Khái niệm lợi ích cơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Cân bằng giữa bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích công trong đại dịch Covid – 19 theo pháp luật Việt Nam (Trang 26)

1.2. Những vấnđề lý luận về pháp luật bảo vệ lợi ích công

1.2.1. Khái niệm lợi ích cơng

Ở nhiều nền luật pháp, nơi đã có quy định về lợi ích cơng thì kinh nghiệm chung là phải xác định được: Bao nhiêu cá nhân của một cộng đồng được hưởng lợi từ một hành động thì hành động đó được coi là “vì lợi ích cơng”?

Có quan điểm cho rằng để thật sự “vì lợi ích cơng” thì một hành động phải làm lợi cho tất cả thành viên của xã hội. Quan điểm khác lại nêu chỉ cần hành động đó phục vụ cho một số thành viên cộng đồng và không gây tổn hại cho ai cả. Quan điểm trung dung của Bryan A.Garner “cho rằng phải làm sao để người hưởng lợi

nhiều hơn người bị thiệt hoặc có thể đền bù cho người bị thiệt để làm căn cứ xem xét xem liệu đó có phải vì lợi ích cơng”[26].

Tuy nhiên, đó chỉ là nguyên tắc chung của việc xác định lợi ích cơng. Trên thực tế lập pháp, khái niệm lợi ích cơng sẽ cần được định nghĩa bằng một danh mục cụ thể, chẳng hạn bao gồm các hoạt động chống tham nhũng, bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, bảo vệ môi trường sống, phát hiện tội ác chống lại con người…

Lợi ích cơng có thể được xem là cốt lõi của rất nhiều quan hệ pháp luật, được quy định rải rác ở nhiều bộ luật, luật… Tuy nhiên, lợi ích cơng là gì thì luật pháp Việt Nam chưa quy định. Việc làm rõ để có thể vận dụng khái niệm “lợi ích cơng” trở nên cần thiết trong các mối quan hệ xã hội, để giải quyết các tranh chấp, vi phạm

hoặc để cân bằng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Nếu hiểu trên nghĩa rộng, lợi ích cơng trước hết là lợi ích quốc gia - dân tộc. Trong bối cảnh mới gồm có lợi ích sống cịn và lợi ích phát triển, nên cần làm rõ hơn về mặt lý luận nội hàm của quan điểm trong xử lý hài hịa hai mối quan hệ lợi ích cũng như thứ tự ưu tiên trong từng trường hợp cụ thể. Trong đó, độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cùng bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích sống cịn của quốc gia - dân tộc, mang tính bất biến, vĩnh cửu. Lợi ích cơng cũng có thể được bao gồm lợi ích về

kinh tế, về chính trị, về văn hóa - xã hội, về quốc phịng - an ninh, đối ngoại, vì vậy cần làm rõ hơn về mặt lý luận nội hàm của quan điểm trong xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các thành tố lợi ích dân tộc khi “đặt lợi ích dân tộc là trên hết, trước hết”. Trong đó, lợi ích kinh tế là trung tâm của mọi lợi ích, được hình thành từ các q trình kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi ích chính trị gắn liền với sự ổn định, vững mạnh và sự lãnh đạo, quản lý, vận hành hiệu lực, hiệu quả của thể chế chính trị được xác lập trong Hiến pháp. Lợi ích văn hóa góp phần tạo ra những giá trị làm nền tảng tinh thần của xã hội. Lợi ích quốc phịng - an ninh, đối ngoại gắn với độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, sự ổn định chính trị và mơi trường hịa bình, ổn định của đất nước là cơ sở, nền tảng để bảo vệ và phát huy, phát triển, mở rộng lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Lợi ích xã hội là thứ gì đó mang lại lợi ích cho lượng người lớn nhất và trên phạm vi lớn nhất có thể, chẳng hạn như khơng khí sạch, nước sạch, chăm sóc sức khỏe và xóa mù chữ. Lịch sử của lợi ích xã hội bắt nguồn từ các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, hàm ý tác động tích cực đến các cá nhân hoặc xã hội nói chung.

Nếu như lợi ích cá nhân là tất cả những lợi ích vật chất, tinh thần gắn liền với từng cá nhân cụ thể và dùng để thỏa mãn các nhu cầu riêng tư cụ thể của cá nhân đó, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân; bao gồm: lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị,... thì lợi ích xã hội là cái phản ánh

quan hệ nhu cầu của xã hội và là cái dùng để thỏa mãn nhu cầu chung của toàn xã hội về một (một số) đối tượng (vật chất, tinh thần) nhất định, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, thể hiện các quan hệ cơ bản và lâu dài của xã hội. Lợi ích xã hội ở đây khơng phải là lợi ích của một nhóm người, một giai tầng, mà đó là lợi ích của cả dân tộc, trong đó có lợi ích chung của các cá nhân cấu thành dân tộc, của cả dân tộc và không mâu thuẫn với lợi ích chung của nhân loại tiến bộ.

