Tỷ lệ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Kienlongbank (Trang 25)

3.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

3.3.2.1 Tỷ lệ rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu tỷ lệ rủi ro tín dụng được tính là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Nếu tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp hơn so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có các chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% thì được xem là an toàn.

Bảng 3.2 : Bảng kết quả tỷ lệ rủi ro tín dụng giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2019 2020 2021 1. Nợ xấu Tỷ đồng 17.999 16.082 17.540 - Nợ dưới tiêu chuẩn Tỷ đồng 4.484 3.147 3.186

19 - Nợ nghi ngờ Tỷ đồng 2.463 3.705 1.956 - Nợ có khả năng mất vốn Tỷ đồng 11.052 9.230 12.398 2. Tổng dư nợ Tỷ đồng 880.396 1.006.442 1.123.403 3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ % 2,04 1,60 1,56

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienLongBank

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được tỷ lệ nợ xấu ở năm 2020 thấp hơn 2019 với số tiền là 16.082 tỷ đồng, đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm rõ rệt 11.052 giảm còn 9.230 tương đương với số tiền là 1.882 tỷ đồng. Nguyên nhân năm 2020 là năm KienLongBank tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý thu hồi nợ sau xử lý nhằm tăng năng lực tài chính trước khi cổ phần hóa. Do vậy, cơng tác xử lý thu hồi nợ sau xử lý được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm như: giao chỉ tiêu thu hồi nợ gắn với tiền lương, tiền thưởng cho tập thể, cá nhân; phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng; xây dựng phương án xử lý phù hợp, hiệu quả; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết tận thu hồi nợ sau xử lý; làm việc với các cơ quan, ban ngành để đẩy nhanh công tác xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo và bán nợ theo giá thị trường. Tuy nhiên đến năm 2021 thì nợ xấu tăng lên 17.540 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng rất cao với số tiền là 12.398 tỷ đồng. Nợ xấu có xu hướng tăng cao chủ yếu do bị ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt, cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách và khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, ngân hàng đã rất cố gắng kiểm soát trong việc quản trị rủi ro, khiến cho tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều duy trì dưới mức 3% và có xu hướng giảm dần, các cơng tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và giám sát nợ xấu đã được KienLongBank thực hiện và triển khai tốt, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh.

Bảng 3.3 : Bảng kết quả tỷ lệ rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm giai đoạn 2021- 2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6/2021 6/2020 1. Nợ xấu Tỷ đồng 17.157 24.463 - Nợ dưới tiêu chuẩn Tỷ đồng 3.764 3.373 - Nợ nghi ngờ Tỷ đồng 2.593 3.805 - Nợ có khả năng mất

20

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

Đến 6 tháng đầu năm 2020, trong khi lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ năm ngối thì nợ xấu tại KienLongBank lại tăng lên, do khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nên ngân hàng cũng bị ảnh hưởng khơng ít. Cụ thể tại thời điểm 30/6/2020, tỷ lệ nợ xấu của KienLongBank là 2,15% (cuối quý I/2020 là 1,56%), chủ yếu tăng mạnh ở nợ nhóm IV và nợ nhóm V. Tổng số nợ xấu của KienLongBank đến 30/6/2020 là 24 463 tỷ đồng trong khi tổng nguồn trích lập dự phịng của KienLongBank đạt gần 24.531 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 100% (Chưa bao gồm tài sản đảm bảo). Đáng lo nhất đối với KienLongBank là việc thu hồi hồi nợ đã được xử lý đang chậm lại. KienLongBank thu hồi nợ chủ yếu thơng qua hình thức khởi kiện dân sự để địi tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, do dịch bệnh, việc hỗ trợ xử lý nợ xấu của các tòa án, thi hành án chậm trễ hơn. Hiện số vụ kiện dân sự chờ xử lý của KienLongBank là 7.000 vụ, tăng 2.000 vụ so với đầu năm. Bên cạnh đó, dịch bệnh xảy ra cũng khiến thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản kém, khiến việc chào bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu trở nên khó khăn hơn.

3.3.2.2 Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng được tính là dự phịng RRTD trích lập trên tổng dư nợ, khi một ngân hàng muốn đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đồng nghĩa là ngân hàng phải nới lỏng các điều kiện cho vay khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên. Năm 2021 tỷ lệ dự phòng tăng cao hơn so với 2020 là do chất lượng tín dụng của ngân hàng xuống thấp, bằng việc cho vay nhiều, dư nợ tăng nhưng trích lập dự phịng lại nhiều hơn các năm trước. Và điều đáng nói hơn là năm 2021 dịch bệnh xuất hiện rủi ro ở các khoản cho vay của ngân hàng là rất cao, do đó ngân hàng phải trích lập dự phịng nhiều để ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra.

