TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN LỖ TÂM

Một phần của tài liệu Thực tập cơ khí 1 (Trang 63)

TIỆN MẶT ĐẦU VÀ KHOAN LỖ TÂM MỤC TIÊU THỰC HIỆN

Kiến thức

- Trình bày đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của mặt đầu và lỗ tâm.

- Nhận dạng được các loại lỗ tâm và giải thích rõ công dụng của chúng. - Chọn được chế độ cắt thích hợp khi tiện vạt mặt đầu và khoan lỗ tâm.

- Phát hiện các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục khi tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm.

Kỹ năng

- Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Gá dao và so dao đúng tâm.

- Lập được trình tự các bước thực hiện khi tiện vạt mặt đầu và khoan lỗ tâm. - Biết cách phòng ngừa và cách khắc phục các dạng sai hỏng thường gặp khi tiện vạt mặt đầu và khoan lỗ tâm.

Thái độ

- Cẩn thận, an tồn khi gia cơng trên máy tiện. - Bảo dưỡng máy móc và thiết bị.

5.1 Tiện mặt đầu

5.1.1 Yêu cầu kỹ thuật của tiện mặt đầu

Mặt đầu trên chi tiết gia công phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: - Phải đảm bảo độ phẳng (không bị lồi, lõm).

- Vng góc với đường tâm chi tiết.

- Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu bản vẽ.

5.1.2 Các loại dao dùng để tiện mặt đầu và cách gá dao

Tùy theo tính chất công việc và điều kiện gá lắp ta dùng các loại dao như hình 5.1. Gồm có: Dao phá thẳng như hình 5.1a, dao đầu cong như hình 5.1b, dao vai như hình 5.1c, dao tiện mặt đầu chuyên dụng như hình 5.1d.

56

Hình 5.1 Các loại dao dùng để tiện mặt đầu

Phương pháp gá dao tiện mặt đầu: Dao phải đươc gá cao ngang tâm máy, nếu gá thấp hơn hoặc cao hơn tâm máy thì trên mặt đầu của chi tiết gia công sau khi cắt sẽ cịn lại một hình lõi trụ ở tâm như hình 5.2.

Chiều dài đầu dao nhơ ra khỏi giá dao không vượt quá 1,5 lần chiều cao của thân dao.

Hình 5.2 Khuyết tật khi gá dao cao hơn và thấp hơn tâm máy

5.1.3 Phương pháp tiện mặt đầu

Khi gá trên mâm cặp vật gia cơng chỉ được nhơ ra khỏi mâm cặp ít nhất như hình 5.3.

Hình 5.3. Chiều dài phơi nhơ ra khỏi mâm cặp khi tiện mặt đầu

Nếu tiện những bậc thấp dùng dao vai cho tiến dọc như trường hợp tiện ngồi hình 5.1c. Lưỡi cắt chính của dao phải vng góc với đường tâm của phơi, đảm bảo

góc 0

90 

57

Hình 5.4. Kiểm tra dao vai sau khi gá bằng ke vuông

Khi xén mặt đầu dao vai được gá nghiêng 1 góc (góc giữa lưỡi cắt chính của dao với mặt đầu của chi tiết gia công) bằng 0

10

5 như hình 5.5.

Hình 5.5. Tiện mặt đầu bằng dao vai với bước tiến ngang

Nếu dùng dao vai khi cắt gọt với chiều sâu cắt lớn, dao tiến theo hướng kính vào tâm vật gia cơng nên lực cắt gọt có xu hướng kéo dao cắt vào sâu mặt đầu của chi tiết gia công nên bị lõm.

Để khắc phục tình trạng này khi cắt thơ phần lớn lượng dư cắt gọt lớn ta nên sử dụng dao 450 như hình 5.5a.

5.1.4 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện mặt đầu

Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

1. Một phần bề mặt của phôi dao cắt chưa hết.

- Không đủ lượng dư gia công.

- Phơi bị đảo.

- Kiểm tra kích thước phơi trước khi gia cơng.

- Rà trịn điều chỉnh độ đồng tâm của phôi với trục chính.

2. Vị trí mặt đầu khơng đạt.

- Kiểm tra kích thước khơng chính xác khi cắt thử.

- Nhầm lẫn khi sử dụng mặt số bàn trượt dọc.

- Kiểm tra chính xác trước khi cắt thử.

- Khử độ rơ trước khi sử dụng mặt số bàn trượt dọc, cẩn thận khi điều chỉnh. 3. Mặt đầu không

vng góc với đường tâm chi tiết, cịn lõi ở tâm.

- Gá dao quá dài, không đủ chặt.

- Phôi bị đảo, chiều sâu cắt quá lớn.

- Gá dao không đúng tâm máy.

