Hệ số tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 3 : TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 Hệ số tương quan giữa các biến

Căn cứ dữ liệu thu thập, tác giả xử lý bằng phần mềm Stata 12 cho kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến cho trong Bảng 3.3.

Biến phụ thuộc (LEV) nhìn chung cho thấy có tương quan khá thấp với các biến độc lập đại diện mức độ sử hữu của các cổ đơng lớn bên ngồi - EBO (-0.023) và biến đại diện cho mức độ sở hữu của các cổ đông tham gia quản trị điều hành - MSO (0.130). Cặp biến LEV và EBO cho thấy có tương quan âm khá yếu, do vậy có thể dự đốn trước biến độc lập EBO có mức độ giải thích khá yếu cho biến phụ thuộc là LEV.

Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan giữa biến độc lập, biến phụ thuộc và các biến kiểm soát:

LEV EBO MSO SIZE LIQ VOL GRO FCF PROF INTA NDTS LEV 1.000 EBO -0.023 1.000 MSO 0.130 -0.344 1.000 SIZE 0.025 0.061 0.127 1.000 LIQ -0.767 0.010 -0.074 0.129 1.000 VOLTY -0.128 -0.133 0.002 0.080 0.070 1.000 GROWTH 0.137 -0.036 -0.076 0.100 -0.024 0.047 1.000 FCF -0.220 -0.044 0.100 0.478 0.294 -0.090 0.085 1.000 PROF -0.317 0.052 -0.032 -0.016 0.362 -0.181 0.146 0.425 1.000 INTA -0.107 -0.050 0.086 -0.144 -0.030 -0.039 -0.069 -0.012 0.006 1.000 NDTS 0.060 -0.050 0.117 -0.161 -0.056 -0.149 -0.198 0.087 0.127 -0.095 1.000 Multicollinearity test6: Mean VIF = 1.28

Mức độ sử dụng nợ cũng cho thấy có tương quan khá cao với các biến kiểm soát tác động như: thanh khoản của doanh nghiệp (-0.767); mức độ biến động trong thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (-0.128); tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (0.137); dòng tiền tự do (-0.220) và khả năng sinh lợi (-0.317).

Cặp biến nghiên cứu là MSO và EBO cho thấy có tương quan âm (-0.344), phù hợp với nhận định ban đầu của tác giả khi thu thập số liệu thống kê cho rằng các doanh nghiệp có mức độ lớn sở hữu của các cổ đông quản trị điều hành thường có tỷ lệ sở hữu của các cổ đơng lớn bên ngồi tham gia thấp và ngược lại.

6 Hệ số nhân tử phóng đại phương sai trung bình VIF (mean VIF) được sử dụng để kiểm tra khả năng xảy ra đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy với các biến được tính tốn. Trong đó, hệ số nhân VIF = 1/(1-R 2) và R là giá trị hệ số xác định trong hàm hồi quy biến giải thích thứ j theo (k-1) biến giải thích cịn lại. Khi xảy ra

2

hiện tượng cộng tuyến của Xj với các biến cịn lại thì Rj sẽ gần giá trị 1 do đó VIF sẽ càng lớn khi Xj cộng tuyến càng cao. Thơng thường, nếu VIF vượt q 10 thì mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, với hệ số nhân tử phóng đại phương sai trung bình đối với các biến bằng 1,28 thì khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi hồi quy các biến nghiên cứu sẽ rất thấp.

Biến kiểm sốt biến kiểm sốt FCF có tương quan dương khá cao với các biến kiểm soát là SIZE và biến PROF cho thấy các doanh nghiệp với quy mô tổng tài sản lớn và khả năng sinh lợi cao thường mang lại dòng tiền tự do khá dồi dào.

Guijarati (1995) cho rằng, để loại trừ các vấn đề đa cộng tuyến, cần nghiên cứu hệ số tương quan giữa các biến độc lập nếu chúng vượt quá 0.8 thì mơ hình hồi quy sẽ gặp vấn đề về đa cộng tuyến. Do đó, để giảm thiểu đa cộng tuyến, đề tài sẽ loại bỏ biến ra khỏi mơ hình hồi quy đối với các cặp biến có hệ số tương quan vượt quá 0.8. Tuy nhiên, căn cứ theo bảng ma trận hệ số tương quan (Bảng 3.3) cho thấy khơng có các cặp biến có hệ số tương quan vượt quá ngưỡng cần loại trừ. Ngoài ra, căn cứ vào độ lớn của hệ số tương quan giữa các cặp biến thu được, có thể dự đốn khơng có khả năng xảy ra đa cộng tuyến trong mơ hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w