3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí
3.2.6. Chú trọng phòng ngừa rủi ro:
Việc chú trọng phịng ngừa rủi ro sẽ giúp xí nghiệp giảm thiểu được rủi ro có thể phát sinh, chủ động và có kế hoạch khắc phục rủi ro khi chúng xảy ra. Thực hiện biện pháp này bằng cách xí nghiệp trích lập các quỹ dự phịng, đa dạng hóa đầu tư và đa dạng hóa sản phẩm.
Để đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro thực hiện được mục tiêu đã định, việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nâng cao nhận thức về rủi ro cũng như khả năng ứng phó với rủi ro một cách phù hợp trong tồn cơng ty.
+ Chính thức hóa q trình quản lý rủi ro.
+ Xây dựng q trình quản lý rủi ro thống nhất trong cơng ty. + Minh bạch hóa các rủi ro.
+ Đưa quản lý rủi ro thành một phần chính thức trong hệ thống kiểm sốt nội bộ chung.
Hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho xí nghiệp, cụ thể là:
+ Giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong xí nghiệp.
+ Giảm thiểu những sai sót trong mọi mặt hoạt động của xí nghiệp. Để thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, xí nghiệp cần bắt đầu từ việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro. Chính sách này cần xác định rõ phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách quản lý rủi ro cũng cần quy định rõ trách nhiệm đối với quản lý rủi ro xuyên suốt xí nghiệp.
Việc triển khai hoạt động quản lý rủi ro cần gắn liền với chiến lược kinh doanh, kế hoạch ngân sách hàng năm và các chu trình nghiệp vụ trong xí nghiệp. Trong q trình triển khai hoạt động quản lý rủi ro, xí nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị bố trí và sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro phải được thiết lập tại từng cấp quản lý và trong từng đơn vị.