Qua kết quả phân tích cho thấy HS ở khu vực huyện Bù Gia Mập nhận định rằng sự tác động của các cá nhân có ảnh hưởng, mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của bản thân, đặc điểm trường ĐH – CĐ và đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS.
Kết quả này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Học sinh khu vực miền núi – cao nguyên, cụ thể là huyện Bù Gia Mập thường thiếu thông tin hỗ trợ trong việc quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ. Do đó, họ phải tham khảo ý kiến của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và người quen đang học tại các trường ĐH – CĐ. HS cũng quan tâm nhiều đến thông tin về các trường được in trên các tài liệu có sẵn thường được cung cấp trong hoạt động hướng nghiệp của trường THPT. Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định của HS (hệ số beta lớn nhất)
- Do điều kiện kinh tế gia đình phần lớn ở mức đủ ăn nên HS ở đây cũng quan tâm nhiều đến mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của mình. Họ cân nhắc, xem xét về học phí của các trường, sự hỗ trợ về tài chính như học bổng, nợ học phí, v.v cũng như những chi phí khác liên quan đến môi trường sống và học tập.
- HS huyện Bù Gia Mập cũng rất quan tâm đến danh tiếng của trường ĐH – CĐ. Họ cho rằng danh tiếng thể hiện chất lượng đào tạo của trường có tốt hay
không. Họ cũng cho rằng các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hay mơ hình trường cơng lập – ngồi cơng lập cũng cần phải xem xét khi chọn trường. - Cuối cùng là đặc điểm cá nhân, chọn trường thi ĐH – CĐ liên quan đến nghề
nghiệp của HS, do đó học phải cân nhắc đến sự phù hợp của chuyên ngành dự thi với sở thích, nguyện vọng và tính cách của mình. Bên cạnh đó, họ cũng phải chọn trường phù hợp với năng lực học tập của mình để khơng chỉ thi đậu đầu vào mà cịn đảm bảo mình có thể học tốt ở ngơi trường đó. Tuy nghiên, hệ số beta của nhân tố này là thấp nhất chứng tỏ HS huyện Bù Gia Mập đánh giá mức độ quan trọng của nhân tố này thấp hơn ba nhân tố trên.
Tóm tắt chương 4: Trong chương này, tác giả trình bày đặc điểm của mẫu
nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo và mơ hình nghiên cứu bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích phương sai, phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter để kiểm định các giải thuyết nghiên cứu và cuối cùng là phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt giữa các thành phần nghiên cứu với đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình HS. Kết quả các giả thuyết đưa ra trong mơ hình hiệu chỉnh đều được chấp nhận.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm của các tác giả Hossler & Gallagher (1987), Jacson (1982), Kotler và Fox (1976) về việc ra quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ.
Từ việc tham khảo mơ hình nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler & Gallagher (1987) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ và nghiên cứu mở rộng của các tác giả khác, nghiên cứu đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng gồm Đặc điểm cá nhân HS, Cá nhân có ảnh hưởng, Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS, Đặc điểm trường ĐH – CĐ, Hoạt động truyền thông của trường ĐH – CĐ và Mong đợi sau khi tốt nghiệp.
Mơ hình nghiên cứu đã được xây dựng gồm 6 biến độc lập là các nhân tố trên và 1 biến phụ thuộc là Quyết định chọn trường của HS. Từ đó, 6 giả thuyết nghiên cứu của mơ hình cũng được đưa ra từ H1 đến H6.
Nghiên cứu tiến hành qua 2 bước : nghiên cứu định tính được thực hiện qua thảo luận nhóm (n=10), kỹ thuật phỏng vấn sâu (n=10) và nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi điều tra (n=200) khảo sát tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia Mập.
Thang đo các yếu tố được xây dựng từ việc kế thừa các nghiên cứu trước và từ kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích hồi quy phương pháp Enter. Các kết quả trong nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phân mềm SPSS
5.2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã trả lời được 2 câu hỏi mục tiêu
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ của HS THPT huyện Bù Gia Mập gồm có: Cá nhân có ảnh hưởng, Mức độ phù hợp của
trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS, Đặc điểm trường ĐH – CĐ và Đặc điểm cá nhân HS. Trong đó, Cá nhân có ảnh hưởng có tác động mạnh nhất.
Sự khác biệt về việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng trong các nhóm HS khác nhau về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình: dựa vào kết quả phân tích ANOVA để so sánh mức độ tác động của các nhân tố đến các nhóm HS cho thấy HS tại các trường THPT khác nhau, có học lực, số anh chị em, điều kiện kinh tế gia đình và nghề nghiệp cha mẹ khác nhau đánh giá khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường.
