2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay, vấn đề thời gian mới được nghiên cứu từ bình diện ngữ nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa từ vựng, logic hoặc từ cấu trúc ý niệm gắn với các khuynh hướng, lý thuyết là Cấu trúc luận (Trần, Bùi, & Phạm 1936/2007; Trương & Nguyễn, 1963; Lê & Phan, 1983; Đinh, 1986; Hoàng, 1989;Diệp & Hoàng, 1992; Nguyễn, 1996a, 1996b; Nguyễn, 2002; v.v.), Chức năng luận (Cao, 1998, 2000, 2003; Bùi, 2002; Phan, 2003; Nguyễn, 2016; v.v.), Lý thuyết Trường nghĩa (Lê, 2001), Lý thuyết Ngữ học tạo sinh (Trinh, 2005; Phan, 2013), Ngữ pháp tri nhận (Nguyễn, 2018), Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm (Nguyễn, 2007; Trần, 2007; Trần, 2019; Nguyễn, 2011). Việc nghiên cứu thời gian theo các khung quy chiếu chưa được đặt ra trong Việt ngữ học.
Mặc dù vậy, việc nghiên cứu khung quy chiếu thời gian có sự liên quan mật thiết với cách phân tích thời gian từ Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm, do chỗ cả hai cách tiếp cận đều thuộc Ngữ học tri nhận, đều xem xét cách tri nhận thời gian của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định và hướng đến các phổ niệm trong tri nhận thời gian của con người. Nói đúng hơn, chúng bổ sung cho nhau để đưa ra một bức tranh rộng lớn và đầy đủ hơn về cách con người tri nhận về thời gian. Trong đề tài này, ngồi phân tích các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, chúng tơi cịn phân tích sự đồ chiếu giữa khung quy chiếu không gian và khung quy chiếu thời gian. Chính vì vậy, ở tiểu mục này, chúng tơi khái lược lịch sử các cơng trình áp dụng Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm để xử lý vấn đề thời gian trong tiếng Việt, các cơng trình có xem xét đến sự tri nhận thời gian thơng qua khơng gian cũng như cơng trình về tri nhận khơng gian và quy chiếu không gian trong tiếng Việt.
a. Từ thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, một số nhà nghiên cứu Việt ngữ đã bắt đầu ứng dụng Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm vào nghiên cứu vấn đề thời gian. Trần Văn Cơ trong cơng trình Ngơn ngữ học Tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ) (Trần, 2005), khi trình bày các vấn đề lý thuyết căn bản của Ngôn ngữ học tri nhận đã điểm qua vấn đề tri nhận thời gian. Ông đưa ra các biểu thức để chứng minh thời gian được tri giác như những vật có thật trong thế giới khách quan, chẳng hạn thời gian là một vật biết bay, thời gian giống một sợi cao su, thời gian được cảm nhận như con người (Trần, 2005, tr.156-157). Đáng chú ý, trong phân tích của mình, Trần Văn Cơ đã bắt đầu xem xét việc đong đếm thời gian bằng không gian, về bản chất là một cách tri nhận thời gian bằng con đường ẩn dụ nhưng được ông định danh là sự tri nhận bốn chiều về thế giới (Trần, 2005, tr.161). Những phác thảo của Trần
17
Văn Cơ chưa cho thấy cách người Việt tri nhận, ý niệm hố thời gian đầy đủ nhưng có vai trị của sự gợi dẫn.
Cũng xem xét cách người Việt tri nhận thời gian, Nguyễn Đức Dân (Nguyễn, 2009) khẳng định người Việt có sự phân biệt sự tình ở hiện tại, tương lai và quá khứ, phân biệt thời gian gần và thời gian xa; người Việt cũng nhận thức về tính chu kì, tính liên tiếp, tính tức thì của sự tình; người Việt khơng đo đạc, ước lượng chính xác thời gian; người Việt phân biệt nhiều trạng thái thời gian quá khứ hơn trạng thái thời gian hiện tại và trạng thái thời gian tương lai; quan hệ thời gian trong tri nhận của người Việt đặc trưng bằng khoảng cách gần – xa hữu hướng. Trong cơng trình này, ơng cũng đi đến phân biệt thời điểm nói, thời điểm nhìn. Thời điểm nói theo ơng là thời điểm tạo ra phát ngơn. Thời điểm nhìn, trong quan niệm của ông theo chúng tôi nhận thấy là thời điểm của sự tình. Ơng cũng khẳng định người Việt dùng “trước đây” để chỉ quá khứ, “sau này, sau đây” để chỉ tương lai.
