2.2. Quy định pháp luật về bảo vệ lợi ích cơng trong đại dịch Covid – 19 ở
2.2.1. Một số quy định mang tính nguyên tắc về
Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Theo đó, việc bảo đảm quyền con người cịn địi hỏi mỗi cá nhân phải tơn trọng quyền của người khác, đồng thời, bảo đảm quyền con người cũng phải gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm của công dân với đất nước và trách nhiệm của con người với cộng đồng xã hội.
Nếu như Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2010 ghi nhận rằng pháp luật quốc gia hoặc quốc tế có thể có những hạn chế nhất định đối với phạm vi “tự do thỏa thuận” trên cơ sở các quy phạm bắt buộc áp dụng (và thường là để bảo vệ lợi ích cơng) của quốc gia đó thì trong pháp luật dân sự Việt Nam, vai trò của nguyên tắc bảo vệ lợi ích cơng, lợi ích xã hội cũng quan trọng như vậy. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích cơng ,
lợi ích Nhà nước, xã hội đã được quy định rõ ràng trong pháp luật về hợp đồng từ Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 cho đến Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng được xâm phạm đến lơi ích quốc gia, dân tơc, lơi ích cơng cộng, quyền và lơi ích hợp pháp của người khác.”
Cũng giống như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa rõ ràng về lợi ích công. Hiến pháp 2013 cũng không quy định về vấn đề này. Như đã phân tích trên đây, các bên có quyền tự do thỏa thuận nhưng khơng “vi phạm điều cấm của luật” và “không trái đạo đức xã hội.” Có thể hiểu rằng “điều cấm của luật” và “đạo đức xã hội” chính là những giới hạn đặt ra để sự thỏa thuận của các bên không xâm phạm đến lợi ích công. So với Bộ luật Dân sự 2005, phạm vi của nguyên tắc này đã được mở rộng một cách phù hợp hơn. Bộ luật Dân sự 2005 quy định về ngun tắc bảo vệ lợi ích cơng cộng chỉ trong giai đoạn xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự mà không bao gồm giai đoạn chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ngun tắc bảo vệ lợi ích cơng cộng theo Bộ luật Dân sự 2015 áp dụng đối với mọi giai đoạn liên quan đến hợp đồng. Ngoài ra, việc ghi nhận bổ sung “lợi ích quốc gia, dân tộc” (thay vì “lợi ích của Nhà nước” như quy định tại Bộ luật Dân sự 2005) cũng nhằm tương thích hơn với tinh thần của Hiến pháp 2013 về việc “thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích họp pháp của người khác.”
Cho đến khi các văn bản pháp luật hướng dẫn Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về lợi ích cơng cộng, có thể hiểu rằng “điều cấm của luật” và “đạo đức xã hội” chính là những giới hạn đặt ra để sự thỏa thuận của các bên khơng xâm phạm đến lợi ích cơng, lợi ích xã hội.
Ngoài hai giới hạn này, tại thời điểm hiện nay có lẽ chỉ cần xem xét thỏa thuận của các bên có đặt ra vấn đề gì về mặt chính sách mà theo chính sách đó lợi ích cơng cộng cần được bảo vệ hay khơng. Chỉ khi có mục tiêu chính sách cụ thể và
rõ ràng để hạn chế quyền tự do thỏa thuận nhằm bảo vệ lợi ích cơng cộng, quyền tự do thỏa thuận mới nên bị hạn chế.
Như vậy cơ chế áp dụng các biện pháp giới hạn quyền con người dựa trên nguyên tắc giới hạn quyền con người nói chung và nguyên tắc căn bản của dân luật đó là tơn trọng tự thỏa thuận của các chủ thể trong khi thực hiện các quyền dân sự trừ khi sự thỏa thuận của họ xâm phạm lợi ích cơng cộng. Ví dụ có các áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không trong dân sự do đương sự đề xuất.
Trong điều khoản quy định về nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự tại Điều 1 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã nêu rõ:
“Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”
Có thể thấy rằng, đặt trong mối tương quan giữa lợi ích cơng và lợi ích cá nhân thì BLHS thể hiện rõ vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa được đặt lên ưu tiên.