- Rút ngắn chiều dài gá dao.

- Rà trịn phơi, giảm chiều sâu cắt.

- Gá dao đúng tâm máy. 4. Độ nhám bề mặt quá lớn. - Dao mịn, mài góc cắt chưa đúng. - Chọn chế độ cắt không hợp lý.

- Mài lại dao đúng góc độ. - Giảm chiều sâu cắt và bước tiến (chọn đúng theo bảng)

58

5.2 Khoan lỗ tâm

5.2.1 Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm

Lỗ tâm là một loại chuẩn dùng để định vị lâu dài nên yêu cầu: - Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc nên tiết diện phải đủ lớn. - Góc cơn phải chính xác.

- Các kích thước D, d, L, l phải theo đúng yêu cầu trong bảng 5.1. - Phải nhẵn bóng để chống mịn.

- Hai lỗ tâm phải cùng nằm trên một đường thẳng để tránh mũi tâm tiếp xúc không đều gây ra mịn và làm chi tiết khơng chính xác.

- Luôn cho dầu mỡ vào mũi tâm và lỗ tâm, lực ép giữa 2 mũi tâm không được chặt quá hoặc lỏng quá.

- Tâm của 2 mũi tâm phải trùng với tâm máy.

5.2.2 Hình dáng và kích thước lỗ tâm

- Lỗ tâm dùng để định vị các chi tiết hình trụ trịn trong cả q trình cơng nghệ, lỗ tâm có thể khoan trên 1 đầu hoặc 2 đầu của chi tiết gia công.

- Lỗ tâm tựa và quay trịn trên mũi tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ nhẵn của chi tiết gia công.

- Ưu điểm: Dùng lỗ tâm gá đặt nhanh chóng, đảm bảo kích thước hướng kính trong nhiều lần gá lắp khác nhau.

- Kích thước lỗ tâm: Lỗ tâm được khoan theo kích thước tiêu chuẩn, trên hình 5.6 là dạng lỗ tâm chủ yếu thường dùng.

Bảng 5.1 Quy định kích thước lỗ tâm

STT Đường kính khởi phẩm Kích thước lỗ tâm (mm) ĐK D0 D d L l a 1 5 - 8 2.5 1.0 3.5 1.2 0.4 4.0 2 8 - 12 4.0 1.5 4.0 1.8 0.6 6.5 3 12 - 20 5.0 2.0 5.0 2.4 0.8 8.0 4 20 - 30 6.0 2.5 6.0 3.0 0.8 10.0 5 30 - 50 7.5 3.0 7.5 3.6 1.0 12.0 6 50 - 80 10.0 4.0 10.0 4.8 1.2 15.30 7 80 - 120 12.5 5.0 12.5 6.0 1.5 20.0

59

Hình 5.6 Các dạng cơ bản của lỗ tâm

5.2.3 Các loại mũi khoan tâm

Mũi khoan tâm chuyên dùng có cấu tạo như hình 5.7, khi khoan sẽ nhận được đồng thời cả phần trụ và phần côn của lỗ tâm.

Hình 5.7 Mũi khoan tâm Hình 5.8 Khoan tâm bằng mũi khoan và mũi khóet cơn

Có thể khoan tâm bằng mũi khoan thơng thường, sau đó dùng mũi kht cơn để xốy phần lỗ cơn như hình 5.8.

5.2.4 Phương pháp khoan lỗ tâm

Trước khi khoan lỗ tâm cần

- Tra bảng trong sổ tay công nghệ chế tạo máy để xác định dầy đủ các kích thước của lỗ tâm, trên cơ sở đó chọn mũi khoan tâm cho phù hợp.

- Tiện phẳng mặt đầu trước khi khoan hoặc định tâm trước bằng cách lấy dấu. Khoan tâm có thể thực hiện trên máy khoan, trên máy tiện hoặc trên máy khoan tâm chuyên dùng trong sản xuất hàng loạt.

Khoan tâm trên máy tiện là phương pháp gia công được sử dụng phổ biến. Khi khoan phơi được gá trên mâm cặp, cịn mũi khoan tâm được gá trong bầu cặp và lắp vào nịng ụ động như hình 5.9a.

a. Lỗ tâm khi gia công xong phải bỏ đi

b. Lỗ tâm khi gia cơng xong cịn tiếp tục sử dụng gá trên

60

Hình 5.9 Khoan tâm trên máy tiện

5.2.5 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi khoan lỗ tâm

Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

1. Góc cơn sai (lớn quá hoặc nhỏ quá) sẽ làm mòn mũi tâm.

- Chọn góc cơn của mũi khoét sai.

- Prôfin của mũi khoan tâm bị sai.

