4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan tình hình IPO của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian
gian qua
Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập cho đến năm 2005, thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ khá chậm, trung bình khoảng vài cơng ty IPO mỗi năm. Bước sang năm 2006 và 2007, với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, hàng loạt quyết định IPO được đưa ra: các công ty nhà nước đẩy mạnh q trình cổ phần hóa theo chỉ thị của Chính Phủ, các cơng ty cổ phần tư nhân cũng đua nhau lên sàn, các công ty đã niêm yết hoặc đang ở thị trường OTC thì đua nhau tăng vốn.
Năm 2007 là năm đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các công ty tiến hành IPO đều rất thành công, thu được một lượng vốn lớn. Trong năm 2007, sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã tổ chức 71 đợt đấu giá IPO với hơn 678 triệu cổ phần chào bán, trong tổng số cổ phần bán được là hơn 650 triệu cổ phần thu về hơn 39.988 tỷ đồng. Năm 2007 cũng là năm có nhiều cơng ty IPO nhất với nhiều công ty lớn được giới đầu tư quan tâm như Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Tập đồn Bảo Việt, Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam…Nhiều cơng ty IPO được các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao hơn nhiều so với giá khởi điểm. Điển hình, cổ phiếu của cơng ty nhiệt điện Bà Rịa được đấu giá với mức giá cao nhất lên tới 40 triệu đồng/cổ phiếu, đưa mức giá trung bình lên 78.528 đồng/cổ phiếu trong khi giá khởi điểm chỉ là 15.750 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng có một vài đợt đấu giá IPO phải tổ chức đấu giá nhiều lần do không bán hết số cổ phiếu như Cơng ty Kinh doanh Bao bì Lương
thực, chào bán 2.149.200 cổ phiếu nhưng chỉ bán được 70.500 cổ phiếu ở đợt đầu tiên và 66.500 cổ phiếu ở đợt thứ hai.
Năm 2008 có thể đánh giá là một năm của IPO với rất nhiều kế hoạch IPO lớn đã được vạch sẵn từ năm 2007 như: Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO), Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Tiếp theo Habeco, Sabeco là hàng loạt các công ty lớn khác cũng dự tính tiến hành IPO năm 2008 như Mobifone, Vinafone, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng như Vietinbank, BIDV.... Nhưng diễn biến bất ngờ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động đáng kể đến Việt Nam. Thị trường niêm yết và OTC đều xuống dốc, các chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn HNX và HOSE giảm sút nghiêm trọng khiến cho kế hoạch IPO diễn ra không như mong muốn. Tâm lý các nhà đầu tư khơng cịn ưa chuộng hàng hóa IPO nữa. Cả năm 2008 có 32 công ty tiến hành IPO, đấu giá trên 2 sàn HOSE và HNX nhưng chỉ có 13 đợt IPO thành công bán hết số cổ phiếu, 19 đợt IPO không bán hết số cổ phiếu. Ba cơng ty có số lượng cổ phiếu lớn nhất mang ra đấu giá là Habeco, Sabeco và Vietinbank. Đã có tất cả 333.599.166 cổ phiếu được chào bán nhưng chỉ có 195.874.587 cổ phiếu được nhà đầu tư mua, đạt 58% tổng số cổ phiếu chào bán. Tổng số tiền IPO thu được đạt hơn 7.831 tỷ đồng.
Bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán khởi sắc nhưng hoạt động IPO còn thua năm 2008 là năm thị trường chứng khốn gặp khó khăn. Cả năm 2009 chỉ có 22 cơng ty tiến hành IPO thơng qua hai sở giao dịch chứng khốn. Số lượng cổ phiếu đấu giá thành công khá khiêm tốn. Chỉ một vài công ty như Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Công ty Supe phốt phát Lâm Thao
là bán hết cổ phần trong lần đấu giá đầu tiên, các cơng ty cịn lại đều khơng bán được. Như công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ (MEKONIMEX) tổ chức đấu giá đến lần thứ hai cũng chỉ bán được 138.400 cổ phiếu trong tổng số 10.446.050 cổ phiếu đưa ra đấu giá. Có cơng ty phải tổ chức đấu giá tới bốn lần để hoàn tất IPO như công ty du lịch Bình Thuận; hay buộc phải hủy các phiên đấu giá do khơng có nhà đầu tư tham gia như công ty du lịch Tà Cú...Cả năm 2009 chỉ thu về được 1.760 tỷ đồng từ việc đấu giá IPO với hơn 138 triệu cổ phiếu chào bán thành công.
Năm 2010 hoạt động IPO khá trầm lắng. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức đấu giá cho 14 công ty IPO và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM tổ chức đấu giá cho 20 công ty IPO. Các cuộc đấu giá cổ phần không thu hút được nhà đầu tư. Chỉ một số ít cơng ty bán hết được cổ phiếu. Hàng loạt cơng ty đã bị Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM hủy đấu giá với lý do khơng có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia. Giữa tháng 11, Tổng Cơng ty Khí Việt Nam-Cơng ty cổ phần (PVGas) đã đưa ra đấu giá gần 95 triệu cổ phiếu. Mặc dù chỉ bán được hơn 60 triệu cổ phiếu với mức giá khởi điểm là 31.000 đồng/cổ phiếu, nhưng cũng đã được coi là thành công, thu về được 1.900 tỷ đồng của thị trường.
Năm 2011 và 2012 hoạt động IPO có phần sụt giảm hơn năm 2010. Cả nước chỉ có 18 cơng ty tiến hành IPO với 215 triệu cổ phiếu được bán thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Do tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong những năm này có nhiều biến động nên tác động đến tình hình thị trường chứng khốn Việt Nam. Điều đó cũng dẫn đến việc nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến chứng khốn. Trong năm 2011, nhiều cơng ty lớn IPO như: Tổng công ty Thép Việt Nam-Công ty cổ phần, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng
80 70 60 50 HNX HOSE CẢ NƯỚC 40 30 20 10 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T7/2013
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) nhưng chỉ có hai trong số bốn cơng ty là IPO thành cơng.
Tình hình IPO năm 2013 có phần khả quan hơn những năm trước với số lượng các cơng ty IPO nhiều hơn. Tính đến thời điểm làm bài nghiên cứu này, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đã tổ chức đấu giá cho 15 đợt IPO với 8 đợt đấu giá IPO bán hết số cổ phần và 7 đợt không bán hết số cổ phần chào bán thu về 471,726 tỷ đồng.
Hình 4.1: Thống kê số cơng ty IPO từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2013 (Nguồn: http://www.hsx.vn và http://hnx.vn)