Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống bầu cử ở nước ta vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống bầu cử nước ta trong những năm gần đây quá nhấn mạnh về tính tập trung, các hội nghị hiệp thương cịn nặng về hợp thức hóa sự chỉ đạo của Đảng. Biểu hiện rõ nét là số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân chủ yếu được bầu theo dự kiến, theo định hướng của lãnh đạo Đảng các cấp; cử tri ở cơ sở bị rơi vào tình thế bị động. Vai trị lãnh đạo của cấp uỷ Đảng các cấp là vấn đề có tính ngun tắc. Tính thống nhất trong sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ trong bầu cử là cần thiết nhưng phải trên cơ sở tơn trọng ý chí của nhân dân. Trên thực tế, khơng ít các trường hợp, cách thức này áp dụng một cách máy móc, cứng ngắc. Vai trị của nhân dân thơng qua mặt trận tổ quốc trong thực hiện quyền hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử vẫn chưa được thực hiện tốt. Tình trạng cấp ủy Đảng áp đặt cơ cấu, thành phần đại biểu tại đơn vị bầu cử của mình là phổ biến, làm hạn chế tính tích cực của nhân dân trong quá trình giới thiệu nhân sự, hiệp thương bầu cử. Việc phân bổ đại biểu ở một số địa phương dựa chủ yếu vào ý kiến chủ quan của các cấp lãnh đạo. Nhiều nơi, người được giới thiệu nhưng lại khơng được lịng dân, trong khi những người dân tín nhiệm, đề cử lại khơng được cấp ủy đảng chấp
34
nhận. Người dân thường bầu người đã được định hướng trước của cấp ủy. Có thể nói, kết quả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đại biểu sẽ trúng cử được quyết định từ khi cấp ủy đảng thông qua danh sách bầu cử. Và như vậy, kết quả bầu cử đã được định đoạt trước khi diễn ra các cuộc bầu cử. Vì thế, nhiều cuộc bầu cử diễn ra cịn hình thức.
- Thứ hai, về các tổ chức phụ trách bầu cử. Thực tiễn các cuộc bầu cử đã chỉ ra rằng có nhiều sai phạm xảy ra trong quá trình bầu cử mà nguyên nhân xuất phát từ các tổ chức phụ trách bầu cử. Ví dụ: Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI (ngày 19/5/2002), Hội đồng bầu cử đã ra Nghị quyết số 205, ngày 21/5/2002 hủy bỏ kết quả bầu cử ở khu vực bỏ phiếu số 3 thôn Dương Lôi, xã Tản Hồng, huyện Từ Sơn, thuộc đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Bắc Ninh: “Do không làm đúng qui trình nên Tổ bầu cử đã khơng xác định được những ai đã thực hiện quyền bầu cử”. Trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009, ngày 25/4/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết hủy bỏ kết quả bầu cử tại một số đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu của 8 địa phương (Nam Định, Hải Phịng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Đắk Nông) do vi phạm nghiêm trọng pháp luật bầu cử. Nguyên nhân dẫn đến phải hủy bỏ kết quả bầu cử và phải tiến hành lại chủ yếu là do cán bộ trong các tổ chức phụ trách bầu cử gây ra, như: gian lận phiếu bầu, phiếu khơng đóng dấu của Tổ bầu cử, mở hòm phiếu khi chưa kết thúc cuộc bầu cử; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý phiếu bầu dẫn đến tình trạng số phiếu thu vào nhiều hơn số phiếu phát ra; ghi nhầm họ, nhầm tên ứng cử viên... Thực tế này thể hiện sự hạn chế của đội ngũ cán bộ phụ trách bầu cử cũng như sự lúng túng trong tổ chức, điều hành của các tổ chức phụ trách bầu cử. Mặt khác, vẫn còn nhiều bất cập về việc quy định thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử. Trong các cuộc bầu cử vừa qua, thành viên trong Hội đồng bầu cử trung ương hoặc Ủy ban bầu cử thường bao gồm thành viên của Quốc
35
hội, ủy ban thường vụ Quốc hội hay Hội đồng nhân dân. Do vậy, có nhận định cho rằng: “Vì Hội đồng bầu cử do những người hiện đang tham gia chính trị nắm, nên các cuộc bầu cử thường có sự chi phối của một vài người, hốn đổi vị trí giữa Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và các tổ chức đoàn thể”. Tuy nhiên, dù Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 đã ban hành nhưng chưa thay đổi nhiều về cơ cấu thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử. Thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia bao gồm “đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (điều 12 - Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015) và thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương vẫn bao gồm “đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan” (điều 22, điều 24 - Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015). Luật cũng không đưa ra cơ sở pháp lý nào quy định người ứng cử không được làm thành viên Ủy ban bầu cử ở địa phương mình ứng cử hoặc làm thành viên của Hội đồng bầu cử. Trong khi đó, Ủy ban bầu cử ở địa phương và Hội đồng bầu cử quốc gia lại là cơ quan có quyền nhận và xem xét hồ sơ người ứng cử (Điều 36 – Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015) cũng như xác nhận tư cách người trúng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân (Điều 88 – Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015). Có thể nói, đây là một trong những hạn chế của hệ thống bầu cử nước ta hiện nay. Thực tế của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII cho thấy, có rất nhiều ứng cử viên lại là thành viên của Ủy ban bầu cử. Thậm chí, có ít nhất 7 ứng cử viên đồng thời “nằm trong” Hội đồng bầu cử. “Không ai tự ban hành cơng lý cho chính mình”. Rõ ràng cần phải đề cao hơn nữa tính khách quan trong cơ cấu thành phần các tổ chức phụ trách bầu cử,
36
tránh khả năng xảy ra tiêu cực làm sai lệch kết quả bầu cử cũng như ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.