- Chọn lại góc cơn của mũi khoét phù hợp. - Thay mũi khoan tâm. 2. Phần trụ d khơng có sẽ

làm mịn nhanh mũi tâm.

- Phần hình trụ của mũi khoan tâm bị gãy.

- Thay mũi khoan tâm 3. Chiều sâu L của lỗ tâm

quá sâu, quá nhỏ.

- Kiểm tra chiều sâu khi khoan khơng chính xác.

- Khoan theo vạch cữ hoặc vạch dấu trên mũi khoan.

4. Lỗ tâm bị lệch so với đường tâm của phôi.

- Gá phôi bị đảo - Vạch dấu sai.

- Rà tròn và điều chỉnh độ đồng tâm phơi thật chính xác.

5. Tâm của lỗ tâm bị nghiêng so với tâm của phôi. - Tâm ụ động và tâm trục chính khơng trùng nhau. - Điều chỉnh lại ụ động thẳng hàng với tâm trục chính.

61

5.3 Bài tập thực hành tiện vạt mặt đầu và khoan lỗ tâm 5.3.1 Bản vẽ chi tiết 5.3.1 Bản vẽ chi tiết

Yêu cầu kỹ thuật:

- Độ không song song, khơng vng góc giữa hai mặt đầu ≤ 0,1 - Độ không đồng tâm giữa tâm lỗ tâm với đường tâm chi tiết ≤ 0,1 - Dung sai kích thước chiều dài ± 0,1

62

5.3.2 Phiếu hướng dẫn thực hiện Các bước thực hiện Các bước thực hiện

và sơ đồ nguyên công

Yêu cầu kỹ thuật, dụng

cụ cắt và kiểm tra Chỉ dẫn thực hiện

1. Tiện vạt mặt đầu A - Bề mặt gia công phải phẳng , đạt độ nhám theo yêu cầu

- Đảm bảo độ vng góc với tâm chi tiết.

- Dao tiện trụ φ=900 hoặc φ=450

- Thước cặp 1/50

- Gá phơi có chiều dài nhơ ra khỏi mâm cặp 30 – 50 mm.

- Gá dao đúng tâm máy, phần đầu dao nhô ra khỏi cán dao l=1.5H

- Tiện vạt mặt đầu: Tiện thô và tinh đạt độ nhám bề mặt theo yêu cầu.

2. Khoan lỗ tâm - Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám Rz40.

- Lỗ tâm phải trùng với tâm chi tiết

- Mũi khoan tâm Ø4mm

- Mở máy cho trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ, tốc độ n = 1200 – 1500 vòng/phút.

- Khoan lỗ tâm ở mặt đầu A, chiều sâu khoan khi khoảng bằng 2/3 chiều dài mặt côn của mũi khoan tâm.

3. Tiện vạt mặt đầu B - Bề mặt gia cơng phải phẳng .

- Đạt kích thước chiều dài theo yêu cầu.

- Đảm bảo độ không song song với mặt A là ≤ 0,1 - Dao tiện trụ φ=900

hoặc φ=450 - Thước cặp 1/50

- Các bước thực hiện giống như bước 1.

- Kiểm tra kích thước chiều dài là 140 mm ± 0,1.

4. Khoan lỗ tâm - Bề mặt lỗ tâm đạt độ nhám Rz40.

- Độ không đồng tâm giữa hai lỗ tâm là ≤ 0,1

Mũi khoan tâm Ø4mm

Các bước thực hiện giống như bước 2.

CÂU HỎI Câu 1. Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm gồm có:

A. Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc trên tiết diện phải đủ lớn. B. Góc cơn phải chính xác.

C. Các kích thước D, d, L, l phải đúng theo yêu cầu trong bảng 5.1. D. Phải nhẵn bóng để chống mịn.

E. Hai lỗ tâm phải nằm trên cùng một đường thẳng.

F. Lực ép giữa hai mũi tâm không được chặt quá hay lỏng quá. G. Tâm của hai mũi tâm phải trùng với tâm máy.

63

Câu 2. Xác định chế độ cắt khi tiện mặt đầu bằng dao tiện φ = 900, vật liệu chế tạo dao là thép gió.

Câu 3. Nêu các dạng sai hỏng và cách khắc phục khi tiện mặt đầu. Câu 4. Nêu các dạng sai hỏng và cách khắc phục khi khoan lỗ tâm.

64 Bài 6

TIỆN TRỤ SUỐT MỤC TIÊU THỰC HIỆN

Kiến thức

- Trình bày các khái niệm, yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngồi. - Lựa chọn các loại dao thích hợp khi tiện trụ.

- Chọn được chế độ cắt thích hợp khi tiện thơ và tiện tinh đối với trụ suốt.