Vấn đề phân tích về tri nhận thời gian trong tiếng Việt theo quan sát của chúng tôi được thực hiện công phu nhất trong cơng trình Định vị thời gian trong
tiếng Việt dưới góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận (so sánh với tiếng Anh) của Nguyễn
Văn Hán (Nguyễn, 2011). Trong cơng trình này, Nguyễn Văn Hán đã vận dụng Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm để tìm hiểu các ẩn dụ ý niệm thời gian trong tiếng Việt. Tác giả xác định các cách thức định vị thời gian trong tiếng Việt sau: định vị thời gian theo mức độ chuyển dịch gần – xa với ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG và ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN; định vị trước – sau/ tới - lúc này
trong thời gian với ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG; định vị thời gian trong chuỗi sự kiện khơng có chủ thể (người quan sát) tham gia; định vị thời gian TRÊN – DƯỚI theo chiều đứng của chủ thể; định vị thời gian qua từ vựng có ý nghĩa thời gian. Nguyễn Văn Hán cũng xem xét ẩn dụ thời gian trong thơ văn, tập trung ở ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI với các ẩn dụ cơ sở THỜI GIAN LÀ KẺ CẮP,
THỜI GIAN LÀ KẺ RƯỢT ĐUỔI, THỜI GIAN LÀ BẠN ĐỒNG HÀNH, THỜI GIAN LÀ KẺ
HỦY DIỆT; phân tích các ẩn dụ này trong sự đối chiếu thơ ca tiếng Việt và thơ ca
tiếng Anh. Nguyễn Văn Hán đã đưa ra các biểu thức trong tiếng Việt minh hoạ cho các ẩn dụ ý niệm về thời gian đã được các nhà ngữ học tri nhận xác lập và cho thấy các ẩn dụ ý niệm về thời gian này tồn tại cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, sự khác biệt nằm ở các diễn ngữ cụ thể, ở ngoại vi của ý niệm, và đó là cái tạo nên đặc thù văn hoá dân tộc trong tri nhận thời gian.
Giới hạn phân tích cách biểu đạt trước/sau trong tri nhận thời gian của người Việt theo các mơ hình Thời gian chuyển động, Người quan sát chuyển động, quan
hệ không gian nội tại của thực thể thời gian, Trần Văn Minh (Trần, 2015) đã chỉ ra rằng “Điểm tham chiếu khác nhau sẽ cho ra các cách biểu đạt khác nhau về mặt ngơn ngữ, đơi khi là trái ngược”, vì vậy trước trong (13) Hôm trước tôi gặp anh chỉ quá khứ, nhưng trước trong (14) Những dự định vẫn đang cịn ở phía trước
chỉ tương lai. Khái niệm điểm tham chiếu trong quan niệm của Trần Văn Minh tương ứng với khái niệm thời điểm nói mà Nguyễn Đức Dân sử dụng. Tác giả cũng khẳng định thêm rằng không phải khi nào điểm tham chiếu cũng là người quan sát mà có thể là một “thực thể” thời gian, theo đó thời điểm sớm hơn ở trước thời điểm muộn hơn.
Cũng ứng dụng Lý thuyết Ẩn dụ ý niệm, Trần Thị Lan Anh khảo sát và mô tả ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI trong tập Gió và tình u thổi trên đất
nước tơi của Lưu Quang Vũ (Trần, 2019), trong đó tác giả cho thấy có sự đồ chiếu
từ miền nguồn con người (bộ phận cơ thể, hành động, trạng thái, tính cách, quan hệ, con người nói chung) sang miền đích thời gian, theo đó thời gian cũng có hình dáng, tính cách, hoạt động, trạng thái, sự đánh giá, cách hành xử, do vậy rất hiện hữu, sống động. Bài viết của Trần Thị Lan Anh nghiên cứu một ẩn dụ ý niệm thời gian cụ thể trong ngôn ngữ văn học như một trường hợp vận dụng của ngôn ngữ dân tộc.
Từ các cơng trình được cơng bố, trong diện tham khảo của chúng tơi, có thể thấy rằng các nhà Việt ngữ học đã bước đầu xác lập sự tồn tại của các ẩn dụ ý niệm về thời gian trong tiếng Việt với tư cách là các ẩn dụ phổ niệm trong các ngôn ngữ tự nhiên.