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, lợi ích chung có thể hiểu chính là kết quả của việc hạn chế, giới hạn quyền con người, người công dân trong phạm vi cho phép để nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp lý của nhà nước, xã hội và của các cá nhân khác.

Tóm lại, có thể hiểu khái qt, lợi ích cơng là những lợi ích chung của quốc gia dân tộc, của xã hội trên tất cả các phương diện: kinh tế quốc gia, sức khỏe cộng đồng, lợi ích xã hội… là nền tảng để đảm bảo cuộc sống của người dân, là tiền đề, là cơ sở để bảo vệ, phát triển quốc gia, dân tộc, xã hội.

1.2.2. Vai trị của việc bảo vệ lợi ích cơng

Suy cho cùng, sự phát triển xã hội là kết quả của những hoạt động có ý thức của con người “đang theo đuổi những mục đích nhất định”. Lợi ích chính đáng là động cơ thơi thúc hành động của mỗi con người; việc giành, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp bao giờ cũng là động lực mạnh mẽ nhất, trực tiếp nhất thôi thúc con người ta hoạt động. Lợi ích chính là nhân tố quan trọng nhất trong chuỗi quy định nhân quả dẫn dắt sự hoạt động của con người: nhu cầu - lợi ích - mục đích - hoạt động. Lợi ích cơng là một trong những vấn đề căn bản, có vai trị, ý nghĩa quyết định bản chất các mối quan hệ trong xã hội.

Lợi ích cơng được đảm bảo là cơ sở để đánh giá sự phát triển kinh tế của đất nước.

Lợi ích cơng được đảm bảo góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Lợi ích cơng được bảo vệ thể hiện sự ổn định, trật tự trong xã hội. Khẳng định vai trị, vị trí của Nhà nước, dân tộc, cộng đồng chung trong một khối thống nhất. Tạo nên chỉnh thể thống nhất giữa Nhà nước và nhân dân, góp phần hài hịa quyền và lợi ích chính đáng của xã hội và lợi ích cá nhân.

Lợi ích cơng được bảo vệ cũng phần nào khẳng định được quyền lợi ích Nhà nước, cộng đồng, dân tộc luôn được đặt trong tương quan với quyền con người, quyền riêng tư của cá nhân. Bảo đảm lợi ích, sự kết hợp hài hịa các lợi ích và phương thức thực hiện lợi ích cơng bằng, hợp lý cho mọi người, cho các chủ thể. Không quyền nào được xem là tuyệt đối.

Tóm lại, bảo vệ lợi ích cơng vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam hiện nay, là kim chỉ nam cho mọi chính sách. Việc nhất quán kiên định quan điểm “đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết” có vai trị cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Một là, góp phần duy trì và giữ vững an ninh, trật tư, mơi trường hịa bình, ổn định. Hai là, đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của đất nước, ổn định cuộc sống nhân dân. Ba là nâng cao vị thế đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng tiến bộ, công bằng và dân chủ hơn tạo điều kiện để đưa đất nước tiến lên.

1.2.3. Các phương thức bảo vệ lợi ích cơng

Khơng khó để thấy rằng pháp luật Việt Nam cũng đang quy định ba phương thức chính để bảo vệ lợi ích cơng bao gồm:

Thứ nhất, các chế tài dân sự: chế tài này được áp dụng dựa vào quy định về bồi thường ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự khi có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng gây thiệt hại…

các hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quốc gia dân tộc, trật tự cơng cộng… Thứ ba, chế tài hình sự, được áp dụng đối với các tội xâm phạm tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng….

1.2.4. Bảo vệ lợi ích cơng theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia

Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu, đã quy định nguyên tắc này tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự cơng cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Cả Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights - ICESCR) năm 1966 có quy định tương tự khi dành một điều khoản riêng đề cập giới hạn quyền như là nguyên tắc giới hạn chung áp dụng cho tất cả các quyền trong văn kiện. Theo đó, cả hai văn kiện đều đặt ra các điều kiện giới hạn quyền sau: (1) Giới hạn quyền phải được quy định bởi luật (determined by law); (2) những giới hạn đặt ra không trái với bản chất của các quyền (compatible with the nature of these rights); (3) mục đích giới hạn quyền là nhằm cơng nhận và tơn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung; (4) cần thiết trong một xã hội dân chủ (in a democratic society).

Luật nhân quyền quốc tế thừa nhận, quyền con người không phải là một khái niệm tuyệt đối và trong một số trường hợp cần phải được hạn chế nhằm đảm bảo trật tự xã hội.