5.3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC TUYỂN SINH CHO CÁC TRƯỜNG ĐH – CĐ
Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định chọn trường thi tuyển sinh ĐH – CĐ của HS THPT huyện Bù Gia Mập bị ảnh hưởng bởi các nhân tố (1) Cá nhân có ảnh hưởng, (2) Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ đối với điều kiện sống của HS, (3) Đặc điểm của trường ĐH – CĐ và (4) Đặc điểm cá nhân HS. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho các trường ĐH – CĐ như sau :
Thứ nhất, nhân tố Cá nhân có ảnh hưởng có mức tác động mạnh nhất đến quyết định chọn trường của HS, bao gồm ảnh hưởng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, người quen học tại trường ĐH – CĐ và các ấn phẩm giới thiệu về trường được in sẵn. Điều đó chứng tỏ HS huyện Bù Gia Mập, hay nói xa hơn là HS khu vực miền núi thường khó tiếp cận thơng tin về trường ĐH – CĐ thơng qua các hình thức như website, hoạt động tư vấn tuyển sinh của trường hay các hoạt động tài trợ, văn hóa thể dục thể thao, tham quan thực tế, mà họ thường biết đến thông tin trường ĐH – CĐ thông qua sự định hướng của cha mẹ, người thân và hoạt động hướng nghiệp của nhà trường (thầy cô, bạn bè, ấn phẩm in sẵn). Do đó, để nâng cao hiệu quả tuyển sinh, các trường ĐH – CĐ cần có các chương trình truyền thơng hướng đến phụ huynh HS và các trường THPT, cần phải quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp của trường THPT. Trường ĐH – CĐ nên có các chính sách hỗ trợ hoạt động hướng nghiệp như cung cấp thông tin đầy đủ thông qua các tài liệu in sẵn, hỗ trợ chi phí
hướng nghiệp cho các trường THPT, v.v. Đồng thời, các trường ĐH – CĐ cũng nên đẩy mạnh hoạt động truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng là báo giấy, đài phát thanh truyền hình để cung cấp thông tin đến phụ huynh học sinh.
Thứ hai, HS huyện Bù Gia Mập cũng rất quan tâm đến mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ đối với điều kiện sống của HS, mà đặc biệt là 2 yếu tố chi phí học tập và sự hỗ trợ về tài chính (có mức trung bình gần 4). Do đó, ngồi việc định mức học phí ở mức độ phù hợp, các trường ĐH – CĐ cần xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính đa dạng, hỗ trợ tối đa sinh viên trong q trình học tập như giảm học phí, tài trợ học bổng, ưu tiên cho nợ học phí, vay ưu đãi đối với sinh viên khu vực 3 miền núi.
Thứ ba, để tạo được sức hút đối với HS không chỉ ở huyện Bù Gia Mập mà còn HS ở các nơi khác, các trường ĐH – CĐ cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng danh tiếng cho trường mình. Đây là yếu tố được HS đánh giá cao nhất trong số các đặc điểm của trường ĐH – CĐ tác động đến quyết định chọn trường của HS. Các trường cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học, nâng cao chất lượng giảng viên và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn nhằm đào tạo được những cử nhân, kỹ sư có ích cho xã hội.
Trên đây là đề xuất một số giải pháp giúp các trường có định hướng trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, đặc biệt là đối với huyện Bù Gia Mập nói riêng và khu vực miền núi nói chung. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn, các trường cần phải có một chương trình tư vấn tuyển sinh tổng hợp, kết hợp nhiều phương tiện và tiếp cận trên nhiều đối tượng khác nhau nhằm mục đích cung cấp thật nhiều thơng tin chính xác để HS có cơ sở đánh giá, lựa chọn trường phù hợp với bản thân.
5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Tương tự như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát HS lớp 12 nên khả năng tổng quát chưa cao. Kết quả sẽ cao hơn nếu mở rộng điều tra HS lớp 10 và lớp 11.
- Thứ hai, nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở huyện Bù Gia Mập nên chỉ có giá trị thực tiễn đối với HS THPT huyện Bù Gia Mập. Nếu nghiên cứu được lặp lại ở những địa bàn khác ở khu vực miền núi thì nghiên cứu có thể được so sánh và xây dựng một hệ thống thang đo chung cho khu vực miền núi.
- Thứ ba, đối tượng nghiên cứu là HS lớp 12 nên người được khảo sát còn chưa được tiếp cận với phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa của các phương án trả lời. Điều này ảnh hưởng đến độ tin cậy của các phương án trả lời.
Trong thời gian tới, để hồn thiện mơ hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ của HS THPT khu vực miền núi thì cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu về đối tượng khảo sát cũng như đa dạng về mặt địa lý và số lượng mẫu khảo sát phải lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2008), “Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS”, TP.HCM: NXB Hồng Đức,
2. Nguyễn Phương Toàn (2010), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn
trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, luận văn
thạc sỹ, trường ĐH Kinh Tế TP. HCM
3. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội
4. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi(2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thơng”,Tạp chí phát triển
KH&CN(số 15-2009), ĐHQG TP.HCM.
