5.1. Cách tiếp cận
Chúng tơi tiếp cận vấn đề theo hướng định tính từ lý thuyết khung quy chiếu thời gian của Bender và cộng sự (2010, 2014) và lý thuyết khung quy chiếu không gian của Levinson (2003).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp của Ngôn ngữ học tri nhận, bao gồm phương pháp nội quan và phương pháp phân tích khối liệu. Trong đó:
+ Phương pháp nội quan (the methodology of introspection) được chúng tôi sử dụng khi phân tích các ngữ liệu để thâm nhập vào ý thức hay nội quan của người bản ngữ, từ đó khái lược lên các mơ hình quy chiếu thời gian trong tư duy của người Việt.
+ Phương pháp phân tích khối liệu: phương pháp này được chúng tôi sử dụng khi phân tích và xác lập ngữ liệu phục vụ cho việc phân tích hướng của khung quy chiếu thời gian, phân tích sự khác biệt giữa các trường hợp quy chiếu khác nhau của cùng một vỏ ngơn ngữ, phân tích sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian lên khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.
Ngoài các phương pháp trên, chúng tơi cịn sử dụng thủ pháp phân loại và hệ thống hoá của phương pháp miêu tả để khảo sát, phân loại các biểu thức ngôn ngữ chuyển tải các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, thủ pháp so sánh
để làm rõ sự tương đồng khác biệt giữa các quan điểm lý thuyết khác nhau về khung quy chiếu thời gian, làm rõ sự tương đồng và khác biệt ở một số đặc điểm giữa khung quy chiếu thời gian và khung quy chiếu không gian tiếng Việt, làm rõ các yếu tố được chuyển di hoặc không được đồ chiếu giữa khung quy chiếu không gian và khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa mơ hình quy chiếu, hướng của khung quy chiếu giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác đã được miêu tả, mục đích là để làm rõ đặc điểm khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.