân phối chuẩn. Từ các kết quả kiểm định trên, có thể kết luận giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Giả định về tính độc lập của phần dư.

Khi xảy ra hiện tượng tự tương quan, các ước lượng của mơ hình hồi quy khơng đáng tin cậy. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện tự tương quan là kiểm định Dubin-Watson (d). Nếu 1<d<3 thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan, nếu 0<d<1 thì kết luận mơ hình có tự tương quan dương, nếu 3<d<4 thì kết luận mơ hình có tự tương quan âm. Bảng 4.10 thể hiện Durbin - Watson là 2,186 có nghĩa là chấp nhận giả định khơng có tương quan giữa các phần dư.

hình.

Cuối cùng, ta tiến hành xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mơ

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011,trang 497): “Thơng thường nếu VIF của một biến độc lập nào đó >10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của Y trong mơ hình MLR (Hair & ctg 2006). Tuy nhiên, trong thực tế, nếu VIF >2, chúng ta cần cẩn thận trong diễn giải các trọng số hồi quy”.

4.5. Sự khác biệt về giá trị trung bình theo đặc điểm cá nhân tham gia khảosát sát

Trong các phần đã được phân tích ở Chương 4, chúng ta đã phân tích các nhân tố chất lượng sống trong công việc tác động vào kết quả công việc của nhân viên du học sinh Việt Nam.

Trong phần 4.5 này, tác giả tiếp tục đi tìm câu trả lời liệu có sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhân tố nêu trên giữa các nhóm nhân viên du học sinh Việt Nam khi họ được chia theo giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hơn nhân, nguồn tài chính du học.

Tác giả dùng phân tích T-Test cho ba biến kiểm sốt giới tính và độ tuổi, tình trạng hơn nhân. Phân tích phương sai (Anova) cho biến kiểm soát là nguồn tài chính du học, đây là sự mở rộng của phép kiểm định t, vì phương pháp này giúp so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Kết hợp với phép kiểm định Benferroni, là thủ tục so sánh bội được dùng để xác định sự khác nhau có nghĩa giữa trị số trung bình của từng cặp nhóm đối tượng với nhau. Phép kiểm định này cho phép linh hoạt điều chỉnh được mức ý nghĩa khi tiến hành so sánh bội dựa trên số lần tiến hành so sánh.

Sau khi tiến hành phân tích T-Test cùng mức ý nghĩa 0,05 kết quả thu được như sau:

- Khơng có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhân tố nêu trên trong mẫu nghiên cứu khi được chia theo giới tính của nhân viên du học sinh Việt Nam

- Có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa nhân tố The_hien và Thanh_vien trong mẫu nghiên cứu khi được chia theo độ tuổi của du học sinh Việt Nam.

- Có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa nhân tố Ket_qua, Giadinh_Giaitri, The_hien và Thanh_vien trong mẫu nghiên cứu khi được chia theo tình trạng hơn nhân của nhân viên du học sinh Việt Nam Sau khi tiến hành phân tích ANOVA với kiểm định Bonferroni cùng mức ý nghĩa 0,05 kết quả thu được như sau:

- Có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa nhân tố The_hien, Thanh_vien, Gia dinh_Giatri và Ket_qua trong mẫu nghiên cứu khi được chia theo nguồn tài chính du học của nhân viên du học sinh Việt Nam.

Kết quả kiểm định chi tiết được thể hiện ở Phụ lục 12

Tóm tắt

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mơ hình nghiên cứu, phân tích sự khác biệt về ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc

Kết quả EFA sau khi rút trích cho thấy thang đo chất lượng sống trong cơng việc gồm có 5 thành phần: Thỏa mãn nhu cầu thể hiện, Thỏa mãn nhu cầu thành viên trong cộng đồng, Thỏa mãn nhu cầu Kinh tế, Thỏa mãn nhu cầu Sức khỏe và Thỏa mãn nhu cầu Gia đình và Giải trí. Thang đo kết quả công việc gồm 4 biến quan sát. Các thang đo này đều đạt độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach‟s Alpha

Kết quả hồi quy cho thấy 3 nhân tố Thỏa mãn nhu cầu thể hiện, Thỏa mãn nhu cầu thành viên trong cộng đồng, Thỏa mãn nhu cầu gia đình và giải trí đều có tác động dương đến kết quả cơng việc. Trong đó yếu tố Thỏa mãn nhu cầu thành viên trong cộng đồng tác động mạnh nhất đến kết quả công việc.

