Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu Chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên du học sinh việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

Chất lượng sống trong công việc của nhân viên đóng vai trị quan trọng trong doanh nghiệp vì nó liên quan mật thiết với kết quả cơng việc và lịng trung thành của họ đối với công việc (Korunka & ctg 2008; Rego & Cunha 2008).

Majumdar & ctg (2012) Các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều tra các mối quan hệ giữa chất lượng của cuộc sống công việc và ảnh hưởng của kết quả công việc. Các biến của chất lượng sống trong công việc đã được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm văn hóa tổ chức, nơi làm việc, mối quan hệ tức là mối quan hệ với cấp trên và các đồng nghiệp, đào tạo và phát triển các cơ sở, hệ thống khen thưởng, phúc lợi, bảo đảm việc làm, tự chủ, sự thay đổi trong lịch trình làm việc. Tham số kết quả công việc bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE), lợi nhuận

trên giá trị tài sản/vốn cổ phần (ROE) tỷ lệ lợi nhuận thuần và lợi nhuận trên tài sản (ROA) trong khi chỉ số phi tài chính là kết quả cơng việc của cá nhân. Dựa trên phân tích thực nghiệm từ sự phúc đáp của nhân viên đang làm việc trong các công ty thuộc ngành viễn thông công cộng và tư nhân ở Ấn Độ, nghiên cứu đã chỉ ra cách mà chất lượng sống trong công việc cải thiện kết quả làm việc của cá nhân cũng như kết quả hoạt động của tổ chức.

Law & May (1998) đã đưa ra thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng nhu cầu giữa người sử dụng lao động và người lao động quan tâm không phải luôn xung đột với nhau. Cụ thể, trong mơ hình "win-win" giữa chất lượng sống trong công việc và kết quả kinh doanh cho thấy một sự kết hợp của triết lý quản lý, chiến lược kinh doanh, và chính sách nguồn nhân lực thực sự có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Để hỗ trợ kiểm định mơ hình “win-win” này, Law & May đã thực hiện so sánh 1 mẫu gồm năm mươi tám công ty được xác định là các công ty tốt nhất để làm việc ở Hoa Kỳ (Levering và Moskowitz, 1994) và 1 mẫu gồm 88 trong 100 công ty S&P. Mẫu của những “công ty tốt nhất để làm việc ở Hoa Kỳ” đại diện cho những cơng ty có chất lượng sống trong cơng việc cao, mẫu cịn lại được sử dụng với mục đích so sánh. Những phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm của họ cho thấy rằng các cơng ty có chất lượng sống trong cơng việc cao cũng có tốc độ tăng trưởng đặc biệt (được đo bằng tốc độ tăng trưởng tài sản trong 5 năm và xu hướng tăng trưởng doanh số bán hàng) và lợi nhuận (tính theo lợi nhuận tăng trưởng trên tài sản và doanh thu trong 5 năm).

May & ctg (1999) đã thực hiện 1 nghiên cứu về chất lượng cuộc sống công việc và kết quả công việc. Nghiên cứu này giúp tăng cường nghiên cứu trước đó của Law & May (1998) và cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố của chất lượng sống trong công việc với tổng thể sự hài lịng của nhân viên và kết quả tài chính của cơng ty. Kết quả chỉ ra

20

Tính hấp dẫn

của cơng việc Chất lượng sốngtrong công việc

Năng lực tâm lý Kết quả công việc - - - - Hy vọng Lạc quan Thích ứng Hiệu quả Nỗ lực trong cơng việc

mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng sống trong công việc và kết quả kinh doanh của danh sách 100 công ty tốt nhất để làm việc ở Mỹ khi so sánh với 500 công ty S & P trong các năm 1994, 1998, và 1999.

