Chương 1 : Tổng quan về công nghệ ép phun
3.5. Chèn các chi tiết khuôn
Trong phần thiết kế kết cấu chúng ta đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của moldbase, tuy nhiên trong moldbase không thể đáp ứng hết các chi tiết khuôn mà các nhà sản xuất khn khơng chuẩn hóa được. Do
đó cơng việc tiếp theo là chúng ta đưa thêm các tiêu chuẩn vào khuôn.
VISI hỗ trợ rất nhiều các thành phần chi tiết khuôn như hệ thống trượt, lói xiên, lịxo, trục dẫn hướng, bạc bơm keo…
3.5.1. Tạo phần rỗng cho các inserts
Trước tiên chúng ta cần tạo phần rỗng tại các tấm khuôn K20 để lắp các inserts vào. Để thuận tiện trong việc xử lý ta sử dụng Layer manager để thể hiện những mơ hình cần thiết như hình dưới:
80
Ghi chú:
Trong bài tập này đã tạo sẵn khối Pocket-solid ñể thuận tiện trong việc thực hiện bài tập (các bạn có thể tự tạo nếu khơng có).
3.5.1.1. Tạo phần rỗng cho tấm CAV:
1. Dùng lệnh Operation / Cavity, tấm CAV trừ khối Pocket-Solid. 2. Chọn tấm CAV.
3. Chọn khối Pocket-Solid.
4. Nhập giá trị offset for cavity là 0 và chấp nhận với nút OK
3.5.1.2. Tạo phần rỗng cho tấm CORE:
1. Dùng lệnh Operation / Subtract, tấm CORE trừ khối Pocket-Solid 2. Chọn tấm CORE.
Chú ý:
Nhấn F4 để xem hình chiếu trục đo, nhấn ‘Y’ để xem mặt cắt theo hướng Y và nhấn ‘.’ để bỏ tạo mặt cắt.
Chọn icon SET/RESET trong Layer để thể hiện hết các đối tượng
3.5.2. Chèn Bulong cố định các tấm K20 với các insert (Hasco Z30)
Sau khi đã tạo phần rỗng cho các tấm K20, chúng ta tiến hành chèn các bulong
82
Để thuận tiện trong việc xử lý ta sử dụng layer manager để thể hiện các 4 layer
chứa mơ hình cần thiết như hình dưới
3.5.2.1. Thực hiện các bước như sau:
Mould/ Standard Element
Xuất hiện bảng điều khiển lắp đặt, bulong và các thông số.
3.5.2.2. Các bước lắp đặt bulong:
1. Chọn tấm Start Plate để xác định tấm đặt bulong. 2. Chọn tấm End Plate ñể xác định tấm bắt bulong. 3. Xác định vị trí bulong Origin.
84
Chi chú:
Điểm đặt bulong có thể chọn một trong 4 vị trí tâm của cung.
Sử dụng nút phải chuột tại vùng chọn đối tượng Selection Tree để chọn lựa lại các tùy chọn như tấm End Plate, vị trí Origin…
Chọn PreView để xem trước mơ hình tại vùng đồ họa.
3.5.2.3. Hiệu chỉnh thuộc tính và thơng số bulong:
Chú ý :
Khi hoàn tất chọn vào ta vẫn có thể chọn tiếp tục vị trí mới để đưa tiếp 3 bulong vào, nếu muốn thoát lệnh ta nhấn ESC.
Trong trường hợp này ta dùng một phương pháp khác để tạo 3 bulong còn lại bằng cách lấy đối xứng theo hai hướng.
Edit / Mirror
1. Chọn vào chức năng lấy đối xứng theo 2 hướng (Two directions) . 2. Chọn vào bulong cần lấy đối xứng.
Xuất hiện bảng thông báo:
Khi copy hoặc lấy đối xứng, hệ thống sẽ cho phép tự động xây dựng lại chi tiết tại vị trí mới khi các tấm có bề dày khác nhau. Trong trường hợp này ta chọn No vì các tấm có cùng một bề dày.
Khi chọn No ta sẽ có được 3 bulong cịn lại được tạo ra bằng cách lấy đối xứng theo 2 hướng như hình trên.
Tương tự, ta sẽ tạo 4 bulong để cố định phần khuôn dương và insert dương.
Ghi chú:
Thiết lập layer CORE làm layer hiện hành.
86
3.5.3. Chèn bạc cuốn phun Sprue Bush (Hasco Z511R_L)
Để thuận tiện trong việc xử lý ta sử dụng Layer manager để thể hiện những
mơ hình cần thiết như hình dưới.
