2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới
2.1.2. Nghiên cứu sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu
chiếu thời gian
Nghiên cứu thời gian thông qua khơng gian có truyền thống lâu đời trong Ngơn ngữ học (Evans, 2009, 2013; Zinken, 2010; Tenbrink, 2011; Bender, 2014). Ở phần này, chúng tơi chỉ trình bày khái lược các phân tích về sự đồ chiếu khung quy chiếu không gian lên khung quy chiếu thời gian của các tác giả nước ngoài làm nền tảng cho việc phân tích sự đồ chiếu từ khung quy chiếu khơng gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.
Phần lớn các tác giả nghiên cứu về quy chiếu thời gian và khung quy chiếu thời gian đều có đề cập đến cơ sở không gian trong tri nhận thời gian và xác lập sự đồ chiếu giữa hai phạm trù (Kranjec, 2006; Matlock và nnk., 2011; Zinken, 2010; Bender và nnk., 2010, 2014; Tenbrink, 2011; Feist & Duffy, 2020; Juan Sun & Qiang Zhang, 2020; v.v.). Một số tác giả đã dựa trên hệ thống khung quy chiếu không gian để xây dựng khung quy chiếu thời gian, chẳng hạn như lý thuyết bộ khung thời gian của Kranjec (2006), hệ thống khung quy chiếu thời gian Zinken (2010), của Bender và cộng sự (2010, 2014), của Tenbrink (2011).
Vấn đề được đặt ra đối với sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian trước hết là ở sự xác lập sự tương ứng các quan hệ thời gian qua hai hệ thống ẩn dụ có cội nguồn từ sự vận động trong không gian: Ego chuyển động và Thời gian chuyển động. Lakoff và Johnson (1980) chỉ ra rằng ở các biểu thức như:
(10) In the following weeks… (11) In the preceding weeks…
có sự ý niệm hố thời gian như là các đối tượng chuyển động thành chuỗi trong khơng gian. Thậm chí Matlock và các cộng sự của bà (2011) còn chỉ ra rằng ngay cả các chuyển động trừu tượng, tưởng tượng, tức chuyển động thuộc về không gian tinh thần của con người, như chuyển động trong dãy số, dãy chữ cái, cũng ảnh hưởng đến cách con người giải thích, biểu đạt và tư duy về thời gian.
Tất cả các hệ thống phân loại khung quy chiếu thời gian được xác lập cho đến nay đều lấy Ego chuyển động và Thời gian chuyển động làm căn cứ để mô tả các khung quy chiếu thời gian. Moore (2011, 2014) mô tả khung quy chiếu dựa vào Ego và khung quy chiếu dựa vào trường với nhìn nhận rằng cả hai đều liên quan đến ẩn dụ lối đi, tức đều liên quan đến chuỗi các vị trí theo một hướng ở miền nguồn khơng gian, theo đó ơng diễn giải khung quy chiếu phối cảnh Ego là
13
khung quy chiếu trong đó Ego có liên quan đến Hình hoặc Nền, các thực thể trong khung đều cùng nằm trên một lối đi duy nhất, phối cảnh Ego được thực hiện với chuỗi, do chỗ các vị trí khác nhau trên lối đi được đồ chiếu lên các thời điểm khác nhau; các khoảng thời gian trong khung quy chiếu phối cảnh Ego được miêu tả theo lối ẩn dụ là các chuyển động. Khung quy chiếu dựa vào trường không liên quan đến một điểm nhìn đặc quyền. Trong khung quy chiếu này, mối quan hệ giữa Hình và Nền được hiểu theo cấu trúc tri nhận, cấu trúc đó bao gồm tất cả các thực thể thuộc khung quy chiếu. Khung quy chiếu dựa vào trường xác định mối quan hệ giữa Hình và Nền độc lập với phối cảnh trong đó Hình và Nền được nhận thức. Ông cho rằng các khung quy chiếu thời gian có liên hệ theo lối ẩn dụ với trải nghiệm của con người về sự chuyển động và định vị. Cả hai khung quy chiếu trên được định hình bằng ẩn dụ lối đi (chính vì vậy mà K. E. Moore (2011) đã điều chỉnh tên gọi của hai khung quy chiếu này so với bản công bố của ông trước đó vào năm 2004 và 2006 là khung quy chiếu cấu hình lối đi phối cảnh Ego và khung quy chiếu cấu hình lối đi phối cảnh dựa vào trường), đều sử dụng đối lập
TRƯỚC/SAU theo lối ẩn dụ, trong đó với khung quy chiếu phối cảnh ego, TRƯỚC
đồ chiếu lên ‘tương lai’ còn SAU đồ chiếu lên ‘quá khứ’, với khung quy chiếu dựa vào trường, TRƯỚC đồ chiếu lên ‘sớm hơn’ còn SAU đồ chiếu lên ‘muộn hơn’. Riêng tiếng Aymara là một trường hợp đặc biệt. Trong ngôn ngữ này, Ego đối diện với quá khứ, quá khứ ở phía trước Ego; các thời điểm sớm hơn, theo lối ẩn dụ, ở phía trước các thời điểm muộn hơn. Những phân tích và quan sát này về sau được K. E. Moore phân tích kĩ lưỡng hơn trong chuyên luận The Spatial Language
of Time. Metaphor, Metonymy and Frames of Reference xuất bản năm 2014.