Bảng 3.4 : Bảng kết quả tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2019 2020 2021

Dự phịng RRTD trích lập Tỷ đồng 16.280 13.654 19.777

Tổng dư nợ Tỷ đồng 876.238 1.004.572 1.121.900

Tỷ lệ dự phòng RRTD % 1,86 1,36 1,76

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

2. Tổng dư nợ Tỷ đồng 1.053.922 1.135.581 3. Tỷ lệ nợ xấu trên

21

Trong 6 tháng đầu năm 2020 mặc dù dư nợ của ngân hàng tăng lên không nhiều so với 6 tháng đầu năm 2021 nhưng tỷ lệ dự phòng RRTD lại tăng cao, chứng tỏ tình hình tín dụng của ngân hàng có vấn để, có nhìu rủi ro. Mặc dù 6 tháng đầu năm 2021 hạn mặn xuất hiện, ảnh hưởng đến người nông dân, làm cho việc trả lãi của khách hàng gặp nhìu khó khăn, ngân hàng phải trích lập 1 khoản để dự phịng các rủi ro đó. Đến 6 tháng đầu năm 2020 hệ quả của hạn mặn vẫn còn cùng với dịch bệnh Covid 19 đã gây hậu quả nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến món vay lớn, người dân thất nghiệp nhìu do đó ở 6 tháng đầu năm 2020 ngân hàng buộc phải trích lập 1 khoản dự phịng lớn hơn nữa để tránh những rủi ro không đáng tiếc xảy ra.

Bảng 3.5: Bảng kết quả tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm giai đoạn 2021-2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính 6/2021 6/2020 Dự phịng RRTD trích lập Tỷ đồng 15.382 24.531 Tổng dư nợ Tỷ đồng 1.053.922 1.135.581 Tỷ lệ dự phòng RRTD % 1,46 2,16

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

3.3.2.3 Tỷ lệ mất vốn

Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ mất vốn của ngân hàng có những biến động khơng đồng đều qua các năm. Giai đoạn 2019-2020 thì tỷ lệ mất vốn của ngân hàng giảm từ 1,26% xuống còn 0,92%, cho thấy ngân hàng đã tích cực xử lý các khoản nợ xấu thông qua việc nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ, để kiểm sốt tốt tình hình tín dụng hơn so với năm 2019. Tuy nhiên ở giai đoạn năm 2021, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên nhưng vẫn vẫn ở còn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

Bảng 3.6 : Bảng kết quả tỷ lệ mất vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm giai đoạn 2020 - 2021

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

6/2021 6/2020 Nợ có khả năng mất vốn Tỷ đồng 10.799 17.285 Tổng dư nợ Tỷ đồng 1.053.922 1.135.581 Tỷ lệ mất vốn (%) % 1,02 1,52

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

Tỷ lệ mất vốn ở 6 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh, tăng gần 50% của 6 tháng đầu năm 2021. Do nợ có khả năng mất vốn ở cuối năm 2021 tăng cao, nên

22

nợ có khả năng mất vốn ở 6 tháng đầu năm 2020 vẫn nằm ở mức cao trên 1%. Thêm vào đó là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế khiến người vay tiền ngân hàng gặp khó, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn. Đó là ngun nhân chính dẫn đến nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2020.

3.3.2.4 Hệ số khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn

Bảng 3.7 : Bảng kết quả hệ số khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Dự phịng RRTD trích lập 16.280 13.654 19.777 Nợ có khả năng bị mất vốn 11.052 9.230 12.398 Hệ số dự phịng RRTD trích lập/ nợ có khả năng bị mất vốn 147,30 147,93 159,52

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

Qua bảng 3.7 thì nhìn chung khoản trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong năm 2020 của KienlongBank là thấp nhất. Trong khi năm 2019, khoản trích lập dự phong rủi ro tín dụng chỉ ở mức 16.280 tỷ đồng thì năm 2020 còn ở mức 13.654 tỷ đồng tương ứng 83.87%. Ở năm kế tiếp, tăng gần 144.84% ở mức 19.777 tỷ đồng so với năm 2020. Khoản nợ có khả năng mất vốn rơi vào khoảng 11.052 tỷ đồng giảm còn 9.230 tỷ đồng ở năm kế tiếp giảm gần 83.51%. ở năm 2021 nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh ở mức 12.398 tỷ đồng, tăng gần 134,32% so với năm 2020.

Tuy nhiên, qua các năm, hệ số bù đắp các khoản vay mất vốn của KienlongBank luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy ngân hàng có khả năng bù đắp rủi ro từ các khoản trích lập dự phịng cũng cho thấy rằng khả năng trích lập dự phịng rủi ro của ngân hàng tốt tuy nhiên việc duy trì nợ có khả năng mất vốn cao cũng là một nguy cơ ngầm đối với ngân hàng cần được chú ý và xử lý.