Cũng giống như BLHS, BLTTHS 2015 đã tiếp thu tinh thần của Hiến pháp. Nhà nước có quyền hạn chế quyền con người nhằm để áp dụng trách nhiệm hình sự- một trong những loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất thì cơ chế hạn chế quyền con người địi hỏi cần phải chặt chẽ tránh các hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người. BLTTHS quy định rõ nhiệm vụ của BLTTHS là bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đồng thời, Bộ luật đã quy định thu hút toàn bộ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân
để điều chỉnh chung trong một chương nhằm bảo đảm tính chặt chẽ và nhất quán trong việc quy định các biện pháp này, đồng thời, quá trình thực thi luật sẽ tạo điều kiện để các cơ quan chuyên môn thuận tiện trong áp dụng và nhân dân dễ giám sát. Cụ thể: Bộ luật TTHS 2015 dành hẳn một chương VII quy định về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Trong chương này, quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong TTHS như bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cứ trú… các biện pháp này tác động rất tiêu cực đến quyền con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ của luật TTHS là cụ thể hóa chặt chẽ căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, điều kiện áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người với yêu cầu bao trùm của hạn chế quyền con người là vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội. Trong lĩnh vực TTHS nguyên tắc hạn chế quyền con người xét dưới góc độ chơ chế áp dụng là những quyền cơ bản của con người phải do Tòa án áp dụng. Tuy nhiên trong luật TTHS Việt Nam hiện nay, các biện pháp ngăn chặn trước giai đoạn xét xử đều do Viện kiểm sát phê chuẩn. Điều này làm người ta nghi ngờ về tính thận trọng, chặt chẽ của cơ chế hạn chế quyền con người trong TTHS Việt Nam.
Khoản 4, 5 Luật tiếp cận thông tin 2016 đã quy định các trường hợp hạn chế quyền con người của công dân để đảm bảo việc thực hiện lợi ích cơng, theo đó:
“4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.”
Khoản 1 Điều 4 Luật an ninh mạng 2018 cũng xác định rõ Nguyên tắc
bảo vệ an ninh mạng
“1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…”
Quyền chăm sóc sức khỏe được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Điều 38, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các
dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phịng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 6 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống bệnh truyền nhiễm; Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 7 của Luật phịng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 đã quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thì có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài tại Việt Nam cũng có trách nhiệm tham gia phịng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật.
Tại Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, vừa được Bộ Cơng an hồn thành và đang lấy ý kiến đóng góp cũng nêu ra các trường hợp thu thập, tiếp cận dữ liệu cá nhân, cụ thể:
Bên xử lý dữ liệu cá nhân, bên thứ ba có thể tiết lộ dữ liệu cá nhân mà khơng cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp: theo quy định của pháp
luật; vì lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; được pháp luật quy định là khẩn cấp, nguy cơ đe dọa tới tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cho chủ thể dữ liệu hoặc sức khỏe cộng đồng; phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê…
Được chia sẻ dữ liệu cá nhân hoặc cấp quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba mà khơng có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp: theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo vệ tính mạng, sức khỏe hoặc tự do của chủ thể dữ liệu; khơng ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của chủ thể dữ liệu và việc có được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là bất khả thi; xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê…
2.2.2. Hành lang pháp lý về bảo vệ lợi ích cơng trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh COVID-19
Trước thời điểm đại dịch COVID-19 khởi phát, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định điều chỉnh hoạt động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm. Đầu tiên là Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Luật PCBTN). Luật này quy định một số nội dung chính như: (i) Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Điều 4; (ii) Những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8; (iii) Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong phòng lây bệnh truyền nhiễm; (iv) Việc khai báo, tổ chức cách ly y tế, các biện pháp bảo vệ cá nhân, chống dịch khác trong thời gian có dịch và việc kiểm sốt ra vào vùng có dịch.
Hướng dẫn Luật PCBTN, tại thời điểm thực hiện bài nghiên cứu này, có các văn bản đang có hiệu lực pháp luật như: Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCBTN về kiểm dịch y tế biên giới; Nghị định số 101/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCBTN về áp dụng các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;....
Để xử lý hành vi không chấp hành các biện pháp phịng, chống dịch bệnh và các hành vi khác có liên quan đến phịng, chống dịch bệnh, pháp luật hiện hành đã có khung pháp lý tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Gắn liền với từng giai đoạn bùng phát dịch bệnh, các cơ quan nhà nước đã có những đánh giá, dự liệu để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, hồn thiện hơn. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, tác giả sẽ phân loại các hành vi vi phạm và chế tài xử lý tương ứng đối với từng nhóm hành vi vi phạm sau đây.
Nhóm hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong trong đại dịch covid 19 trong phòng, chống dịch COVID-19
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước (QLNN) trong trong đại dịch covid 19 liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 bị xử lý vi phạm hành chính (VPHC) được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong trong đại dịch covid 19 (Nghị định 117). Văn bản này quy định cụ thể chế tài xử phạt những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QLNN trong trong đại dịch covid 19 mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.
Nghị định 117 được ban hành trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID- 19 diễn biến phức tạp. Thực tế các hành vi VPPL về phòng, chống dịch ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, hơn nữa, các quy định xử lý trong Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong trong đại dịch covid 19 còn chưa đủ bao quát, chế tài xử phạt cịn khá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm, cho nên chưa đủ sức răn đe.
Nghị định 117 có các quy định chính như sau:
Hành vi khơng thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế
(như không đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết) bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi cơng cộng,... để phịng ngừa COVID-19 như vứt khẩu trang, vật dụng đã sử dụng khơng đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh COVID-19; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh COVID-19;... bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.