Núñez và Sweetser (2006) cho rằng ở Ẩn dụ điểm quy chiếu thời gian, thời gian được tri nhận theo lối ẩn dụ là các vật thể trong chuỗi sự vật chuyển động trong khơng gian. Núđez và Sweetser cũng đối lập giữa mơ hình động và mơ hình tĩnh trong quy chiếu thời gian có điểm quy chiếu Ego. Hai ơng cho rằng các mơ hình động có tính đa văn hố với TƯƠNG LAI Ở PHÍA TRƯỚC EGO cịn QUÁ KHỨ Ở PHÍA SAU EGO. Những nhận định này được các tác giả đưa ra trên cơ sở phân tích
cứ liệu tiếng Anh, tiếng Guugu Yimithirr (một ngôn ngữ bản địa ở Úc), tiếng Tây Ban Nha. Trong so sánh với các ngơn ngữ này, Núđez và Sweetser cho rằng tiếng Aymara có mơ hình tĩnh về thời gian, trong đó TƯƠNG LAI Ở PHÍA SAU EGO cịn QUÁ KHỨ Ở PHÍA TRƯỚC EGO. Nhận định của hai ông được đưa ra dựa trên nghiên
cứu dữ liệu ngôn ngữ và dữ liệu cử chỉ (nghiên cứu thực nghiệm) chỉ thời gian trong ngơn ngữ này. Núđez và Sweetser cho rằng cần kết hợp cả hai nguồn dữ liệu khi phân tích quy chiếu thời gian trong ngôn ngữ. Trong một bài báo khác cũng nghiên cứu về hai loại ẩn dụ này, Núñez, Motz và Teuscher (2006) nhấn mạnh vào
vai trò của điểm quy chiếu trong việc xác định hướng quy chiếu. Các tác giả sử dụng kết quả thực nghiệm để khẳng định tính hiện thực tâm lý của ẩn dụ điểm quy chiếu Thời gian.
Zinken xuất phát từ sự phân loại các khung quy chiếu không gian của Levinson (2003) để phân tích sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian, xác lập các khung quy chiếu thời gian trong ngơn ngữ. Ơng phân tích tính phổ niệm và sự đa dạng của việc nhận thức thời gian qua khơng gian, phân tích sự đồ chiếu phía trước và phía sau trong khơng gian lên tương lai và quá khứ trong thời gian và đi đến khẳng định rằng nhân tố văn hoá tham gia vào quá trình đồ chiếu và quyết định phía trước sẽ đồ chiếu lên tương lai hay quá khứ và cũng vậy với phía sau.