- Nhận biết các dạng sai hỏng thường gặp và nguyên nhân dẫn đến các sai hỏng khi tiện tru suốt.

Kỹ năng

- Tiện được trụ suốt ngắn gá trên mâm cặp ba vấu tự định tâm đúng trình tự, đạt các yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an tồn.

- Lập được quy trình cơng nghệ gia công chi tiết trụ suốt.

- Phát hiện các sai hỏng thường gặp và biết các biện pháp khắc phục.

Thái độ

- Chăm chỉ, cẩn thận trong công việc. - Quan sát, tìm tịi và học hỏi.

6.1 Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngoài

Một số chi tiết máy như các loại trục, bánh răng, trục tâm, chốt, pít tơng…có mặt ngồi là hình trụ. Mặt trụ được tạo bởi đường thẳng quay quanh một đường tâm song song với nó. Yêu cầu kỹ thuật của mặt trụ ngồi là:

- Có độ thẳng đường sinh.

- Độ trụ: Ở mọi mặt cắt vng góc với đường tâm, các đường trịn có đường kính đều bằng nhau tức là đảm bảo khơng có hình cơn, hình tang trống, hình n ngựa.

- Độ trịn: Các mặt cắt bất kỳ vng góc với đường tâm có độ trịn xoay như khơng ơ van, khơng có hình nhiều cạnh.

- Độ đồng tâm: Tâm của mọi mặt cắt vng góc có đường tâm đều nằm trên một đường thẳng.

- Trong thực tế không thể có những chi tiết mặt ngồi là hình trụ tuyệt đối, vì trong q trình gia cơng sẽ có những sai lệch. Sai lệch cho phép về hình dáng, vị trí tương đối về bề mặt chi tiết được ghi trên bản vẽ bằng kí hiệu hoặc thuyết minh theo hệ thống tài liệu thiết kế.

6.2 Phương pháp tiện trụ suốt khi phôi được gá trên mâm cặp 6.2.1 Các loại dao dùng để tiện mặt trụ ngoài 6.2.1 Các loại dao dùng để tiện mặt trụ ngồi

65

Có thể là dao đầu thẳng như hình 6.1a hoặc dao đầu cong như hình 6.1b. Dao đầu cong khơng những dùng để tiện mặt trụ ngồi mà cịn dùng để tiện khoả mặt đầu chi tiết.

Dao tiện phá có góc nghiêng chính φ = 30o - 60o, góc nhỏ dùng để gia cơng phơi cứng vững khi

d

1

< 5 , góc nghiêng phụ φ1 = 10o - 30o

Trong thực tế thường dùng dao vai có góc φ = 90o (như hình 6.1c) để gia cơng mặt trụ ngồi và xén bậc những chi tiết kém cứng vững

d

1

> 12, vì có lực Py phơi nhỏ, dùng dao có góc φ = 90o có tuổi thọ kém hơn so với dao có góc φ = 30o - 60o, vì lưỡi cắt tham gia ít, nhiệt tập trung ở mũi dao lớn.

Hình 6.1 Các loại dao tiện phá

a. Dao phá thẳng; b. Dao phá đầu cong; c. Dao phá vai

b. Dao tiện tinh

Thường mài mũi dao có bán kính lớn hơn, bán kính mũi dao càng lớn thì độ trơn láng càng cao.

- Tiện bán tinh r = 1.5 – 2 mm - Tiện tinh r = 3 – 5 mm

6.2.2 Phương pháp gá dao

Gá trên ổ dao cần phải đảm bảo mũi dao ở vị trí ngang tâm trục chính hoặc cao hơn tâm một khoảng

50 1

đến 1000

1

66

Kiểm tra chiều cao của mũi dao theo tâm của mũi nhọn ụ trước hoặc ụ động bằng ke có vạch hoặc so bằng mũi nhọn ụ sau như hình 6.2a,c.

Để điều chỉnh mũi dao khi gá dùng các miếng căn lót có chiều dày khác nhau bằng thép mềm số lượng các căn lót càng ít càng tốt như hình 6.2b.

Miếng căn lót phải phẳng, được đặt ngay ngắn và để mặt dưới cán dao tiếp xúc toàn bộ trên bề mặt của miếng căn.

Phần nhơ ra ngồi của đầu dao ra khỏi ổ dao không vượt quá 1.5 chiều dày thân dao như hình 6.3.

Dao phải được kẹp chặt vào ổ dao bằng 2 vít trở lên, vít ổ dao phải đảm bảo tốt.

Hình 6.2 Cách gá dao trên ổ dao

a. Kiểm tra chiều cao của mũi dao sau khi gá so với mũi tâm trước;

Một phần của tài liệu Thực tập cơ khí 1 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)