7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Sài Gịn có tiền thân là ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và lấy tên hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gịn, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chun mơn vượt bậc của tập thể cán bộ, công nhân viên.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm những ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước, sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm thời gian nhất.
Với việc mở rộng mạng lưới, SCB mong muốn được phục vụ đông đảo khách hàng, mang đến cho khách hàng những tiện ích đa dạng và phong phú. Với phương châm “SCB hồn thiện vì khách hàng”, SCB hy vọng sẽ đồng hành và luôn là người bạn đáng tin cậy, góp phần mang đến thành cơng cho khách hàng. Sự ủng hộ nhiệt
tình của quý khách hàng sẽ là động lực rất lớn tạo nên sự phát triển lâu dài và bền vững của SCB.
Hoạt động chính của Ngân hàng là cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.
2.1.2. Khái quát về các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn:
Để tạo lập nguồn vốn, SCB cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều tham gia huy động vốn trên cả thị trường 1 (thị trường các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân và hộ gia đình) và thị trường 2 (thị trường các tổ chức tín dụng). Tình hình huy động vốn của SCB khá khả quan, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của SCB là nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. SCB luôn được xem là ngân hàng cung cấp cho khách hàng khá đa dạng các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn như:
Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng Việt Nam Đồng, ngoại tệ và vàng với kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn.
Các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mại.
Các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm kết hợp với công tác từ thiện tại SCB.
Tiết kiệm tích lũy linh hoạt phục vụ các nhu cầu học tập, hưu trí, tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu tích góp vì tương lai của mọi đối tượng khách hàng như chùm sản phẩm tích lũy bé ngoan, tích lũy thành đạt, tích lũy học tập, tích lũy hưu trí…
Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi linh hoạt – lãi suất tối đa, kỳ hạn duy nhất – lãi suất linh hoạt, tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang…
Tiền gửi thanh toán.
Tài khoản “Bà Triệu”, tài khoản “Thanh toán đa lợi”, tài khoản thanh toán “SCB 100+” dành cho tổ chức.
Tùy theo từng thời điểm và tùy vào nhu cầu vốn của ngân hàng mà SCB đưa ra các chính sách lãi suất, chính sách khuyến mại phù hợp, thể hiện trong từng sản phẩm. Ví dụ gần đây SCB đưa ra các chính sách tiền gửi cạnh tranh để thu hút vốn như: chính sách tiền gửi khơng kỳ hạn, chính sách Thay lời tri ân, trao tin tưởng – nhận tri ân…
2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2009-2012:
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB giai đoạn 2009-2012:
Tất cả các ngân hàng thương mại để đi vào hoạt động phải cần huy động vốn. Hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận.
Nhận thức được vấn đề đó, ngân hàng TMCP Sài Gịn đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xuyên suốt trong năm và đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện những mục tiêu trên.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB giai đoạn 2009 - 2012
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tiền gửi của dân cư 29.875 40.666 38.564 49.478
-Tỷ trọng 61,09% 74,70% 48,90% 61,94%
-Tỷ lệ tăng trưởng 36,12% (10,09%) 28,30%
2 Tiền gửi của TCKT 4.069 3.504 2.378 2.484
-Tỷ trọng 8,32% 6,44% 3,18% 3,11% -Tỷ lệ tăng trưởng (13,89%) (32,13%) 4,46% 3 Vay của TCTD khác 11.958 9.551 21.541 18.219 -Tỷ trọng 24,45% 17,54% 28,81% 22,81% -Tỷ lệ tăng trưởng (20,13%) 125,54% (15,42%) 4 Vay từ NHNN 3.000 718 14.286 9.700 -Tỷ trọng 6,13% 1,32% 19,11% 12,14% -Tỷ lệ tăng trưởng (76,07%) 1.889,69% (32,10%) Tổng vốn huy động 48.902 54.439 74.769 79.881 -Tỷ lệ tăng trưởng 11,32% 37,34% 6,84%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB & số liệu phòng KTTCTH)
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế trong và ngồi nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thêm vào đó với chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã tác động đáng kể lên thị trường tài chính Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, hoạt động
79,881 74,769 80,000 60,000 40,000 20,000 0 54,439 48,902
Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012
6.14 1.32 19.11 12.14 100 17.54 6.44 24.45 8.32 80 22.81 3.11 28.81
3.18 Vay của NHNNVay của TCTD khác Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của dân cư
60 40 74.7 61.94 61.09 48.9 20 0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
huy động vốn của SCB trong những năm vừa qua cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
Đồ thị 2.1: Số dư huy động qua các năm (Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB & số liệu phòng KTTCTH)
Đồ thị 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm (%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB & số liệu phịng KTTCTH)
Tính đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 48.902 tỷ đồng, trong đó huy động từ tiền gửi từ dân cư đạt 29.875 tỷ đồng, chiếm 61,09% tổng nguồn vốn huy động và các tổ chức kinh tế đạt 4.069 tỷ đồng, chiếm 8,32% tổng nguồn vốn huy động, từ các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 11.958 tỷ đồng, chiếm 24,45% tổng nguồn vốn huy động và từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 3.000 tỷ đồng, chiếm 6,13% tổng nguồn vốn huy động.