Chương 4 cũng trình bày kết quả phân tích sự khác biệt về giá trị trung bình theo đặc điểm cá nhân tham gia khảo sát.

CHƢƠNG 5

Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

5.1. Giới thiệu

Chương 4 đã nêu lên các kết quả nghiên cứu chính. Chương 5 sẽ trình bày các kết luận chính của đề tài, nêu lên các hàm ý chính sách cho doanh nghiệp/tổ chức. Chương 5 cũng nêu lên các hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Ý nghĩa và kết luận

Nhận thức ra tầm quan trọng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu này xem xét mức độ ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc của nhân viên.

Đây cũng là nghiên cứu chính thức đầu tiên tại Việt Nam về ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc của nhân viên du học sinh Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này đem lại một số hàm ý về mặt lý thuyết và thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu này góp phần kiểm định vai trò của chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc của nhân viên du học sinh Việt Nam.

So sánh với các nghiên cứu trƣớc đây về ảnh hƣởng của chất lƣợng sống trong công việc đến kết quả công việc cho thấy với đối tượng khảo sát của đề tài này là “nhân viên du học sinh Việt Nam”, kết quả nghiên cứu từ mơ hình hồi quy bội lần cuối cho thấy 1 kết quả khá ngạc nhiên so với cảm quan của người đọc nhưng lại phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam mà tác giả đã đưa ra trong phần lý do chọn đề tài

Thỏa mãn nhu cầu kinh tế

Thỏa mãn nhu cầu kinh tế là yếu tố không ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên du học sinh Việt Nam (do sig = 0.284 > 0.05). Giá trị trung bình của thang đo là 4.3839 đạt mức trung bình trong ngưỡng thang đo Likert 7 điểm và thấp nhất trong tất cả thang đo phản ánh thực tế đa số nhân viên du học sinh không đạt được mức thu nhập mong muốn sau khi du học và quay trở về Việt Nam làm việc. Lí giải điều này thơng qua phỏng vấn trực tiếp với các nhân viên du học sinh Việt Nam tham gia khảo sát, tác giả rút ra được các lí do sau:

- So với cuộc sống bao bọc của gia đình, du học sinh phải tự xoay xở và sống độc lập từ sớm. Chưa kể đến môi trường học tập yêu cầu tư duy độc lập, kinh nghiệm làm việc thực tế buộc họ phải học hỏi và trải nghiệm nhiều, những năm tháng học tập ở nước ngồi sẽ tơi luyện kinh nghiệm quý giá khiến họ trưởng thành và tự tin hơn trong mọi hồn cảnh. Chính sự tự tin tạo cho nhân viên du học sinh Việt Nam bản lĩnh dám nghĩ dám làm, chấp nhận khó khăn trong giai đoạn đầu về nước làm việc. Do đó có 1 bộ phận không nhỏ các du học sinh khi vừa quay về nước chấp nhận 1 công việc có mức thu nhập thấp hơn mong muốn, để được thỏa mãn các nhu cầu khác mà nghiên cứu này có đề cập đến: nhu cầu thể hiện. Đối tượng này có nhu cầu được học hỏi, được thử nghiệm những kiến thức mình đã học trong 1 mơi trường mới, cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc để có 1 nền tảng xin việc tốt hơn trong tương lai.

- Với đối tượng du học sinh đi học từ nguồn tài chính là “học bổng tồn phần/cơ quan cử đi học”, đa phần sau khi hồn thành chương trình học họ bắt buộc phải quay về tổ chức/doanh nghiệp nơi đã cấp học bổng hoặc cử họ đi học để làm việc theo thời gian cam kết ban đầu (thường 3-5 năm làm việc), và mức thu nhập tại nơi làm việc đa phần không làm họ thỏa mãn.

