Từ năm 1946 đến nay, các quy định pháp luật về bầu cử ở nước ta dần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn. Các bước tiến hành từ khâu chuẩn bị, tổ chức triển khai thực hiện cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử được đảm bảo diễn ra dân chủ, đúng luật, an tồn và tiết kiệm. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cơ quan Trung ương; sự nỗ lực, tích cực, sát sao trong tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của cử tri cả nước đã góp phần tạo nên sự thành công của các cuộc bầu cử. Về mặt hình thức, dựa trên các quy định pháp luật về quyền bầu cử, ứng cử của công dân; các nguyên tắc bầu cử; số lượng cử tri tham gia bầu cử và tỷ lệ số phiếu trúng cử của các đại biểu thì có thể khẳng định chế độ bầu cử ở Việt Nam là rất dân chủ. Những thành tựu cơ bản của hệ thống bầu cử ở nước ta được thể hiện thông qua các mặt sau:
Một là, việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân ở Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc “phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 7 Hiến pháp 2013). Đây là những nguyên tắc bầu cử dân chủ, tiến bộ và công bằng nhất hiện nay mà không phải nước nào cũng ghi nhận và thực hiện. Những nguyên tắc trên cũng thể hiện tinh thần Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hai là, số người có quyền bầu cử tính theo số lượng dân cư ở Việt Nam là rất đông. Trước đây, Điều 54 Hiến pháp Việt Nam 1992 khẳng định: “Công
31
dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Theo quy định của Điều 27 Hiến pháp năm 2013 thì: “Cơng dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 đã cụ thể hóa quy định này. Luật chỉ hạn chế quyền bầu cử đối với các đối tượng “người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà khơng được hưởng án treo và người mất năng lực hành vi dân sự” (khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử năm 2015). Luật mới còn mở rộng hơn phạm vi cử tri bỏ phiếu bao gồm người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có người đó đanh bị tạm giam, đang được giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc. Các quy định này đã tạo điều kiện cho một lực lượng đông đảo công dân Việt Nam có thể tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân. Đây là biểu hiện của một Nhà nước dân chủ, tiến bộ theo tinh thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Ba là, số lượng cử tri tham gia bầu cử so với danh sách đăng ký ở Việt Nam thường chiếm tỷ lệ rất cao. Hầu hết các đơn vị bầu cử có số lượng cử tri đi bầu cử đạt tới trên dưới 90%, có nơi đạt tỷ lệ 100%. Cụ thể tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 90 các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu là 99,51%. Trong đó có một số tỉnh như Lai Châu, Hà Giang, Hịa Bình, Lạng Sơn đạt tỷ lệ 99,99%. Điều này ở các nước khác là rất khó, nếu như khơng nói là khơng thể có được. Như
32
vậy, số cơng dân có quyền bầu cử đã nhiều, số cử tri đăng ký và thực tế đi bỏ phiếu cũng rất đông, càng chứng tỏ việc tổ chức bầu cử đã vận động và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cử tri tham gia bỏ phiếu.
Bốn là, trình độ học vấn của đại biểu có xu hướng liên tục được nâng lên qua các nhiệm kỳ. Thành phần và cơ cấu đại biểu phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân tham gia các cơ quan dân cử; tỷ lệ đại biểu tự ứng cử, đại biểu tái cử đại biểu Quốc hội cao hơn nhiệm kỳ trước. Ví dụ: Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, số đại biểu tái cử: 167 người (33,40%) tăng 7 người so với dự kiến, tăng 5,81% so với khoá XII; Tự ứng cử: 04 người (0,8%) tăng 3 người so với khóa XII. Mặt khác, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân thường trúng cử với số phiếu cao, hầu hết là từ trên 80% số phiếu bầu. Điều này chứng tỏ các ứng cử viên đều là những người có uy tín và nhận được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân.
Năm là, công tác chuẩn bị, triển khai bầu cử đúng pháp luật, bảo đảm tiến độ đề ra. Các cuộc bầu cử diễn ra trong tình hình an ninh ổn định, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, khơng có các tình huống bất thường. Những nơi có các vụ việc phức tạp nảy sinh hoặc khiếu kiện tập trung đông người được giải quyết kịp thời, khơng xảy ra các tình huống rối loạn.
Sáu là, việc tổ chức đồng thời cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 trong cùng một ngày đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổ chức cán bộ, tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức của nhân dân, gắn công tác bầu cử với việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Qua đó khẳng định được tính đúng đắn và phù hợp của chủ trương này với điều kiện hiện nay của đất nước ta.
33
Tóm lại, các cuộc bầu cử trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực và thắng lợi trên nhiều phương diện: phát huy tốt dân chủ ngay từ cơ sở và dân chủ trong từng bước triển khai thực hiện, tạo được khơng khí cuộc bầu cử thực sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, là một bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc bầu cử và ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân, một sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội rộng lớn.