- Thứ ba, còn nhiều bất cập về việc thiết kế đơn vị bầu cử.
+ Một là, việc phân bổ số lượng đại biểu cho mỗi tỉnh, thành là chưa hợp lý và chưa có căn cứ rõ ràng. Theo Điều 8 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ 94 sung năm 2001 và 2010) và Điều 7 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015, việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định rất chung chung “tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương”. Năm 2011, tổng số cử tri cả nước là 62.313.605 người, tổng số cử tri đi bầu là 62.010.266 người, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII được bầu là 500 người. Như vậy, trung bình cả nước, khoảng 124.000 người sẽ bầu 01 đại biểu Quốc hội. Thành phố Hồ Chí Minh có 7.521.100 người, được phân bổ 30 đại biểu. Điều đó có nghĩa, ở thành phố Hồ Chí Minh trung bình 250.000 người bầu 01 đại biểu Quốc hội – cao hơn so với mức độ trung bình của cả nước. Tuy nhiên, với số dân là 298.700 người, tỉnh Bắc Kạn lại được phân bổ 6 đại biểu Quốc hội. Như vậy, trung bình 49.000 người dân Bắc Kạn được bầu 01 đại biểu Quốc hội. Từ những số liệu kể trên, có thể thấy giá trị lá phiếu của cử tri thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 1/5 lần giá trị lá phiếu của cử tri tỉnh Bắc Kạn. Có thể thấy, việc phân bổ số lượng đại biểu đối với các địa phương như phân tích nêu trên là chưa có cơ sở rõ ràng. Đối với hệ thống bầu cử ở nước ta hiện nay, chỉ những lá phiếu trong cùng một đơn vị bầu cử mới có giá trị như nhau cịn lá phiếu của các cử tri ở các đơn vị bầu cử khác nhau lại có giá trị khác nhau.
+ Hai là, tuy đơn vị bầu cử được chia theo tiêu chí địa dư nhưng ứng cử viên không chỉ bao gồm những người cư trú làm việc tại địa phương mà cịn có cả những ứng cử viên của trung ương được giới thiệu về địa phương để ứng cử.
37
Các ứng cử viên do trung ương giới thiệu về bầu cử ở địa phương không thực sự gắn kết với cử tri ở đơn vị bầu cử, một năm chỉ tiếp xúc cử tri một vài lần. Các đại biểu này thường không hiểu hết nguyện vọng của cử tri, đồng thời cử tri cũng khơng thể biết đại biểu do mình bầu ra làm việc ở các cơ quan trung ương như thế nào, có cuộc sống và nếp sống ra sao.
+ Ba là, tính đại diện trong chế độ bầu cử ở nước ta cịn q dàn trải: trong Đảng, ngồi Đảng, trung ương, địa phương, giai cấp, tầng lớp, ngành, khối, dân tộc, giới tính, tơn giáo, quốc doanh, dân doanh... nhưng chưa xác định được đâu là tiêu chí mang tính hạt nhân. Khi chưa có nhận thức đúng đắn và chưa có các giải pháp hợp lý, việc đặt ra quá nhiều tiêu chí về tính đại diện mà khơng xã định rõ đâu là tiêu chí “chính”, đâu là tiêu chí “phụ” có thể dẫn đến kết quả “lợi bất cập hại”. Nếu một đại biểu mang trên mình quá nhiều “cơ cấu”, đại diện cho q nhiều “nhóm” xã hội thì cuối cùng họ khơng đại diện cho ai một cách đích thực.