- Một nhóm đối tượng khảo sát trong đề tài là giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, sau khi hồn thành chương trình cao học tại nước ngoài, họ quay về trường nơi đã cử họ đi học để làm việc theo cam kết và/hoặc để tiếp tục xin học bổng chương trình nghiên cứu sinh / tiến sĩ ở nước ngoài trong tương lai.

- Một nhóm đối tượng khác đi học bằng nguồn tài chính “Tự túc”, do gia đình có điều kiện cho đi học ở nước ngoài, khi trở về nước làm việc cũng theo nguyện vọng của gia đình, họ chỉ cần có 1 cơng việc “ổn định”, “an nhàn”, có thời gian để “thỏa mãn nhu cầu gia đình và giải trí” nên họ cũng chấp nhận mức thu nhập mà không “thỏa mãn nhu cầu kinh tế”. \

- Một nhóm đối tượng khảo sát khác, sau khi du học và quay trở về nước họ tham gia làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận với mong muốn được góp sức cho các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng. Với học, yếu tố “thỏa mãn nhu cầu kinh tế” không phải là yếu tố ảnh hưởng đến “kết quả làm việc” của họ.

Ngược lại với tất cả những nhóm trên, cũng có nhóm du học sinh khi quay về Việt Nam làm việc tìm được công việc mà cho họ mức “thỏa mãn nhu cầu kinh tế” khá cao với mức đánh giá thang đo là 6 hoặc 7/7

Mức độ thỏa mãn nhu cầu kinh tế đối với từng đối tượng tham gia khảo sát có thể thấp, trung bình hoặc cao nhưng nhìn chung kết quả làm việc do đối tượng này mang lại là khá cao với giá trị trung bình của “Kết quả làm việc” là 5.5678. Tác giả nhấn mạnh lại 1 lần nữa rằng trong nghiên cứu này thang đo “Thỏa mãn nhu cầu kinh tế” chỉ không ảnh hưởng đến “Kết quả công việc” của nhân viên du học sinh Việt Nam, tác giả không đề cập đến các khái niệm nghiên cứu khác như “Lòng trung thành” hay “Sự hài lòng” của nhân viên du học sinh Việt Nam đến tổ chức/doanh nghiệp mà họ đang làm việc.

Thỏa mãn nhu cầu sức khỏe.

Thỏa mãn nhu cầu sức khỏe là yếu tố không ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên du học sinh Việt Nam (do sig = 0.730> 0.05). Giá trị trung bình của thang đo là 4.4813 đạt mức trung bình trong ngưỡng thang đo Likert 7 điểm và thấp thứ hai trong tất cả thang đo của mơ hình hồi quy điều chỉnh. 3 biến quan sát của thang đo này là “ AT1 = Điều kiện làm việc của tôi tại cơng ty rất an tồn” ; “AT2: Công ty cung cấp cho tôi điều kiện tốt về y tế” và “Cơng ty khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho nhân viên tham gia các chương trình tăng cường sức khỏe” . Khơng thể phủ nhận thực tế rằng gần như tất cả các nước mà du học sinh Việt Nam lựa chọn để tham gia các chương trình đào tạo từ đại học trở lên (Châu Âu, Mỹ, Úc, các nước phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…) đều có điều kiện vệ sinh, an toàn và sự quan tâm đến sức khỏe của chính phủ đối với người dân ở mức cao hơn nhiều đối với Việt Nam. Chính điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến ý thức của nhân viên du học sinh Việt Nam khi lựa chọn môi trường làm việc. Biến quan sát AT1 bị loại sau khi chạy EFA lần 1 phản ánh thực tế hiện nay là đa số nơi làm việc nhân viên du học sinh Việt Nam hầu hết đạt mức “an toàn” theo đánh giá của họ (giá trị trung bình là 5.59) và nó khơng ảnh hưởng đến kết quả làm việc của họ. Tương tự với biến AT2 là đa số các tổ chức/doanh nghiệp hiện nay đều cung cấp cho nhân viên các điều kiện y tế căn bản như bảo hiểm y tế, các chương trình khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Riêng với biến AT3, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể

Một phần của tài liệu Chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên du học sinh việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 55)