Các bước thực hiện:
Mould/ Standard Element
1. Chọn trang Sprue Bushing. 2. Chọn chuẩn Hassco Z511R_L. 3. Chọn tấm K20 để đặt bạc cuốn phun. 4. Chọn insert âm để bạc cuốn phun đi qua. 5. Chọn vị trí cho điểm đặt (X0, Y0, Z0).
Chú ý
Thiết lập bạc cuốn phun trong layer CAV.
Sử dụng nút phải chuột tại vùng chọn đối tượng Selection Tree để chọn lựa lại các tùy chọn như tấm End Plate, vị trí …
Chọn đường kính bạc cuốn phun 18mm.
3.5.4. Chèn vòng định vị Register Ring do người dùng tự tạo
Trong một số trường hợp các chi tiết khơng có trong catalogues, ta có thể
đưa vào các chi tiết do người thiết kế tự tạo vào để làm catalogues.
Các bước thực hiện:
Mould/ User elements / Load user element
1. Chọn chi tiết có tên Register Ring.grp trong cùng thư mục chứa file chi tiết. 2. Chọn vị trí đặt.
88
3.5.5. Chèn Bolung cố định vòng định vị Register Ring
Ta đã có vịng định vị đặt trên tấm kẹp trên (top plate) và nó cần được cố định lại bằng bulong hoặc vít cố định, ta sử dụng 2 bulong M5x16 trong chuẩn Hasco Z30 để cố định chúng.
Chọn vào tâm của bạc cuống phun với chức năng truy bắt tâm
Rigister Ring
Chọn vào cạnh của bạc cuống phun để lấy tâm
Vòng định vị sẽ xuất hiện khi chọn vào tâm bạc cuống phun, thể hiện dưới dạng mặt cắt
Các bước thực hiện:
Mould/ Standard Element 1. Chọn trang Fixing. 2. Chọn chuẩn Hassco Z30.
3. Chọn vòng định vị để đặt bulong.
4. Chọn tấm kẹp trên K11 để bulong đi qua.
5. Chọn vị trí cho điểm đặt bulong tại điểm (X0, Y40, Z0) và (X0, Y-40, Z0).
Ghi chú:
Sử dụng hệ tọa độ tuyệt đối (Absolute). Hướng đặt theo hướng ‘- Z’.
Thiết lập bulong vào trong layer TOP trong bảng điều khiển Element Data.
Đánh dấu vào ô Through hole trong bảng điều khiển thơng số
90
3.5.6. Chèn ty lói Ejector Pins (Hasco Z41 )
Vị trí ty lói, kích thước cũng như số lượng của chúng phụ thuộc nhiều vào hình dạng sản phẩm, quan trọng nhất là bố trí ty lói phân bố đều trên sản phẩm để dễ dàng đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn mà không ảnh hưởng đến sự biến dạng sản phẩm.
Để thuận tiện trong việc xử lý ta sử dụng Layer manager để thể hiện những
mô
Các bước thực hiện: Mould/ Standard Element
1. Chọn trang EjectorPins. 2. Chọn chuẩn Hassco Z41_L. 3. Chọn tấm lói EJE5 để đặt ty lói.
4. Chọn khối insert dương MH-SUB1 để ty lói đi qua.
5. Chọn vị trí cho điểm đặt ty lói tại điểm (X-15, Y-48.5, Z0).
6. Xác định đường kính ty lói là 4mm và khoảng trượt Guiding Length là 29mm.
Ta sẽ tiếp tự tạo ra các ty lói khác bằng cách lấy đối xứng theo hai hướng.
Các bước thực hiện: Edit / Mirror
1. Chọn vào chức năng lấy đối xứng theo 2 hướng (Two directions) . 2. Chọn vào ty lói Z41_L cần lấy đối xứng.
92 Xuất hiện bảng thông báo:
Chọn No cho hệ thống không xây dựng lại mơ hình, ta có các ty lói như hình:
Thực hiện phương pháp tương tự như trên ta tạo thêm 2 ty lói khác với các yêu cầu như sau:
Ty lói thứ 1:
1. Chọn chuẩn Hassco Z41_L.
2. Điểm đặt ty lói tại điểm (X0, Y0, Z0).
3. Đường kính ty lói là 6mm và khoảng trượt là 15mm.
Ty lói thứ 2:
1. Chọn chuẩn Hassco Z41_L.
2. Điểm đặt ty lói tại điểm (X41, Y0, Z0).
Nếu thực hiện đúng, chúng ta sẽ có được các ty lói được bố trí như hình trên. Sau khi hoàn tất bài tập này chúng ta sẽ tiếp tục với phần thiết kế lõi mặt bên với hệ thống con trượt Sliders và hệ thống lói xiên Lifters.