Bước qua năm 2010, SCB phải đối mặt với những áp lực không nhỏ về huy động vốn, biến động phức tạp của thị trường, lãi suất, giá vàng… hoạt động huy động vì thế mà gặp khơng ít khó khăn. Mặc dù vậy, trong năm 2010 huy động vốn của SCB vẫn có những bước tiến mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 54.439 tỷ đồng, tăng 5.537 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng 11,32%) so với năm 2009. Trong đó, đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2010 là từ tiền gửi của dân cư với 40.666 tỷ đồng, chiếm 74,7% tổng nguồn vốn huy động, tăng hơn 10.791 tỷ đồng so với năm 2009. Huy động từ các tổ chức tín dụng và các nguồn khác đã từng bước giảm dần theo đúng mục tiêu của SCB và đến cuối năm 2010 chỉ còn ở mức 10.269 tỷ đồng, giảm 4.689 tỷ đồng so với năm 2009. Theo đó cơ cấu nguồn vốn đang tiếp tục được cải thiện theo hướng ổn định và bền vững.
Năm 2011 với nhiều cơ hội và thách thức trên cơ sở những thành quả đã đạt được, SCB hướng đến hoàn thiện và phát triển các sản phẩm, chính sách tiền gửi theo hướng tinh gọn hơn, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tính đến cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 74.769 tỷ đồng, tăng 20.330 tỷ đồng (tăng 37,34%) so với năm 2010. Trong đó, đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2011 là từ huy động của các tổ chức tín dụng, với mức tăng 11.990 tỷ đồng, đạt 21.541 tỷ đồng vào cuối năm 2011 và vay của Ngân hàng Nhà nước tăng 13.568 tỷ đồng so với năm 2010, đạt 14.256 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Sở dĩ tỷ lệ vốn huy động từ các TCTD và NHNN tăng cao như vậy là do SCB đang trong quá trình hợp nhất tự nguyện ba ngân hàng là ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) và là 3 ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng tiến hành hợp nhất, do đó khơng thể tránh khỏi việc suy giảm niềm tin trong lòng khách hàng. Tuy nhiên có thể thấy việc hợp nhất ba ngân hàng SCB, TNB và FCB là bước khởi đầu thành cơng của q trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mọi hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường và khơng có hiện tượng khách hàng ồ ạt kéo đến rút tiền hoặc ngừng gửi tiền. Tính đến cuối năm 2011, lượng vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt
38.942 tỷ đồng, giảm 5.228 tỷ đồng so với năm 2010. Trên thực tế, quyết định hợp nhất ba ngân hàng không gây sốc cho giới đầu tư, cũng như khách hàng gửi tiền bởi thơng tin này đã rị rỉ từ trước và đã được công chúng chấp nhận dần dần. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết và đã tính hết các biện pháp dự phịng với u cầu cao nhất là giữ ổn định cho hệ thống cùng với việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) một ngân hàng quốc doanh đã tiến hành IPO vào 28/12/2011, được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất nên đã trấn an niềm tin của người gửi tiền cũng như giới đầu tư.
Khơng nằm ngồi quy luật chung của thị trường, năm 2012 bản thân SCB gặp phải rất nhiều khó khăn và bất lợi trong cơng tác huy động vốn. Tuy nhiên, trước tình hình đó trong năm vừa qua, huy động vốn của SCB vẫn đạt được những thành tích khích lệ, củng cố niềm tin cho khách hàng. Tính đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động của SCB đạt 79.881 tỷ đồng, tăng 6,84% so với năm 2011. Và đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng huy động vốn trong năm này xuất phát từ sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư, đạt 49.478 tỷ đồng, tăng 28,30% so với năm 2011. Và điều đáng khích lệ hơn nữa, trong năm này SCB đã nỗ lực giảm bớt một lượng đáng kể nguồn vốn huy động từ NHNN, giảm 32,10% so với năm 2011 và từ các TCTD khác giảm 15,42%.
