Các nhân tố ảnh hưởng mức độ định dưới giá IPO

Một phần của tài liệu Định giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Trang 36 - 41)

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng mức độ định dưới giá IPO

2.5.1. Tuổi của công ty (Age of the firm)

Một công ty đã được thành lập bao lâu trước khi nó IPO có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng hay tác động ngược chiều đến mức độ định dưới giá IPO. Các nhà đầu tư nhận thấy rằng một cơng ty trẻ có rủi ro cao hơn so với một công ty đã được thành lập lâu năm với những báo cáo theo dõi đã được kiểm chứng. Do đó, người mua yêu cầu tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp rủi ro không chắc chắn của các công ty trẻ hơn. Yêu cầu này làm cho mức độ định dưới giá cao hơn, hay là giá cổ phiếu thấp hơn (Ljungqvist, 2006).

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi IPO ở thị trường chứng khoán Thái Lan được thực hiện bởi Chiraphadhanakul và Gunawardana (2005) và ở thị trường chứng khoán Ấn Độ được thực hiện bởi Ghosh (2002) cho thấy tuổi của cơng ty là khơng có ý nghĩa như một biến giải thích cho tỷ suất sinh lợi IPO.

Islam và cộng sự (2010) đã kiểm tra những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá ở thị trường chứng khoán Chittagong ở Bangladesh sử dụng một mẫu 191 công ty IPO từ năm 1995 đến năm 2005. Kết quả cho thấy tuổi của công ty ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ định dưới giá.

2.5.2. Quy mô công ty (size of the firm)

Bằng cách sử dụng 158 đợt IPO tại Malaysia trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12 năm 1993, Yong (1996) cho thấy mối quan hệ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê giữa quy mô của một công ty và định dưới giá. Ơng đã khơng thể xác định bất kỳ mơ hình cụ thể nào trong mối quan hệ giữa quy mô công ty và định dưới giá trừ khi định dưới giá được tính

cho một khoảng thời gian dài từ sáu tháng đến một năm. Tuy nhiên, ông quan sát thấy mức độ định dưới giá được điều chỉnh giảm tương ứng với một công ty có quy mơ lớn hơn. Quy mô của một công ty được đo bằng vốn đã góp của mình.

Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, Dalton, Certo và Daily (2003) khẳng định rằng quy mô của một công ty cũng ảnh hưởng mức độ định dưới giá. Họ giải thích rằng các cơng ty lớn hơn được coi là ổn định hơn, điều này làm giảm số lượng các rủi ro mà các nhà đầu tư có nguy cơ gặp phải. Hiện tượng này phù hợp với lý thuyết “cái giá phải trả của người chiến thắng” đã nói ở trên, mà liên kết định dưới giá thấp hơn với rủi ro gặp phải thấp hơn.

Các thị trường tương đương trong khu vực châu Á đã chỉ ra rằng sự biến đổi của quy mô công ty ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá của cổ phiếu IPO. Các bằng chứng được tìm thấy trong thị trường chứng khốn Malaysia (Annuar, 1998; Abdullah và Mohd, 2004), thị trường chứng khoán Thái Lan (Chiraphadhanakul, 2005), cũng như thị trường chứng khoán Bangladesh (Islam và cộng sự, 2010) cho thấy quy mô công ty ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ định dưới giá. Điều này được giải thích là định dưới giá có thể được sử dụng như một cách phát tín hiệu ra thị trường về giá trị cao thật sự của công ty. IPO dưới giá rõ ràng là tốn kém, nhưng nếu thành cơng, tín hiệu này cho phép cơng ty phát hành thuận lợi hơn cho các đợt phát hành lần sau. Vì vậy các cơng ty chất lượng cao có động cơ để gia tăng tín hiệu về chất lượng của công ty (Ljungqvist, 2006). Cũng như kết quả của những phát hiện này, quy mô công ty là một nhân tố đáng tin cậy quyết định của giá cổ phiếu IPO, đặc biệt đối với những thị trường tương tự trong khu vực.

Quy mô của đợt IPO được xác định là tổng số lượng cổ phiếu lưu hành trong một đợt phát hành cụ thể. Nó có thể được đo bằng cách sử dụng tổng số tiền thu được từ đợt phát hành IPO (Yong, 2009). Ritter (1984) chỉ ra rằng tỷ suất sinh lợi ban đầu của đợt IPO không những tương quan với quy mô phát hành, mà hai biến này còn tác động ngược chiều lẫn nhau. Nhìn chung, các bằng chứng cho thấy với tất cả những thứ khác là giống nhau thì một đợt IPO nhỏ rủi ro cao hơn một đợt IPO lớn. Do đó, một đợt IPO nhỏ được định giá thấp nhiều hơn một đợt IPO lớn để kích thích các nhà đầu tư tham gia vào một rủi ro cao hơn. Điều này giải thích cho lý thuyết “cái giá phải trả của người chiến thắng” trong phần trước, tổ chức phát hành thưởng cho các nhà đầu tư nắm ít thơng tin hơn cho việc tham gia vào các đợt IPO rủi ro để bù đắp những tổn thất do bất cân xứng thông tin.