Tiếng Anh
5. Amy A. Bergerson (2009), College Choice and Access to College: Moving
Policy, Research and Practice to the 21st Century. ASHE Higher
Education Report, Volume 35, Number 4
6. Cabrera, A. F., & La Nasa, S. M. (2000), Understanding the College- Choice Process. New Directions for Institutional Research, 27, 5-22
7. Chapman D. W (1981), A model of student college choice. The
Journal of Higher Education, 52(5), 490-505
8. Derek Takumi Furukawa (2011), College choice influences among high – achieving students: an exploratory case study of College Freshmen.
University of Nevada, Las Vegas.
9. Hair J.F, Anderson R.E, Tatham R.L and William C. Black (1998),
Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall Intenational,
Inc
10.Hossler D. and Gallagher K (1987), Studying college choice: A threephase model and implications for policy makers. College and
11.Jeff E. Hoyt and Andrea B. Brown (2003), Identifying college choices factors to successfully market your institution. C&U Journal
12.Kotle P., Fox K (1995), Strategic Marketing for Educational Institutions, (2nd ed.), New Jersey, Prentice Hall, USA
13.Marvin J. Burns (2006), Factors influencing the college choice of africanamerican students admitted to the college of agriculture, food and natural resources. A Thesis presented to the Faculty of the
Graduate School. University of Missouri, USA.
14.Patricia M. McDonough (1997), Choosing Colleges: How Social Class and
Schools Structure Opportunity. The State University of New York Press 15. Robert C. Brown, Myrna J. Hernandez, Tania D. Mitchell, Christopher R.
Tuner (1999), Factor influencing student college choice between in-state and out-state students. Journal of the Indian University Student Personnel
Association
16.Ruth E. Kallio (1995), Factors influencing the college choice decisions of graduate students. Research in Higher Education, Vol. 36, No. 1.
Website
www.moet.gov.vn www.gso.gov.vn www.binhphuoc.edu.vn
PHỤ LỤC
1. Đề cương thảo luận nhóm 2. Bảng câu hỏi khảo sát 3. Dữ liệu nghiên cứu
4. Phân tích hệ số Cronbach Alpha 5. Phân tích nhân tố khám phá EFA 6. Phân tích hồi quy
Phụ lục 1: DÀN BÀI THẢO LUÂN NHÓM
I – Giới thiệu:
Xin chào quý thầy cô và các em học sinh
Tôi tên là Phạm Thị Hồng Dương, học viên cao học trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em đã tham gia buổi thảo luận hôm nay
Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ của HS THPT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”. Tơi rất vui mừng được thảo luận với quý thầy cô và các em về đề tài này.
II – Nội dung thảo luận:
Nội dung thảo luận dựa trên một số gợi ý về các yếu tố cấu thành thang đo 1. Đặc điểm cá nhân của HS
- Sở thích, nguyện vọng của HS - Tính cách, năng khiếu của HS - Năng lực học tập của HS 2. Các cá nhân có ảnh hưởng
- Cha mẹ - Thầy cơ - Bạn bè
- Người quen học tại trường ĐH - CĐ
3. Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS - Chi phí học tập - Hỗ trợ tài chính - Ký túc xá - Mơi trường sống và học tập - Vị trí địa lý - Chương trình học
4. Đặc điểm trường ĐH – CĐ - Chất lượng đào tạo - Đội ngũ giảng viên
- Danh tiếng trường ĐH – CĐ
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học - Hoạt động ngoại khóa
- Truyền thống phát triển - Mơ hình trường ĐH – CĐ - Tỷ lệ chọi
5. Hoạt động truyền thông của trường ĐH – CĐ - Website
- Tư vấn tuyển sinh - Báo đài, ấn phẩm in sẵn
6. Mong đợi sau khi tốt nghiệp ĐH – CĐ của HS - Cơ hội việc làm
- Thu nhập
- Cơ hội thăng tiến - Khả năng học lên cao
Phụ lục 2: BẢNG KHẢO SÁT
Chúng tôi đang tiến hành khảo sát các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường trong kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của học sinh lớp 12 khu vực Bù Gia Mập. Chúng tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn vào nghiên cứu này thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Các câu hỏi này không nhằm đánh giá các bạn trả lời “Đúng” hay “Sai” mà chỉ nhằm tham khảo ý kiến các bạn mà thơi. Do đó, đề nghị các bạn hãy trả lời thật đúng những gì mình nghĩ. Chúng tôi đảm bảo các thơng tin chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Phần 1: Câu hỏi chọn lọc
STT Nội dung Câu
1 Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn dự định sẽ làm gì?
Tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013 Chuyển sang câu 2
Đi du học Chuyển sang phần 3
Làm công nhân hoặc lao động phổ thông Chuyển sang phần 3
Kinh doanh, buôn bán, làm nông Chuyển sang phần 3