1.6.1. Các nhân tố bên ngoài cơ quan thuế
- Môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế thuộc địa bàn quản lý của cơ quan quản lý thuế
- Môi trường pháp lý - Môi trường xã hội
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các đối tượng nộp thuế
1.6.2. Các nhân tố nội tại cơ quan quản lý thuế
- Năng lực quản lý nội bộ của cơ quan quản lý thuế - Nguồn nhân lực
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh, có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đơ Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Thành phố Vĩnh Yên cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế Nội Bài 25hm về phía Nam, cách thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ 25km về phía Tây. Thành phố có số dân là 100.358 người theo số liệu thống kê năm 2011; bao gồm 7 phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Đống Đa, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.
Về kinh tế:
Trong những năm gần đây, kinh tế Vĩnh Yên đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2008, giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố đạt 562, năm 20010 đạt 2681 tỷ đồng, và đến năm 2012, giá trị sản xuất đạt 9.223,8 tỷ đồng, trong đó:
+ Công nghiệp- xây dựng ước đạt 6.757,6 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ;
+ Dịch vụ ước đạt 2.362 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ;
+ Nông- lâm nghiệp- thủy sản ước đạt 104,2 tỷ đồng, tăng 5,6% so cùng kỳ.
- GTGT bình quân đầu người ước đạt 66,08 triệu đồng tương đương 3.478 USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách thành phố năm 2011 ước đạt: 1.106,908 tỷ đồng, bằng 130%
Doanh thu tỉnh giao, 108% doanh thu thành phố giao và tăng 34% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 693,835 tỷ đồng bằng 119% doanh thu tỉnh giao; 92% doanh thu thành phố giao và tăng 8% so cùng kỳ.
Về xã hội:
Từ năm 1997 đến nay thành phố đã có 32 đề án quy hoạch chi tiết được duyệt với tổng diện tích là 1.275ha và đã giao đất, cấp chứng chỉ quy hoạch cho 250 dự án phục vụ cho việc xây dựng phát triển hạ tầng đô thị.
Do tính chất là trung tâm kinh tế - chính trị của cả tỉnh, là đầu mối của các hoạt động kinh doanh trên tồn tỉnh, thế nên các loại hình kinh doanh ở thành phố Vĩnh n là vơ cùng đa dạng và phức tạp, đồng thời số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng tương đối nhiều và đa dạng, tính đến tháng 12/2013 tổng số doanh nghiệp thuộc đối tượng quản lý thuế của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên là 2097 doanh nghiệp, trong số đó xét về loại hình sở hữu thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất là Cơng ty TNHH (72,41%), kế đó là DNTN, chiếm 20,5%. Tổng số các doanh nghiệp thuộc loại hình khác là 48, chiếm 7,07%. Mặt khác, dựa vào chỉ tiêu doanh thu thì doanh nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,48%) trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, sau đó là đến các doanhg nghiệp hoạt động thương mại – dịch vụ; ngoài ra Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên không quản lý các doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng . Với thực tế đó, dẫn đến khó khăn trong sự quản lý của cơ quan thuế đối với các loại hình kinh tế trên địa bàn và các đối tượng nộp thuế. Do đó, hoạt động
kiểm tra các đối tượng nộp thuế trên địa bàn thành phố Vĩnh n cũng gặp khơng ít khó khăn.