Cũng phân loại khung quy chiếu thời gian thành tuyệt đối, nội tại, tương đối, nhưng Tenbrik (2011) đặt chúng trong các sự tình động và sự tình tĩnh, theo đó bà xác lập 10 khung quy chiếu thời gian. Tenbrik mô tả thời gian có tính bất đối xứng tự thân (inbuilt asymmetry), thuộc tính này có thể được nhận thức theo hai cách đối lập: là một vector đi từ quá khứ tới tương lai hoặc là một vector dựa trên quan hệ trước/sau trong chuỗi với mũi tên hướng về thời gian sớm hơn. Theo bà, quan hệ trước/sau trong chuỗi các sự tình là yếu tố đảm bảo cho chuỗi được xếp vào khung quy chiếu tuyệt đối. Tuy nhiên khác với Moore (2006, 2004), Tenbrink khơng giải thích phối cảnh thời gian chuyển động lấy Ego làm trung tâm là một trường hợp của khung quy chiếu. Các sự tình có sự thay đổi trạng thái, tức nó sẽ ở tương lai, sau đó trở thành hiện tại, cuối cùng sẽ thành quá khứ, trong cách giải thích của bà đều có cấu trúc song tố với Nền = Ego, vì vậy nó thuộc khung quy chiếu nội tại, như ở ví dụ: (12) Good times lie before me (“Khoảng thời gian tươi đẹp đang ở phía trước (tơi)”). Tenbrik (2011) cũng cho rằng, các mối quan hệ gồm ba thành tố không tồn tại trong ngôn ngữ chỉ thời gian với trường hợp các tình huống tĩnh, vì vậy khơng có sự tồi tại của khung quy chiếu tương đối ở đó. Ngược lại, các tình huống động trong cách giải thích của bà không chỉ xác định một khung quy chiếu. (9) I’m going forward in time được xếp vào quan hệ song tố, thuộc khung quy chiếu nội tại trong khi (10) Next Wednesday’s meeting has been moved forward two days được xếp vào quan hệ tam tố và thuộc khung quy
chiếu tương đối.
Trong hệ thống khung quy chiếu thời gian trong tiếng Quan Thoại do Yu (2012) xác lập, chúng ta cũng có thể thấy dấu ấn của tư duy không gian lên tư duy thời gian ở việc xác định hướng TRƯỚC, SAU đối với từng khung quy chiếu. Bản
thân khung quy chiếu thời gian xếp chuỗi và khung quy chiếu con người xếp chuỗi
15
là một sự đồ chiếu rõ rệt vị trí các thực thể trong khơng gian sang vị trí các thời điểm, sự tình trong thời gian.
Như vậy có thể thấy trong q trình xác lập hệ thống phân loại các khung quy chiếu thời gian, đa phần các nhà nghiên cứu đều xem xét mối quan hệ giữa không gian và thời gian, sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian. Trong lịch sử nghiên cứu mối quan hệ tri nhận giữa không gian và thời gian, chỉ duy nhất tác giả Evans bảo vệ quan điểm rằng sự tri nhận thời gian về bản chất là độc lập với tri nhận về không gian (Evans, 2009, 2013). Tuy nhiên điều này không phủ nhận cái thực tế rằng một ngơn ngữ nào đó có thể sử dụng từ chỉ khơng gian để biểu đạt thời gian. Các quan điểm lý thuyết khác nhau này đã được ứng dụng để nghiên cứu khung quy chiếu thời gian trong nhiều ngôn ngữ riêng lẻ khác nhau và cả xuyên ngôn.
Từ những lược thuật trên có thể thấy, mặc dù có lịch sử chưa lâu nhưng nghiên cứu về khung quy chiếu thời gian là mảng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều quan điểm song song tồn tại. Các quan điểm này có những điểm gặp gỡ và khác biệt nhau nhất định. Để đi đến kết quả phân loại các khung quy chiếu thời gian, phần lớn họ đều xem xét mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Việc xuất phát từ các mô hình phân loại khung quy chiếu khơng gian khác nhau đã dẫn đến kết quả phân loại khung quy chiếu thời gian khác nhau. Khi xem xét các khung quy chiếu thời gian, một trong các vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là việc đồ chiếu hướng từ khung quy chiếu không gian lên khung quy chiếu thời gian và chú ý đến mơ hình phổ qt mang tính đa văn hố cũng như những trường hợp dị biệt (chẳng hạn tiếng Aymara). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để khảo nghiệm tính hiện thực tâm lý của khung quy chiếu, dịng thời gian tinh thần, bổ sung vững chắc cho các phân tích trên cứ liệu ngơn ngữ.
Hướng nghiên cứu từ lý thuyết khung quy chiếu thời gian này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện trên cứ liệu tiếng Việt. Những thành tựu của các nhà nghiên cứu với cách tiếp cận cụ thể của họ như chúng tơi vừa trình bày ở trên là những gợi dẫn cả về lý thuyết và thực nghiệm để chúng tôi nghiên cứu quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, đặc biệt là hướng vào xác lập các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, phân tích sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian trong ngôn ngữ này.