b. Khi xem xét các ẩn dụ ý niệm chỉ thời gian trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng đồng thời đề cập đến sự ý niệm hố thời gian thơng qua phạm trù không gian, tương ứng với ẩn dụ TIME AS SPACE (THỜI GIAN LÀ KHÔNG GIAN). Trong bài báo Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian, từ giả thiết sự tri nhận thời gian dựa trên sự tri nhận khơng gian, tác giả Nguyễn Hồ (Nguyễn, 2007) mô tả sự ý niệm hố thời gian như là khơng gian trên nhiều mặt. Cụ thể, về chiều, thời gian có sự tương ứng với khơng gian: 3 chiều (trong hang – trong
năm 1999), 2 chiều (trên bàn – vào chủ nhật), 1 chiều (dọc theo phố - theo năm tháng), 0 chiều (ở nhà ga – lúc 7 giờ). Về hướng của dịng thời gian, ơng miêu tả rằng
phía trước chỉ quá khứ (như trong cách nói tuần trước), phía sau chỉ tương lai (như trong cách nói tháng sau) và điều này có vẻ ngược lại với cách nói những khó khăn
phía trước với phía trước chỉ tương lai. Các từ trước, sau trước khi chỉ thời gian,
chúng có ý nghĩa chỉ quan hệ khơng gian. Về hình dạng, dịng thời gian chỉ có hình trịn (các chu kì thời gian lặp lại) trong khi khơng gian có nhiều hình dạng khác nhau.
19
Về vị trí của các thời điểm đối với người quan sát (Ego), cả quy chiếu không gian lẫn quy chiếu thời gian đều dùng Ego làm điểm quy chiếu. Với thời gian, hiện tại trùng với thời điểm, vị trí của người nói Ego. Trong quan hệ với Ego, phía trước chỉ quá khứ, phía sau chỉ tương lai. Về chuỗi các đơn vị thời gian, ông cho rằng các sự kiện thời gian sắp xếp thành chuỗi tương tự như chuỗi các sự vật trong khơng gian. Với người Việt, Nguyễn Hồ nhận định thời gian cũng được tri nhận như một vật thể đang vận động từ tương lai về hiện tại và vào quá khứ, Ego trong mơ hình này là điểm quy chiếu tĩnh. Mặt khác người Việt cũng tri nhận thời gian như một khơng gian tĩnh. Ở mơ hình này, Ego vận động từ trái qua phải, tức từ quá khứ đến hiện tại rồi đi vào tương lai. Ở mơ hình thứ ba, khi điểm quy chiếu là một sự kiện thời gian thì một sự kiện thời gian nào đó được hiểu là trước hay sau một sự kiện thời gian khác. Tương tự khơng gian, sự định vị trong thời gian cũng có thể được xác định theo quan hệ hình/nền. Thời gian cũng được tri nhận là có ranh giới rõ ràng (trường hợp một điểm trong trục thời gian) hoặc như một khối không thể phân tách, tương tự như thực thể trong không gian. Từ việc đưa ra các biểu thức không gian chỉ thời gian trong tiếng Việt, tác giả khẳng định việc chuyển di các ý niệm từ không gian sang thời gian là một hiện tượng ngôn ngữ phổ quát. Những mơ tả của Nguyễn Hồ xác lập cho chúng tơi nền tảng rằng có sự chuyển di ý niệm từ khơng gian sang thời gian trong tiếng Việt. Ơng cũng đã bước đầu đề cập đến hướng quy chiếu dù rằng chưa phân định rõ các trường hợp quy chiếu khác nhau cũng như chưa đặt ra vấn đề cái gì được chọn làm mốc quy chiếu. Cũng chính vì điều này mà ơng chưa phân định các trường hợp khác nhau trong đó trước/sau ứng với các thời đoạn/thời điểm khác nhau chứ không phải khi nào trong quan hệ với Ego, phía trước cũng chỉ q khứ, cịn phía sau chỉ tương lai. Tuy nhiên, đó lại là gợi ý để chúng tơi phát triển thêm và xây dựng các luận điểm cần phân tích về khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.
Cũng xem xét tương quan ý niệm giữa phạm trù không gian và phạm trù thời gian, Nguyễn Đức Dân (Nguyễn, 2009) cho rằng trong không gian một chiều, quan hệ không gian đặc trưng bằng khoảng cách gần xa vô hướng nhưng với thời gian thì là hữu hướng. Trục khơng gian TRƯỚC – ĐÂY – SAU tương ứng với trục thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai. Thời điểm nhìn trong thời gian theo ơng tương ứng điểm nhìn trong khơng gian. Như vậy tác giả Nguyễn Đức Dân chỉ mới đề cập một trường hợp đồ chiếu từ không gian sang thời gian với TRƯỚC chỉ QUÁ
KHỨ, SAU chỉ TƯƠNG LAI.