Bên cạnh đó, SCB hợp nhất cũng đang hoạt động theo đề án đã được Thủ tướng phê duyệt, với một cơ chế đặc biệt. Trong giai đoạn tiếp theo, SCB sẽ tập trung phát huy hơn nữa thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động, chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng quản lý điều hành, cũng như đầu tư mạnh mẽ về công nghệ khoa học. Tất cả những điều này sẽ giúp SCB nhanh chóng trở thành một trong ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.2. Cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng khách hàng:
Cơ cấu tiền gửi huy động của ngân hàng có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tăng dần tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong tổng tiền gửi của khách hàng.
Nhìn bảng số liệu 2.2 ta thấy rằng tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn cao hơn nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là nguồn vốn ổn định và đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Điều đó cho thấy tiềm lực vốn của SCB trong dân cư khá mạnh và lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng này khá cao. Điều này thể hiện qua số dư tiền gửi huy động từ dân cư tính đến cuối năm 2009 đạt 29.875 tỷ đồng, cuối năm 2010 đạt 40.666 tỷ đồng, tăng 36,12% so với năm 2009, trong khi đó số lượng khách hàng cá nhân khơng tăng tương ứng, chỉ tăng 12,31% so với năm 2009. Đến năm 2011 có nhiều biến động với những khó khăn, thách thức từ mơi trường bên ngồi cũng như mơi trường bên trong đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động của ngân hàng. Tuy nhiên với nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của SCB nên tiền gửi huy động từ dân cư trong năm này đạt 38.564 tỷ, giảm 5,17% so với cuối năm 2010 trong khi số lượng khách hàng cá nhân giảm 17,15% so với năm 2010, một tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy số dư huy động bị giảm xuất phát từ phần lớn khách hàng nhỏ lẻ và SCB đã được sự tín nhiệm của phần lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn. Và tính đến cuối năm 2012, số dư tiền gửi huy động từ dân cư đạt 49.478 tỷ đồng, tăng 35,32% so với năm 2011. Để đạt được sự tăng trưởng này là nhờ SCB đã biết được thế mạnh của mình so với các định chế tài chính trung gian khác, từ đó có thể phát huy và đưa ra những chính sách hợp lý để duy trì, cũng như thu hút thêm khách hàng.
100 80 60 40 20 0
88.01 92.07 94.19 95.22 Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của TCKT 11.99 7.93 5.81
Năm 2011 4.78 Năm 2012 Năm 2009 Năm 2010
Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi và số lượng khách hàng theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính : tỷ đồng; người 2009 2010 Tốc độ 2011 Tốc độ 2012 Tốc độ Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền tăng/giảm (%) Số tiền tăng/giảm (%) Số tiền tăng/giảm (%) Tiền gửi TCKT 4.069 3.504 (13,89) 2.378 (32,13) 2.484 4,46 Số lượng TCKT 3.961 4.307 8,74 4.171 (3,16) 4.120 (1,22%)
Tiền gửi của
dân cư 29.875 40.666 36,12 36.564 (5,17) 49.478 35,32% Số lượng KH cá nhân 250.097 280.891 12,31 232.719 (17,15) 271.240 16,55% Tiền gửi của KH 33.944 44.170 30,13 40.942 (7,31) 51.962 26,92% Tổng số lượng KH 254.058 285.198 12,26 236.890 (16,94) 275.360 16,24%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB & số liệu phòng KTTCTH)
Đồ thị 2.3: Cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng khách hàng qua các năm (Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB & số liệu phịng KTTCTH)
Vì trong giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Điều này thể hiện qua số liệu huy động từ các tổ chức kinh tế giảm đều qua các năm. Cụ thể nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế về số tuyệt đối thấp hơn nhiều so với nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư và có biến động như sau: nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2010 giảm 13,89% so với năm 2009 và tiếp tục giảm trong năm 2011: giảm từ 3.504 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 2.378 tỷ đồng năm 2011, tức là giảm 32,13% và tăng nhẹ trong năm 2012, tăng 4,46% so với năm 2011, đạt 2.484 tỷ đồng. Loại vốn này là bộ phận vốn nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh, số dư tiền gửi thể hiện dòng