Nghiên cứu của Megginson và Weiss (1991) sau đó đã chứng minh mơ hình này là phù hợp. Tuy nhiên, họ nhận xét rằng tầm quan trọng của quy mô phát hành IPO phụ thuộc vào việc các biến số khác được đưa vào nghiên cứu. Theo nghiên cứu của họ, tuổi của một cơng ty có trọng lượng hơn trong việc xác định mức độ định dưới giá.

Những nghiên cứu gần đây tại các thị trường đang phát triển khuyến khích việc hội đủ điều kiện quy mơ phát hành như một dự báo về mức độ định dưới giá. Một nghiên cứu về IPO ở thị trường Trung Quốc bởi Su và Fleisher (1999) cho thấy với 1% gia tăng trong quy mơ phát hành của đợt IPO thì dẫn đến giảm khoảng 0,52% trong tỷ suất sinh lợi IPO. Một nghiên cứu khác trên thị trường chứng khoán Chittagong ở Bangladesh trong giai đoạn 1995->2005, một thị trường mới nổi có thể so sánh với Việt Nam, giá IPO đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi quy mô phát hành trong đợt IPO (Islam và cộng sự, 2010).

2.5.4. Thời gian từ ngày chào bán đến ngày niêm yết (TIME)

Bằng chứng gần đây chứng minh rằng có một mối tương quan giữa định dưới giá và khoảng thời gian từ ngày chào bán đến ngày niêm yết. Mối tương quan này được trình bày trong nghiên cứu của Derrien và Kecskes (2007) về các đợt IPO ở Anh, trong đó họ cho rằng khoảng thời gian giữa hai sự kiện làm giảm tỉ lệ định dưới giá. Như vậy, thời gian chờ đợi đến ngày niêm yết càng dài thì sự gia tăng ban đầu trong giá cổ phiếu tại ngày giao dịch đầu tiên càng giảm. Điều này được giải thích là do nhiều thơng tin đã được cơng bố trong giai đoạn trung gian giữa các ngày IPO và ngày niêm yết, thị trường tiếp thu những thông tin này và do đó giảm rủi ro liên quan với các đợt IPO. Vì rủi ro được giảm bớt, nhà đầu tư có ít động lực để yêu cầu một đền bù cao hơn và do đó sẵn sàng chấp nhận tỷ suất sinh lợi ban đầu thấp hơn.

Taufil (2007) đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy định và định dưới giá sử dụng mẫu gồm 546 đợt IPO ở thị trường chứng khoán Kuala Lumpur giai đoạn 1990-2002 và thấy rằng khoảng thời gian từ ngày chào bán cho đến ngày niêm yết có liên quan ngược chiều đến định dưới giá.

Yu và Tse (2006) đã kiểm tra nhân tố này, sử dụng dữ liệu từ các đợt IPO ở Trung Quốc trong giai đoạn 1995-1998 và tìm thấy một mối liên hệ không mấy quan trọng giữa độ trễ thời gian và định dưới giá. Một nghiên cứu khác ở thị trường chứng khoán Bangladesh (Islam và cộng sự, 2010) cũng cho thấy thời gian từ ngày chào bán đến ngày niêm yết khơng có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ định dưới giá. Mặc dù những nghiên cứu này chạy ngược với những phát hiện trước đây nhưng ý nghĩa của nó cũng củng cố tầm quan trọng của độ trễ thời gian như một nhân tố quyết định.

2.5.5. Giá trị tổn thất của các cổ đông lớn khi công ty IPO (the substantial shareholders’ losses: VALUELOST)

Khi công ty tiến hành IPO dưới giá sẽ đem lại sự tổn thất cho các cổ đông lớn. Mặc dù bị thiệt hại nhưng chủ sở hữu vẫn có thể chấp nhận do những nhu cầu của họ để thực hiện các chính sách phát triển mới của cơng ty và được tiếp cận với thị trường vốn (Abdullah và Mohd, 2004). Bằng việc sử dụng một mẫu 70 cơng ty IPO ở thị trường chứng khốn Malaysia từ năm 1992 đến 1998, Abdullah và Mohd (2004) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sự tổn thất của các cổ đông lớn và mức độ định dưới giá. Định dưới giá càng nhiều thì chủ sở hữu bị thiệt hại nhiều hơn.

Những lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trình bày ở trên cho thấy có mối quan hệ giữa định dưới giá IPO và các biến: quy mô đợt IPO, tuổi của công ty, quy mô công ty, thời gian từ ngày IPO đến ngày niêm yết, mức độ tổn thất của các cổ đông lớn khi công ty IPO.

- Có mối quan hệ giữa tuổi của cơng ty và mức độ định dưới giá. - Có mối quan hệ giữa quy mô của công ty và mức độ định dưới giá.

- Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô đợt IPO và định dưới giá. Quy mơ đợt IPO càng lớn thì định dưới giá IPO càng thấp.

- Có mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian từ ngày IPO đến ngày niêm yết và mức độ định dưới giá Thời gian từ ngày IPO đến ngày niêm yết càng dài thì định dưới giá càng thấp.

- Có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tổn thất của cổ đông lớn khi công ty IPO và mức độ định dưới giá. Định dưới giá càng nhiều thì chủ sở hữu bị thiệt hại nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Định giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w