Nguyễn Văn Hán khi mô tả các ẩn dụ ý niệm chỉ thời gian cũng khẳng định vai trị của khơng gian trong tri nhận thời gian. Cụ thể, khi viết về ẩn dụ ĐỊNH
HƯỚNG THỜI GIAN trong tiếng Việt, Nguyễn Văn Hán cho rằng “tư duy về thời
gian của con người gắn chặt với tư duy về sự chuyển động của khơng gian, trong
đó vai trị của người quan sát là rất quan trọng (Nguyễn, 2011, tr.100). Tác giả cũng đồng thời khẳng định “Khơng có người quan sát thì sẽ khơng có việc định vị khơng gian trước - sau, sẽ khơng có hiện tại, q khứ hoặc tương lai” (Nguyễn, 2011, tr.100-101). Tuy nhiên nhận định này theo chúng tôi đúng nhưng chưa đủ. Do chỗ không phải khi nào sự định vị không gian và thời gian cũng dựa vào người quan sát, theo đó sự định vị trước – sau trong không gian, quá khứ - tương lai trong thời gian không phải khi nào cũng lấy người quan sát làm mốc quy chiếu (chúng tơi sẽ phân tích điều này ở chương 2). Đây là chỗ Nguyễn Văn Hán gặp gỡ với tác giả Nguyễn Hoà, tức cũng chưa xác định đầy đủ các điểm mốc được sử dụng trong quy chiếu thời gian. Ba trong các ánh xạ được tác giả này xác lập giữa miền nguồn không gian và miền đích thời gian là: vị trí của người quan sát hiện tại, khơng gian phía trước người quan sát tương lai, khơng gian phía sau người quan sát quá khứ. Tuy nhiên đây chỉ là một trong các trường hợp đồ chiếu từ không gian lên thời gian, như chúng tôi sẽ làm rõ ở chương 3 của đề tài. Nguyễn Văn Hán cũng đã xác lập các ánh xạ từ không gian thực sang thời gian thực ở trường hợp quan hệ chuỗi như sau: Vật thể 1 ở sau Vật thể 2 Thời gian 2 ở
tương lai trong mối quan hệ với Thời gian 1; Vật thể 2 ở trước Vật thể 1 Thời
gian 2 ở quá khứ trong mối quan hệ Với thời gian 1; Nếu Vật thể 1 ở trước Vật thể 2 và Vật thể 2 ở trước Vật thể 3 thì Vật thể 1 ở trước Vật thể 3 Nếu Thời gian
1 ở quá khứ trong mối quan hệ với Thời gian 2 và Thời gian 2 ở quá khứ trong mối quan hệ với Thời gian 3 thì Thời gian 1 ở quá khứ trong mối quan hệ với Thời gian 3; Nếu Vật thể 1 ở sau Vật thể 2 và Vật thể 2 ở sau Vật thể 3 thì Vật thể 1 ở sau Vật thể 3 Nếu Thời gian 1 ở tương lai trong mối quan hệ với Thời gian 2
và Thời gian 2 ở tương lai trong mối quan hệ với Thời gian 3 thì Thời gian 1 ở tương lai trong mối quan hệ với Thời gian 3. Từ các ánh xạ này, có thể rút ra được trong mơ tả của Nguyễn Văn Hán, phía trước được ánh xạ sang thời gian quá khứ cịn phía sau được ánh xạ sang thời gian tương lai. Như vậy các ánh xạ này đưa ra một thực tế khác với kết luận về 3 ánh xạ ở trên. Trong luận án của mình, Nguyễn Văn Hán chưa chú ý đến điều này, do vậy chưa đi đến lý giải căn nguyên của sự khác biệt giữa hai trường hợp trên. Đây cũng là điều chúng tôi nhận thấy ở tác giả Nguyễn Hồ khi ơng cho rằng có vẻ mâu thuẫn khi phía trước vừa chỉ tương lai vừa chỉ quá khứ (cũng vậy với phía sau). Hai tác giả này đều xem xét vấn đề từ ẩn dụ ý niệm, từ chỗ này chúng tôi nhận thấy sẽ không thể thoả đáng giải thích nếu chỉ xuất phát từ ẩn dụ ý niệm. Việc ứng dụng Lý thuyết Khung quy chiếu thời gian sẽ giúp làm sáng tỏ và đi đến căn nguyên khác biệt của những thực tế tưởng chừng mâu thuẫn ở trên.
21
c. Trong vốn văn liệu chúng tôi tiếp cận được, cho đến nay, cũng chưa có nhiều các cơng trình nghiên cứu về tri nhận không gian trong tiếng Việt. Người nghiên cứu chuyên sâu cho đến lúc này là tác giả Lý Toàn Thắng. Cơng trình Ngơn
ngữ học tri nhận – Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (Lý, 2005) của
ơng, ngồi trình bày các vấn đề lý thuyết khái quát của Ngôn ngữ học tri nhận, đã