Hệ thống bầu cử Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẦU CỬ THEO ĐA SỐ LIÊN HỆ VỚI HỆ THỐNG BẦU CỬ Ở ẤN ĐỘ (Trang 30 - 34)

Nếu tiếp cận hệ thống bầu cử theo nghĩa hiện đại là một chế định pháp luật thơng qua đó nhân dân lựa chọn và ủy thác quyền lực thì chế độ bầu cử nước ta chỉ ra đời sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, được đánh dấu bằng cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946. Từ đó đến nay, nước ta đã tổ chức 13 cuộc bầu cử Quốc hội trên toàn quốc, tương ứng với 13 nhiệm kỳ của Quốc hội. Cùng với đó, Hiến pháp nước ta cũng đã trải qua các giai đoạn, dấu mốc quan trọng tương ứng với các lần sửa đổi, bổ sung lần lượt là các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Do đó, có thể phân chia các giai đoạn của hệ thống bầu cử Việt Nam căn cứ vào các giai đoạn phát triển của chính quyền cách mạng được đánh dấu thông qua các bản Hiến pháp. Cụ thể là: Giai đoạn từ 1945 đến 1959; 1959 đến 1980; 1980 đến 1992; 1992 đến 2013 và 2013 đến nay. Ở mỗi giai đoạn, hệ thống bầu cử được xây dựng phù hợp với đường lối cách mạng, nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước trong thời kỳ đó.

* Giai đoạn 1946 đến 1959: Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ lâm thời đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ ba là: “tiến hành Tổng tuyển cử tự do theo phổ thông đầu phiếu trong cả nước để bầu ra Quốc hội đầu tiên” .Với tầm nhìn xa trơng rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết rằng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác cơng việc nước nhà và Tổng tuyển cử đảm bảo tính hợp pháp, tính chính thống của Bộ máy nhà nước”. Chính vì thế, một loạt sắc lệnh về bầu cử đã được ban hành. Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14 chính thức ấn định sau 2 tháng sẽ mở cuộc

27

tổng tuyển cử và ngày 26/9/1945, ban hành tiếp Sắc lệnh số 39 về lập một Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyền cử. Chỉ trong vòng một tháng rưỡi, Uỷ ban này đã soạn thảo xong bản dự thảo để Chính phủ chính thức ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 về Thể lệ Tổng tuyển cử, kèm theo Bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Ngày 02/12/1945, Chính phủ ban hành tiếp Sắc lệnh số 71 và Sắc lệnh số 72 để sửa đổi, bổ sung Sắc lệnh 51 về thủ tục ứng cử; bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu. Để tạo điều kiện cho những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử có đủ thời gian ứng cử và vận động tuyển cử, ngày 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6 tháng 1 năm 1946. Vượt lên mn ngàn khó khăn của thù trong, giặc ngồi, giặc đói, giặc dốt... cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã được tổ chức và thành cơng rực rỡ. Đó là một cuộc bầu cử của tự do, dân chủ, được tiến hành theo ngun tắc phổ thơng, trực tiếp, kín – những ngun tắc bầu cử chuẩn mực của thế giới đương đại. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 đã được Hiến pháp năm 1946 kế thừa và thể hiện cụ thể trong điều 17: “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín”. Mặc dù Sắc lệnh 51, Hiến pháp 1946 chưa qui định nguyên tắc bầu cử bình đẳng, nhưng thông qua các qui định trong sắc lệnh được ban hành, Hiến pháp và đặc biệt là cách thức tổ chức Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 đã thể hiện rõ sự bình đẳng trong quá trình bầu cử.

* Giai đoạn 1959 – 1980: Phát huy những ưu điểm của cuộc Tổng tuyển cử 1946 và cải thiện một số quy định về bầu cử cho phù hợp, Điều 5 Hiến pháp năm 1959 đã quy định “Việc tổng tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đều được tiến hành theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Như vậy, Hiến pháp 1959 chính thức qui định nguyên tắc bầu cử bình đẳng. Xét về kỹ thuật lập pháp, qui định này đánh dấu

28

bước phát triển mới của hệ thống bầu cử nước ta. Tuy nhiên, nguyên tắc bầu cử tự do không xuất hiện trong các quy định của Hiến pháp. Do vậy, tự do trong bầu cử bị hạn chế so với thời kỳ trước. Trong giai đoạn này, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959, Pháp lệnh bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 1961 cụ thể hóa các nguyên tắc mà Hiến pháp đã qui định. Việc ban hành đạo luật về bầu cử thay thế cho các sắc lệnh trước đó đã đảm bảo cao hơn tính thống nhất, tồn diện và mức độ ổn định của hệ thống bầu cử so với thời kỳ trước. Đây được coi là dấu mốc đánh dấu bước phát triển của hệ thống bầu cử Việt Nam.

* Giai đoạn 1980 – 1992: Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, ngày 25 tháng 4 năm 1976, nước ta tiến hành tổng tuyển cử tự do để bầu ra Quốc hội thống nhất. Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Điều 7 Hiến pháp qui định các ngun tắc bầu cử “phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Sau đó, các luật về bầu cử lần lượt được ban hành, bao gồm: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 1983, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 1989. Ở giai đoạn này, hệ thống bầu cử có những tiến bộ nhất định so với giai đoạn trước. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980, Luật bầu cử đại biểu 83 hội đồng nhân dân năm 1983 qui định hiệp thương là một thủ tục trong việc lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử. Đây là quy định có ý nghĩa nhất định trong việc đảm bảo cơ cấu, tính đại diện cho cơ quan dân cử và là hình thức tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động bầu cử thông qua mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên. Mặt khác, chỉ trong giai đoạn này, việc cử tri trực tiếp bãi miễn đại biểu dân cử mới được qui định chung với các đạo luật về bầu cử (Điều 4 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980 và Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 1983). Đây không chỉ đơn thuần là kỹ thuật lập pháp mà

29

còn sự thể hiện tư duy khoa học về chế độ bầu cử. Tuy nhiên, về khía cạnh tự do và dân chủ thì lại có phần hạn chế hơn so với cuộc Tổng tuyển cử 1946.

* Giai đoạn 1992 - 2013: Ngày 15/4/1992, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp 1992. Điều 7 Hiến pháp 1992 vẫn quy định các nguyên tắc bầu cử “phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Các ngun tắc này được cụ thể hóa trong các đạo luật về bầu cử, như Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1992, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm Luật 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001 và 2010), Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 1994, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).

* Giai đoạn 2013 đến nay: Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua. Hiến pháp năm 2013 ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến nước nhà. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới. Hiến pháp có bố cục gọn và kỹ thuật lập hiến chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài. Điều 7 Hiến pháp 2013 vẫn tiếp tục khẳng định các ngun tắc bầu cử “phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Các nguyên tắc này 84 thống nhất với nhau, đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn người đại diện cho mình. Hiến pháp mới cũng ghi nhận và phát triển quyền bầu cử, ứng cử với tư cách là quyền chính trị cơ bản của cơng dân. Đặc biệt, Điều 117 Hiến pháp lần đầu tiên có quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia – cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Những quy định khái quát về hệ thống bầu cử trong Hiến pháp 2013 được cụ thể hóa trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015. Luật này được Quốc hội

30

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Đây là đạo luật hợp nhất Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân nhằm giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức bầu cử được thuận tiện và khoa học hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẦU CỬ THEO ĐA SỐ LIÊN HỆ VỚI HỆ THỐNG BẦU CỬ Ở ẤN ĐỘ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)