Khoản 2 Công ước châu Âu về quyền con người quy định: “cơ quan cơng quyền có thể có sự can thiệp tới việc thực hiện quyền này chỉ khi sự can thiệp này được luật dự liệu và là một biện pháp trong một xã hội dân chủ, và cần thiết cho an ninh

quốc gia, an tồn cơng cộng, [...] bảo vệ trật tự và phòng chống tội phạm hình sự [...]”. Marcel Waline cho rằng: “mọi quyền, tự do đều có một giới hạn ngầm định, đó là tôn trọng trật tự công cộng […]. Như vậy, người ta chỉ thừa nhận những quyền, tự do có giới hạn (bị hạn chế)”. Đây là một đặc trưng có tính cơ bản của luật thực định Pháp. Các nhà lập hiến Pháp quan niệm, cơ quan lập pháp có thẩm quyền xác định các quyền và tự do của người dân, cũng như các giới hạn của quyền này.

Trong số các lý do để hạn chế quyền cơ bản, thì “địi hỏi bảo vệ trật tự công cộng” (public order) là một trong những căn cứ phổ biến. Giới hạn quyền với mục đích bảo đảm “trật tự cơng cộng” được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người. Khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR) quy định: “Mỗi người trong khi thực hiện các quyền và tự do cho cá nhân chỉ phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và sự tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người khác và phùhợp với những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ”.

Trong pháp luật của nhiều quốc gia, trật tự công cộng thường được quan niệm gần gũi với các khái niệm“an ninh quốc gia”, “bảo vệ trật tự” và “phịng chống tội phạm”. Ngồi ra, khái niệm trật tự công cộng không chỉ được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, mà nó được diễn giải rất đa dạng trong các phán quyết của Toà án liên quan đến các tranh chấp giữa người dân và công quyền.

Ở nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất, “tự do là quyền năng tự định đoạt, căn cứ vào đó con người tự mình chọn cách hành xử”. Cịn trật tự cơng cộng được hiểu là “trạng thái xã hội của một quốc gia cụ thể, tại một thời điểm cụ thể có được hồ bình, n tĩnh và an ninh cơng cộng khơng bị xáo trộn”.

Dưới góc độ nội dung, trật tự cơng cộng có quan hệ với khái niệm “lợi ích cơng cộng” - vốn là mục đích của mọi hoạt động công quyền. Ngay từ đầu thế kỷ XX ở Pháp, việc hạn chế quyền, tự do cơ bản của con người vì lý do trật tự cơng cộng đã được đặt ra. Tham chính viện - cơ quan xét xử hành chính tối cao của Pháp đề ra nguyên tắc: các hạn chế đối với tự do do chính quyền đưa ra chỉ hợp pháp khi

việc duy trì trật tự cơng cộng địi hỏi. Trong pháp luật của Liên minh châu Âu, Công ước châu Âu về quyền con người cho phép các quốc gia giới hạn các quyền cơ bản vì lý do trật tự cơng cộng.

Điều 51 Hiến pháp Trung Quốc: “Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và quyền lợi của mình khơng được xâm hại đến tự do và quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, xã hội, tập thể và công dân khác”.

Ở Liên bang Nga, cơ sở pháp lý của việc giới hạn (hạn chế) quyền con người ở Liên bang Nga là Hiến pháp Liên bang. Bản Hiến pháp này được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân (bỏ phiếu toàn dân) được tiến hành vào ngày 12 tháng 12 năm 1993. Theo qui định của Hiến pháp, quyền con người có nguồn gốc tự nhiên, không thể phân chia và thuộc về mỗi cá nhân ngay từ khi mới được sinh ra. Các quyền này phù hợp với các nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi và các chuẩn mực của pháp luật quốc tế. Tuy vậy, cũng như theo các nguyên tắc và chuẩn mực của pháp luật quốc tế, việc thực thi các quyền con người cũng có thể bị giới hạn (hạn chế) trong những trường hợp và mục tiêu xác định. Khoản 3, Điều 55 Hiến pháp Liên bang Nga đã qui định các điều kiện mang tính chất nền tảng hiến định, theo đó quyền con người có thể bị giới hạn: “Các quyền và tự do của con người và của

cơng dân có thể bị giới hạn bởi luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm phòng thủ đất nước và an ninh quốc gia”.

Như vậy, theo quy định của Hiến pháp Liên bang, quyền và tự do của con người có thể bị giới hạn ở mức độ cần thiết bởi các điều kiện, mục đích cơ bản sau:

- Về điều kiện: 1) chỉ có thể bị hạn chế bởi luật Liên bang; 2) Chỉ trong mức

độ cần thiết đủ để bảo vệ các mục tiêu được qui định ngay trong Hiến pháp.

- Về mục đích: 1) Bảo vệ nền tảng của chế độ hiến pháp; 2) Đạo đức; 3)

Sức khỏe; 4) Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; 5) Phòng thủ đất nước; 6) An ninh quốc gia.

Như Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi năm 1996 – bản Hiến pháp tiến bộ nhất trên thế giới với những tuyên ngôn nhân quyền mạnh mẽ, tại Chương II mục 36 đưa ra nguyên tắc giới hạn quyền phải “hợp lý và chính đáng trong một xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Cân bằng giữa bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích công trong đại dịch Covid – 19 theo pháp luật Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w