Cách thức thực hiện giải pháp nâng cao năng lực thanh toán:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cái tài chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại lam sơn (Trang 42 - 43)

PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN

3.2.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp nâng cao năng lực thanh toán:

Công ty tích trữ một lượng tiền ngoại tệ để thanh toán cho khách hàngcho khách hàng nước ngoài khi nhập nguyên vật liệu được nhập về để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Công ty cần dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động.

Đối với hàng tồn kho: Công ty phải có phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách tối ưu như: kết thúc mỗi kỳ sản xuất, kiểm tra lượnghàng tồn còn trong kho báo cáo cho người quản lý biết để tìm cách xử lý, giải phóng nhanh lưeợng hàng tồn này nhằm giảm chi phí dự trữ đồng thời làm tăng nhanh tốc độ lưu thông của vốn lưu

động, tăng khả năng thanh toán nhanh của Công ty.

Một trong những tài sản lưu động mà Công ty cần quan tâm nữa đó là các khoản phải thu. Khoản phải thu từ khách hàng, từ các đối tác làm ăn. Công ty nên có chính sách tín dụng thắt chặt lượng tiền tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty. Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, Công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý TSLĐ phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cái tài chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại lam sơn (Trang 42 - 43)