Tại Việt Nam, Nguyen & Nguyen (2011) đã thực hiện 1 đề tài nghiên cứu về năng lực tâm lý và chất lượng sống trong công việc của nhân viên marketing, các thành phần của chất lượng sống trong công việc trong nghiên cứu này được dựa theo nghiên cứu của Sirgy (2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc trong hơn 600 đối tượng khảo sát là nhân viên marketing tại Việt Nam

Hình 2.1: Năng lực tâm lý và chất lƣợng cuộc sống trong công việc tác động đến kết quả công việc của nhân viên marketing

Nguồn: Năng lực tâm lý và chất lượng sống trong công việc tác động đến kết quả công việc của nhân viên marketing – Đề tài cấp cơ sở của Nguyễn Đình Thọ (2011)

21

Dựa vào nghiên cứu của Sirgy & ctg (2011) về chất lượng sống trong công việc, và các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc đã đề cập ở trên, đề tài có các giả thuyết như sau:

H1: Thỏa mãn nhu cầu về sức khỏe và an toàn của nhân viên du học sinh

Việt Nam làm tăng kết quả công việc của họ.

H2: Thỏa mãn nhu cầu về kinh tế và gia đình của nhân viên du học sinh

Việt Nam làm tăng kết quả công việc của họ.

H3: Thỏa mãn nhu cầu về xã hội của nhân viên du học sinh Việt Nam làm tăng kết quả công việc của họ.

H4: Thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của nhân viên du học sinh Việt

Nam làm tăng kết quả công việc của họ.

H5: Thỏa mãn nhu cầu tự thể hiện của nhân viên du học sinh Việt Nam

làm tăng kết quả công việc của họ.

H6: Thỏa mãn nhu cầu về tri thức của nhân viên du học sinh Việt Nam

làm tăng kết quả công việc của họ.

H7: Thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của nhân viên du học sinh Việt Nam làm tăng kết quả công việc của họ.

Mơ hình của Nguyen & Nguyen (2011) có nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc của nhân viên marketing. Lý thuyết về tâm lý học phân biệt hai dạng đặc điểm của con người, đó là dạng cá tính (trait-like) và trạng thái tâm lý (state-like; vd,Chen & ctg 2000). Dựa vào lý thuyết tâm lý học tổ chức (organizational psychology), lý thuyết về hành vi tổ chức cũng phân biệt hai dạng năng lực của nhân viên, đó là (1) năng lực thuộc về cá tính của nhân viên (trait-like personality capabilities) và (2) năng lực thuộc về trạng thái tâm lý (state-like psychological capabilities; Luthans & ctg 2005). Năng lực dạng cá tính khơng phụ thuộc vào cơng việc cụ thể nào đó và thường khó thay đổi (ổn định trong thời gian dài). Trong khi đó, năng lực

Thỏa mãn nhu cầu sức khỏe và an toàn

H1 Thỏa mãn nhu cầu

kinh tế và gia đình

H2

Kết

Thỏa mãn nhu cầu

về xã hội H3 quả

Thỏa mãn nhu cầu

được tôn trọng H4 công

việc

H5 Thỏa mãn nhu cầu

tự thể hiện

H6 Thỏa mãn nhu cầu

về tri thức H7

Thỏa mãn nhu cầu sáng tạo

dạng trạng thái phụ thuộc vào từng cơng việc cụ thể và có xu hướng thay đổi theo thời gian (Chen & ctg 2000). Đối tượng khảo sát của tác giả trong đề tài này là nhân viên du học sinh Việt Nam, làm nhiều công việc khác nhau, do đó tác giả khơng nghiên cứu ảnh hưởng giữa năng lực tâm lý đến kết quả cơng việc.

Mơ hình nghiên cứu

Tóm tắt

Chương 2 trình bày các cơ sở lý luận về chất lượng sống trong công việc, và kết quả công việc, mơ hình về ảnh hưởng của các thành phần chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc của nhân viên là du học sinh Việt Nam

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết. Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu để đánh giá các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết.

Một phần của tài liệu Chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên du học sinh việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)