Hiệu ứng DUPONT

Một phần của tài liệu Phân tích báo cái tài chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại lam sơn (Trang 32 - 36)

( Nguồn số liệu: Phòng kế toán)

2.2.3. Hiệu ứng DUPONT

Sử dụng hiệu ứng Dupont trong phân tích tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị có thể dễ dàng đánh giá và kiểm soát tỷ suất doanh lợi VCSH (ROE). Vì hiệu ứng này đã xây dựng được mối quan hệ để hình thành tỷ suất ROE. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận

= Lợi nhuận thuần

Vốn CSH Vốn chủ sỡ hữu bình quân

ROE Lợi nhuận thuần x Doanh thu thuần x Tổng tài sản BQ Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu BQ ROE = Doanh lợi tiêu thụ x Hệ số dử dụng TS x Tỷ lệ TS / VCSH

Với việc xác lập mối quan hệ trên, nhà quản trị có thể đồng thời kiểm soát và đánh giá tỷ suất ROE trong kỳ phân tích đạt được là do ba nhân tố cơ bản, đó là doanh lợi tiêu thụ, hệ số sử dụng tài sản và tỷ lệ TS/VCSH.

Từ các số liệu liên quan ta có bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 13.491 16.628 17.808

2. VCSH bình quân Tr.đ 82.618 272.883 308.767

3. Doanh thu thuần Tr.đ 91.720 113.007 114.186

4. Tổng TS bình quân Tr.đ 126.290 314.962 381.267

5. Doanh lợi tiêu thụ (1)/(3) % 14,70 14,71 15,60

6. Hiệu suất sử dụng TS (3)/(4) Lần 0,73 0,36 0,30

7. Tỷ lệ TS/VCSH (4)/(2) Lần 1,53 1,15 1,23

9.ROE (5)x(6)x(7) % 16,33 6,09 5,77

( Nguồn số liệu: Phòng kế toán )

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ROE của Công ty từ năm 2009 – 2011 có xu hướng giảm dần. Vào năm 2010 tỷ suất ROE giảm 10.24% so với năm 2009. Nghĩa là lợi nhuận thuần thu được trên 100 đồng VCSH giảm đi 10.24 đồng. Nguyên nhân là do sự điều chỉnh cấu thành của 3 nhân tố cấu thành tỷ suất. Để biết được mức độ ảnh hưởng như thế nào ta tiến hành sử dụng phương pháp số chênh lệch như sau:

Xác định đối tượng phân tích ( mức độ giảm của tỷ suất ROE): 6.09 – 16.33 = - 10.24 (%)

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: + Ảnh hưởng của doanh lợi tiêu thụ :

( 14.71% - 14.70%) x 0.36 x 1.15 = + 0.01% + Ảnh hưởng của hệ số sử dụng tài sản :

(14.71% x (0.36 – 0.73) x 1.53 = - 8.24% + Ảnh hưởng của tỷ lệ TS/VCSH :

(14.71% x 0.36 x (1.15 – 1.53) = - 2.01% - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ( 0.01– 8.24 – 2.01 = - 10.24 ( % )

Theo cách phân tích trên có thể đánh giá rằng, nhờ thực hiện tốt công tác quản lý doanh thu và chi phí nên doanh lợi tiêu thụ tăng và làm tỷ suất ROE tăng thêm 0.01% . Nhưng mức độ ảnh hưởng của nhân tố này không đủ khả năng bù trừ sự kiềm hãm của nhân tố hệ số sử dụng tài sản làm giảm ROE 8.24%, và sự kiềm hãm của nhân tố tỷ lệ TS/VCSH giảm ROE 2.01%. Chính vì vậy, tỷ suất ROE năm 2010 giảm 10.24% so với năm 2009.

đặc biệt vào năm 2010 bị giảm mạnh. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong những năm tới thì sẽ không tốt cho Công ty. Do đó trong những năm tới Công ty cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng cách nâng dần hiệu quả sử dụng tài sản và tỷ lệ TS/VCSH. Việc phân tích thông qua hiệu ứng DUPONT giúp cho ta có cách nhìn tổng thể hơn về những nhân tố tác động lên khả năng sinh lời VCSH. Từ đó giúp ta dễ dàng nhanh chóng đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời VCSH.

Kết luận: Phân tích tình hình tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng đối với

các Công ty, vì mục tiêu phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trong của việc phân tích tài chính đối với sự phát triển của Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn trong những năm qua đã thực hiên khá tốt việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích Công ty đã xác định ra những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo.

Trong 3 năm, thì năm 2010 là năm đánh dấu phát triển vượt bậc của Công ty. Doanh thu tăng 37.841 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 3.137 triệu đồng so với năm 2009. Song song với điều kiện này Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm ổn định và thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty đang thực hiên dự án tổng thể quy hoạch mặt bằng để mở rộng nhà kho, xưởng chứa ổn định sản xuất và phát triển. Do đó, các chỉ tiêu tổng sản lượng, sức sản xuất đạt ở mức độ vừa phải theo nhu cầu của thị trường, không sản xuất tràn lan, đại trà nên sức sản xuất của tổng tài sản giảm dần đều qua các 3 năm liên tục.

Năm 2010 là một năm đầy thử thách cho các doanh nghiệp. Nhưng Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn cũng đã cố gắng thanh toán nợ cho khách hàng đúng thời hạn. Năm 2010 nợ phải trả cho khách hàng là 109.373 triệu động cao hơn 38.021 triệu đồng so với năm 2009 và 0.756 triệu đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng việc tạo uy tín và thương hiệu trên thương trường. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gọn nhẹ hợp lý giữa các phòng ban không bị chồng chéo, khoa học. Bộ máy kế toán linh hoạt, nhất quán, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán tạo điều kiện cho chuyên viên phân tích tài chính

luôn cung cấp kịp thời về những thông tin tài chính cho các đối tượng có liên quan, quan tâm.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cái tài chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại lam sơn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w