Các phương thức bảo vệ lợi ích cơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Cân bằng giữa bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích công trong đại dịch Covid – 19 theo pháp luật Việt Nam (Trang 29)

1.2. Những vấnđề lý luận về pháp luật bảo vệ lợi ích công

1.2.3. Các phương thức bảo vệ lợi ích cơng

Khơng khó để thấy rằng pháp luật Việt Nam cũng đang quy định ba phương thức chính để bảo vệ lợi ích cơng bao gồm:

Thứ nhất, các chế tài dân sự: chế tài này được áp dụng dựa vào quy định về bồi thường ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự khi có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng gây thiệt hại…

các hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quốc gia dân tộc, trật tự công cộng… Thứ ba, chế tài hình sự, được áp dụng đối với các tội xâm phạm tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng….

1.2.4. Bảo vệ lợi ích cơng theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia

Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu, đã quy định nguyên tắc này tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự cơng cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Cả Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights - ICESCR) năm 1966 có quy định tương tự khi dành một điều khoản riêng đề cập giới hạn quyền như là nguyên tắc giới hạn chung áp dụng cho tất cả các quyền trong văn kiện. Theo đó, cả hai văn kiện đều đặt ra các điều kiện giới hạn quyền sau: (1) Giới hạn quyền phải được quy định bởi luật (determined by law); (2) những giới hạn đặt ra không trái với bản chất của các quyền (compatible with the nature of these rights); (3) mục đích giới hạn quyền là nhằm cơng nhận và tơn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, đáp ứng những u cầu chính đáng về đạo đức, trật tự cơng cộng và phúc lợi chung; (4) cần thiết trong một xã hội dân chủ (in a democratic society).

Luật nhân quyền quốc tế thừa nhận, quyền con người không phải là một khái niệm tuyệt đối và trong một số trường hợp cần phải được hạn chế nhằm đảm bảo trật tự xã hội.

Khoản 2 Công ước châu Âu về quyền con người quy định: “cơ quan cơng quyền có thể có sự can thiệp tới việc thực hiện quyền này chỉ khi sự can thiệp này được luật dự liệu và là một biện pháp trong một xã hội dân chủ, và cần thiết cho an ninh

quốc gia, an tồn cơng cộng, [...] bảo vệ trật tự và phịng chống tội phạm hình sự [...]”. Marcel Waline cho rằng: “mọi quyền, tự do đều có một giới hạn ngầm định, đó là tơn trọng trật tự công cộng […]. Như vậy, người ta chỉ thừa nhận những quyền, tự do có giới hạn (bị hạn chế)”. Đây là một đặc trưng có tính cơ bản của luật thực định Pháp. Các nhà lập hiến Pháp quan niệm, cơ quan lập pháp có thẩm quyền xác định các quyền và tự do của người dân, cũng như các giới hạn của quyền này.

Trong số các lý do để hạn chế quyền cơ bản, thì “địi hỏi bảo vệ trật tự công cộng” (public order) là một trong những căn cứ phổ biến. Giới hạn quyền với mục đích bảo đảm “trật tự công cộng” được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người. Khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR) quy định: “Mỗi người trong khi thực hiện các quyền và tự do cho cá nhân chỉ phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và sự tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người khác và phùhợp với những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự cơng cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ”.

Trong pháp luật của nhiều quốc gia, trật tự công cộng thường được quan niệm gần gũi với các khái niệm“an ninh quốc gia”, “bảo vệ trật tự” và “phịng chống tội phạm”. Ngồi ra, khái niệm trật tự công cộng không chỉ được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, mà nó được diễn giải rất đa dạng trong các phán quyết của Toà án liên quan đến các tranh chấp giữa người dân và công quyền.

Ở nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất, “tự do là quyền năng tự định đoạt, căn cứ vào đó con người tự mình chọn cách hành xử”. Cịn trật tự cơng cộng được hiểu là “trạng thái xã hội của một quốc gia cụ thể, tại một thời điểm cụ thể có được hồ bình, n tĩnh và an ninh công cộng không bị xáo trộn”.

Dưới góc độ nội dung, trật tự cơng cộng có quan hệ với khái niệm “lợi ích cơng cộng” - vốn là mục đích của mọi hoạt động cơng quyền. Ngay từ đầu thế kỷ XX ở Pháp, việc hạn chế quyền, tự do cơ bản của con người vì lý do trật tự cơng cộng đã được đặt ra. Tham chính viện - cơ quan xét xử hành chính tối cao của Pháp đề ra nguyên tắc: các hạn chế đối với tự do do chính quyền đưa ra chỉ hợp pháp khi

việc duy trì trật tự cơng cộng địi hỏi. Trong pháp luật của Liên minh châu Âu, Công ước châu Âu về quyền con người cho phép các quốc gia giới hạn các quyền cơ bản vì lý do trật tự cơng cộng.

Điều 51 Hiến pháp Trung Quốc: “Cơng dân nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và quyền lợi của mình khơng được xâm hại đến tự do và quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, xã hội, tập thể và công dân khác”.