Bảng 3.8: Bảng kết quả hệ số khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn 6 tháng đầu năm giai đoạn 2021-2020

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Chỉ tiêu 6/2021 6/2020 Dự phịng RRTD trích lập 15.382 24.531 Nợ có khả năng bị mất vốn 10.799 17.285

23

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

Ở sáu tháng đầu năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng và nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Dự phòng RRTD tăng gần 159.48% từ 15.382 tỷ đồng (6/2021) lên 24.531 tỷ đồng (6/2020). Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng gần 160.06% ở mức 10.799 tỷ đồng trong 6.2021 lên 17.285 tỷ đồng trong 6/2020. Ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021, 2020 thì ngân hàng vẫn duy trì được hệ số dự phịng RRTD ở mức trên 1 tuy nhiên hệ số này lại có xu hướng giảm ở 6.2020 so với 6.2021. Điều này có thể được giải thích bởi việc dù ngân hàng đã tăng mức dự trữ rủi ro tín dụng trích lập nhưng mức nợ có khả năng bị mất vốn lại tăng cao do giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020 là một giai đoan tương đối đặc biệt khi mà đại dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam. Một khi nền kinh tế chịu tác động tiêu cực thì ngành tài chính nói chung và mảng ngân hàng nói riêng cũng chịu tác động tiêu cực không kém. Kinh tế trì trệ tác động trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp và người lao động từ đó các khoản vay của ngân hàng cũng chịu hệ lụy theo sau đó một phần dẫn tới mức nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng bị tăng cao trong giai đoạn này.

3.3.2.5 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Nhìn chung, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng biến động bất thường. Giai đoạn 2019-2020, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng rất thấp, thấp nhất vào năm 2020. Qua bảng số liệu, hệ số 2019 và 2020 giảm lần lượt là 9,55% và 10,1%, nguyên nhân chính là do tốc độ giảm của dự phịng RRTD cao hơn của nợ xấu. Tuy nhiên, vào năm 2021 thì hệ số này lại tăng cao, lên đến 12,75%, cho thấy ngân hàng có cơng tác dự báo trong tương lai rất tốt, bởi các nguyên nhân trong năm 2021 đều là khách quan, do đó ngân hàng chủ động tăng cường khoản trích lập dự phịng. Bên cạnh đó, cịn cho thấy năm 2021 là năm mà ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng lên đột biến, nhưng sự tăng lên này vẫn nằm trong mức trích lập dự phịng rủi ro.

Hệ số dự phòng RRTD trích lập/ nợ có khả năng bị mất vốn

24

Bảng 3.9 : Bảng kết quả hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng KienLongBank giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

Qua 6 tháng đầu năm 2020, cho thấy ngân hàng đã trích lập dự phịng rủi ro đủ khả năng bù đắp cho khoản nợ xấu phát sinh trong năm so với năm 2021, tuy

nhiên hệ số

khả năng bù

đắp rủi ro tín

dụng tăng chỉ

0,28%, cho

thấy ngân hàng tăng khoản trích lập nhưng khơng q nhiều, và so với 2021 ngân hàng đang trong trạng thái chủ động phòng ngừa rủi ro với những biến cố xảy ra bất ngờ từ bên ngoài, chủ yếu đến từ dịch bệnh đang ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong nước, và sự thay đổi của khí hậu cũng làm ảnh hưởng đến các hộ nơng dân trồng cây, trồng lúa. Nhìn chung, ngân hàng đang rất thận trọng với các khoản nợ xấu tăng bất ngờ trong các quý tới.

Bảng 3.10 : Bảng kết quả hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng KienLongBank 6 tháng đầu năm giai đoạn 2021-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng KienlongBank

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Dự phịng RRTD trích lập 16.280 13.654 19.777 Nợ xấu 17.999 16.082 17.540 Khả năng bù đắp RRTD 90,45 84,90 112,75 Chỉ tiêu 6/2021 6/2020 Dự phịng RRTD trích lập 15.382 24.531 Nợ xấu 17.157 24.463 Khả năng bù đắp RRTD 89,65 100,28

25

3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIENLONGBANK CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIENLONGBANK

3.4.1 Những thành tựu đạt được

3.4.2 Những hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP KienlongBank

3.4.3 Nguyên nhân những hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP KienlongBank Ngân hàng TMCP KienlongBank

3.4.3.1 Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế biến động

Nhìn chung, qua ba năm nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động đáng kể, với việc xuất hiện hạn hán, hạn mặn, dịch tả lợn châu phi và đặc biệt là sự xuất hiện của dịch Covid mang tính tồn cầu ảnh hưởng lớn đến kinh tế của thế giới. Làm cho kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng, kinh tế sụt giảm, quan điểm của chính phủ về phát triển kinh tế có sự thay đổi, các chính sách đó có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư vốn của ngân hàng vào một số lĩnh vực và ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Từ đó làm xuất hiện các rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ gặp khó khăn trong hoạt động tài chính của mình, các khoản cho vay của ngân hàng thuộc lĩnh vực này sẽ khóa thu hồi

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Kienlongbank (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)