- Thứ tư, về công tác vận động tranh cử. Vận động tranh cử được xem là linh hồn của hệ thống bầu cử tự do, tiến bộ và công bằng. Trên thế giới, việc vận động tranh cử rất quan trọng, có vai trị quyết định tới việc ứng cử viên có trúng cử hay khơng. Các ứng cử viên phải xây dựng chiến lược vận động tranh cử, đề ra chương trình hành động cụ thể khi trúng cử, phải có những lời hứa hẹn với nhân dân, với cử tri và quan trọng nhất là phải trung thành với những lời hứa đó. Thơng qua tranh cử, cử tri được tiếp cận đa chiều về các đảng phái chính trị, các ứng cử viên và tình hình đất nước. Nước ta có hệ thống chính trị nhất ngun, do đó, hệ thống bầu cử khơng đề cập đến việc lựa chọn về đường lối chính trị vì đường lối đó đã được Đảng Cộng sản ấn định, được cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng, được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Việc vận động bầu cử thường chỉ là sự trình bày kế hoạch hành động đơn lẻ
38
của cá nhân các đại biểu, không phải là sự cạnh tranh “khốc liệt” giữa các đảng phái chính trị. Ngay trong việc sử dụng thuật ngữ cũng đã nói lên điều đó. Luật bầu cử nước ta hiện nay không sử dụng thuật ngữ “vận động tranh cử” mà là “vận động bầu cử”. Với tư cách là Phó Chủ tịch Quốc hội, thành viên của Hội đồng bầu cử trung ương, Trưởng tiểu ban Tuyên truyền cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII, trong cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề “Một Quốc hội của dân, do dân, vì dân” được tổ chức sáng ngày 02/5/2007, ơng Nguyễn Văn Yểu có nói: “Ở Việt Nam, khơng có tranh cử mà 96 là vận động bầu cử và theo quy định. Vận động bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên khơng ai tranh ai”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, ở nước ta khơng có vận động tranh cử mà chỉ có vận động bầu cử. Tuy nhiên, cơng tác vận động bầu cử cũng cịn nhiều hạn chế, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của cử tri. Các quy định pháp luật về vấn đề này còn chung chung, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc tiếp xúc; chưa có cơ chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp luật; chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng cử viên và các chế tài xử lý vi phạm. Việc tiếp xúc cử tri cịn khá hình thức, sơ sài. “Nhiều cử tri đi bầu khơng biết hoặc hiểu biết rất ít, thậm chí khơng cần biết về các ứng cử viên. Những thơng tin ít ỏi chủ yếu góp nhặt thơng qua trích ngang của các ứng cử viên tại nơi bỏ phiếu. Điều đó dẫn đến hệ quả việc lựa chọn của cử tri mang nặng cảm tính, họ thường bầu cho qua chuyện. Thậm chí khi bầu xong, cử tri khơng cịn nhớ mình đã bầu cho ai, họ có trúng cử khơng, họ làm gì, hoạt động ra sao?”. Như vậy sẽ khó cho người dân khi bỏ phiếu, lựa chọn. Chính điều này cũng là nguyên nhân làm giảm tinh thần trách nhiệm của cán bộ được bầu vì họ khơng cảm thấy có trách nhiệm giải trình đối với cử tri.
- Thứ năm, về ứng cử viên tự ứng cử. Nhìn nhận khái qt có thể khẳng định rằng, việc tự ứng cử ở nước ta còn nhiều hạn chế. Pháp luật bầu cử hiện nay mặc dù có qui định cho cơng dân tự ứng cử nhưng dường như chúng ta
39
chưa sẵn sàng cho một sân chơi bình đẳng, cơng bằng giữa các ứng cử viên tự ứng cử với các ứng cử viên được đề cử, nhất là với các ứng cử viên được Đảng giới thiệu. Hành lang pháp lý cho người tự ứng cử còn chưa cụ thể và chặt chẽ, cũng như chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ứng cử viên và những biện pháp đảm bảo rằng người tự ứng cử là người được nhân dân tín nhiệm. Người tự ứng cử gặp bất lợi ngay từ các vịng hiệp thương: khơng có ai đại diện cho họ, do vậy, họ dễ dàng bị “gạt” ra khỏi danh sách. Trong cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009, Đồn giám sát cơng tác chuẩn bị bầu cử tại hai tỉnh Kiên Giang và An Giang phát hiện rằng, khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Thường trực hội đồng nhân dân một số địa phương không sắp xếp người tự ứng cử vào cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử theo Điều 33 - Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2003. Tình trạng này cũng diễn ra ở một số địa phương khác khiến người tự ứng cử gặp khó khăn ngay từ giai đoạn hiệp thương chứ chưa nói đến việc có tên trong danh sách ứng cử viên ở các đơn vị bầu cử. Việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú của ứng cử viên cũng có sự phân biệt: “Tại các điểm lấy ý kiến cử tri, cử tri thường biểu quyết tín nhiệm bằng cách “bỏ phiếu kín” đối với các ứng cử viên tự ứng cử; trong khi đó lại “giơ tay” biểu quyết đối với các ứng cử viên được giới thiệu”. Với cách thức tiến hành như vậy, ứng cử viên tự ứng cử sẽ bất lợi hơn so với ứng cử viên được giới thiệu hoặc được cơ cấu từ trước. Thêm vào đó, tư tưởng của người dân Việt Nam vẫn còn ái ngại, chưa thực sự tin tưởng vào năng lực, khả năng lãnh đạo, điều hành đất nước đối với ứng viên tự ứng cử. Nói chung, tỷ lệ người tự ứng cử trúng cử thật sự hiếm hoi. Đơn cử, trong hai kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII và XIII số người tự ứng cử trúng cử rất khiêm tốn. Cụ thể, có 01 người tự ứng cử trúng cử trên tổng số 493 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII và 04 người trên 500 người trúng
40
cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. Như vậy, có thể khẳng định rằng về chủ trương,