Ở Liên bang Nga, cơ sở pháp lý của việc giới hạn (hạn chế) quyền con người ở Liên bang Nga là Hiến pháp Liên bang. Bản Hiến pháp này được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân (bỏ phiếu toàn dân) được tiến hành vào ngày 12 tháng 12 năm 1993. Theo qui định của Hiến pháp, quyền con người có nguồn gốc tự nhiên, khơng thể phân chia và thuộc về mỗi cá nhân ngay từ khi mới được sinh ra. Các quyền này phù hợp với các nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi và các chuẩn mực của pháp luật quốc tế. Tuy vậy, cũng như theo các nguyên tắc và chuẩn mực của pháp luật quốc tế, việc thực thi các quyền con người cũng có thể bị giới hạn (hạn chế) trong những trường hợp và mục tiêu xác định. Khoản 3, Điều 55 Hiến pháp Liên bang Nga đã qui định các điều kiện mang tính chất nền tảng hiến định, theo đó quyền con người có thể bị giới hạn: “Các quyền và tự do của con người và của

cơng dân có thể bị giới hạn bởi luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiết đủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm phòng thủ đất nước và an ninh quốc gia”.

Như vậy, theo quy định của Hiến pháp Liên bang, quyền và tự do của con người có thể bị giới hạn ở mức độ cần thiết bởi các điều kiện, mục đích cơ bản sau:

- Về điều kiện: 1) chỉ có thể bị hạn chế bởi luật Liên bang; 2) Chỉ trong mức

độ cần thiết đủ để bảo vệ các mục tiêu được qui định ngay trong Hiến pháp.

- Về mục đích: 1) Bảo vệ nền tảng của chế độ hiến pháp; 2) Đạo đức; 3)

Sức khỏe; 4) Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; 5) Phòng thủ đất nước; 6) An ninh quốc gia.

Như Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi năm 1996 – bản Hiến pháp tiến bộ nhất trên thế giới với những tuyên ngôn nhân quyền mạnh mẽ, tại Chương II mục 36 đưa ra nguyên tắc giới hạn quyền phải “hợp lý và chính đáng trong một xã hội dân chủ và cởi mở” và phải xem xét một số yếu tố đi cùng. Chương 2 thừa nhận sự cần thiết đình chỉ quyền trong tình trạng khẩn cấp nhưng cũng liệt kê một số quyền không bị tạm định chỉ.

Tại Thuỵ Sĩ, trật tự công cộng bao hàm nhiều yếu tố, giá trị khác nhau. Theo Tồ án liên bang Thuỵ Sĩ, trật tự cơng cộng nhằm “bảo vệ an ninh, sự yên bình, sức khoẻ, đạo đức cơng cộng và tính trung thực trong kinh doanh”. Hai tác giả Aubert và Mahon cho rằng, trật tự công cộng là “thứ tối thiểu cần có cho sự chung sống cùng nhau của dân cư của một quốc gia”.

Một trong những nhiệm vụ thiết yếu của Nhà nước là đảm bảo sự hài hòa của đời sống tập thể. Sự phát triển hài hịa của đời sống tập thể chỉ có thể được duy trì khi trật tự cơng cộng được bảo đảm. Do đó, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo trật tự này. Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm trật tự cơng cộng rất đa dạng, ví dụ như xâm hại các thể chế chính trị, cản trở hoạt động của chính quyền, xâm phạm các quyền, tự do cá nhân, cũng như xâm hại các giá trị đạo đức hay vật chất mà đa số người dân thừa nhận. Các hành vi này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau mà các nhà lập hiến, lập pháp không thể nào dự liệu hết. Các hành vi xâm hại trật tự công cộng này cần phải được ngăn chặn hoặc trừng phạt vì chúng cản trở việc thực hiện một chức năng cơ bản của nhà nước. Đây được xem như một nguyên tắc hiến định bất thành văn ở Thuỵ Sĩ. Nguyên tắc này trao cơ quan hành pháp quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để khơi phục trật tự cơng cộng nếu nó bị xáo trộn hoặc để bảo vệ nó khỏi một mối nguy hiểm nghiêm trọng đe dọa nó một cách trực tiếp và sắp xảy ra. Trên cơ sở này, chính quyền có thể hạn chế việc thực hiện các quyền tự do cá nhân. Có thể kể ra án lệ liên quan đến hạn chế quyền tự do hiệp hội, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do thương mại và công nghiệp và quyền sở hữu.

Ngồi ra, trật tự cơng cộng cịn có thể hàm chứa cả u cầu về sức khoẻ cộng đồng và sự n tĩnh, thanh bình của cộng đồng. Ví dụ, chính quyền có thể lấy lý do

yên tĩnh, thanh bình của cộng đồng để buộc các nhà hàng ăn uống đóng cửa vào đêm khuya, hay hạn chế kinh doanh ở khu vực nghỉ mát, điều này làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân. Cũng vậy, mại dâm là hợp pháp ở Thuỵ Sĩ, nhưng chính quyền có thể cấm mại dâm ở những tuyến đường và địa điểm có nhiều người dân sinh sống với lý do bảo đảm sự yên tĩnh của cộng đồng. Việc quy định giờ mở cửa của các hộp đêm cũng có thể dựa trên căn cứ này.

Pháp luật của các quốc gia châu Âu đòi hỏi các hạn chế quyền, tự do cơ bản của con người phải chịu sự kiểm tra về tính tương xứng. Theo đó, Tồ án đánh giá các biện pháp hạn chế quyền có thực sự cần thiết, phù hợp và tương xứng với mục đích của việc hạn chế hay khơng. Điều này nhằm hạn chế sự tuỳ tiện của cơ quan công quyền trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền, đảm bảo cho các quyền, tự do cơ bản của người dân được tuân thủ trên thực tế.

Hầu hết luật pháp các nước trên thế giới đều cho rằng bảo vệ lợi ích cơng, lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia - dân tộc có chủ quyền, độc lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ; đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trị, uy tín quốc tế của quốc gia, dân tộc. Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích quốc gia - dân tộc căn bản nhất là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc mình. Lợi ích quốc gia - dân tộc chính đáng trong thế giới văn minh thường được xác định trong luật pháp quốc gia và phù hợp với luật pháp, thơng lệ quốc tế, được cơng luận đồng tình. Tuy nhiên, trên thực tế, khơng phải tất cả những gì mà các chính phủ tuyên bố là “lợi ích quốc gia” đều là “lợi ích dân tộc” chính đáng. Cá biệt có khơng ít trường hợp giới cầm quyền ở một số nước sẵn sàng từ bỏ lợi ích dân tộc cơ bản để phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích phe

nhóm. Điển hình như: Năm 1870, thủ đơ Paris của nước Pháp bị qn Phổ bao vây. Lúc đó lợi ích quốc gia địi hỏi giới cầm quyền tập trung mọi lực lượng của dân tộc để tổ chức kháng chiến, nhưng chính phủ Chie của giai cấp tư sản, vốn tự xưng là “chính phủ quốc phịng”, đã khơng làm thế. Tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”, C.Mác viết: “Trong khi phải chọn giữa hai điều: nghĩa vụ dân tộc và lợi ích giai cấp thì chính phủ quốc phịng đã khơng hề do dự một phút nào mà biến ngay thành một chính phủ phản quốc. Nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cơng là nghĩa vụ do mỗi quốc gia quy định trong hiến pháp, luật và các văn bản khác do có tính chất bắt buộc đối với công dân. Trong phạm vi của một quốc gia, với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, điều hành mọi mặt đối nội và đối ngoại, nhà nước chính là chủ thể ban hành pháp luật, trong đó có những quy định về Quyền và Nghĩa vụ của công dân. Những quy định về nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cơng của cơng dân chủ yếu được chứa đựng trong Hiến pháp và các văn bản Luật. Các quy định cơ bản của bảo vệ lợi ích cơng thường được các quốc gia ghi nhận trong Hiến pháp thơng qua quy trình, thủ tục lập hiến rất dân chủ, khoa học và cực kỳ chặt chẽ. Từ đó, các văn bản Luật sẽ cụ thể hóa các nghĩa vụ của cơng dân trong việc bảo vệ lợi ích cơng chi tiết hơn, rõ ràng hơn để các cá nhân hiểu rõ được hành vi nào bắt buộc phải thực hiện hoặc hành vi nào bị cấm thực hiện. Bằng quyền lực của mình, nhà nước buộc các cá nhân phải chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cơng đã được ghi nhận trong pháp luật thông qua các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Công dân nào vi phạm sẽ bị xử lý, ai không tự giác thực thi nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cơng, lợi ích quốc gia sẽ bị cưỡng chế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có thể thấy rằng, Quyền riêng tư và lợi ích cơng là những vấnđề pháp lý rất phức tạp, quan niệm về Quyền riêng tư và lợi ích cơng có sự khác nhau qua từng thời kỳ, từng nền văn hoá, từng hệ thống pháp lý nhưng bản chất của Quyền riêng tư và lợi ích cơng thì khơng thay đổi. Cốt lõi của Quyền riêng tư và lợi ích cơng chính là sự tự do trong sống theo đúng con người của mình mà khơng phải chịu sự tác động, ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài. Trong hệ thống pháp lý của Việt Nam chưa có quy định trực tiếp về Quyền riêng tư và lợi ích cơng tuy nhiên hệ thống các quy định pháp luật chuyên ngành nhằm bảo vệ sự riêng tư của cá nhân thì tương đối đầy đủ, khơng hề thua kém so với các quốc gia phát triển trên thế giới. Chương 1 tác giả hệ thống một số cơ sở lý luận pháp luật về quyền riêng tư và pháp luật về lợi ích cơng, nội dung chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực tiễn và dề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Cân bằng giữa bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích công trong đại dịch Covid – 19 theo pháp luật Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w