Khoảng bước sóng hấp thu của màu sắc

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập PHÂN TÍCH các CHỈ TIÊU TRONG nước SINH HOẠT đơn vị thực tập TRẠM CHẨN đoán xét NGHIỆM và điều TRỊ (Trang 56 - 60)

Bức xạ bị hấp thu (nm)

630 – 780 Đỏ Lục

Dung dịch mẫu có nồng độ càng cao, khả năng hấp thu của mẫu càng mạnh, cường độ ánh sáng đến mắt càng yếu, dung dịch có màu càng sẫm.

2.5.2. Định luật Bouguer – Lambert – Beer

Chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λI, cường độ Io qua dung dịch chứa cấu tử cần khảo sát có nồng độ C. Bề dày dung dịch là l. Bức xạ ra khỏi dung dịch có cường độ I. Cường độ hấp thu bức xạ của cấu tử được xác định bằng 2 đại lượng:

- Độ truyền suốt T (Transmittance):

T =

- Độ hấp thu A (Absorbance) hay mật độ quang OD (optical density): A

= εlC=¿ log I

Io = log T1

= log T100

% = 2 - log T %

Trong đó:

- ɛ là độ hấp thu phân tử, độ hấp thụ mol;

- l là quang lộ của cuvet (bề dày lớp dung dịch chất hấp thu); - C là nồng độ của dung dịch màu, M.

2.5.3. Kỹ thuật định lượng bằng phổ UV – Vis

Trong kỹ thuật định lượng bằng phương pháp phổ UV – Vis thường sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh: So sánh một chuẩn và so sánh hai chuẩn; - Phương pháp đường chuẩn;

- Phương pháp thêm chuẩn: Thêm một chuẩn và thêm nhiều chuẩn; - Phương pháp vi sai;

- Phương pháp chuẩn độ trắc quang.

Tại Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị, phương pháp đường chuẩn được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu amoni, nitrit, nitrat và sắt tổng trong mẫu nước sinh hoạt. Phương pháp này đơn giản và có thể áp dụng một đường chuẩn để phân tích hàng loạt mẫu.

Các bước thường tiến hành khi lập đường chuẩn:

- Pha một dãy dung dịch chuẩn có nồng tăng dần (thường từ 5 đến 8 dung dịch chuẩn). Các dung dịch chuẩn phải có cùng điều kiện với dung dịch xác định. - Tiến hành đo quang của dãy chuẩn ở bước sóng đã chọn.

- Từ mật độ quang A và nồng độ C của dung dịch chuẩn ta xây dựng được đường chuẩn A = f(C). Sau đó lập phương trình hồi quy tuyến tính của đường chuẩn có dạng: y = ax + b (a: độ dốc; b: tung độ gốc).

- Chọn dung mơi thích hợp để chuyển chất cần xác định trong mẫu cần phân tích thành dung dịch có khả năng tạo chất màu với thuốc thử. Sau đó tiến hành đo quang mẫu.

- Căn cứ vào phương trình hồi quy tuyến tính của dãy chuẩn đã lập và mật độ quang của dung dịch mẫu. Từ đó xác định được nồng độ chất cần phân tích trong mẫu.

Khi chọn vùng nồng độ để xây dựng đường chuẩn cần lưu ý:

- Vùng nồng độ của dãy chuẩn phải bao gồm cả Cx (nồng độ chất cần xác định nằm trong đường chuẩn);

- Nồng độ dãy dung dịch chuẩn phải tuân theo định luật Lamber – Beer; - Các giá trị A phải có độ lặp lại và đảm bảo tuân theo sự tuyến tính A – C; - Dung dịch mẫu cũng được pha chế như dung dịch chuẩn.

2.5.4. Thiết bị đo phổ UV – Vis

Máy quang phổ UV – Vis gồm các bộ phận chính sau:

- Nguồn bức xạ: Có nhiệm vụ cung cấp bức xạ tương thích với q trình đo. Bức xạ được cung cấp bởi nguồn sáng thường là chùm sáng đa sắc, nó bao trùm một khoảng rộng của phổ. Được chia làm hai loại nguồn: nguồn bức xạ liên tục và nguồn bức xạ không liên tục.

- Bộ phận tạo đơn sắc: Thu nhận chùm đa sắc phát ra từ đèn và cho bức xạ đơn sắc đi ra. Thường hay dùng lăng kính hay cách tử.

- Cuvet đựng mẫu: Bộ phận chứa mẫu thường làm bằng vật liệu đồng nhất (nhựa, thủy tinh hoặc thạch anh), cho phép bức xạ truyền qua trong vùng khảo sát. - Detector: Nhận năng lượng của bức xạ ra khỏi mẫu và chuyển thành dạng năng

lượng khác được ghi nhận bằng tín hiệu.

- Máy đo và máy ghi: Tín hiệu nhận được từ detector được ghi dưới dạng đường biểu diễn trên máy ghi hay chuyển thành đại lượng đo trên máy đo.

Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ UV - Vis

CHƯƠNG 3:PHÂNTÍCH CÁCCHỈTIÊUTRONG NƯỚC SINHHOẠT

3.1. Xác định độ cứng [8] [9]

3.1.1. Ý nghĩa môi trường

Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khống hịa tan trong nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước được chia làm các loại:

- Độ cứng tạm thời hay độ cứng cacbonat: Tạo bởi các muối canxi và magie cacbonat và bicacbonat, trong đó chủ yếu là bicacbonat vì muối cacbonat của canxi và magie hầu như không tan trong nước.

- Độ cứng vĩnh cửu hay độ cứng phi cacbonat: Tạo bởi các muối khác của canxi và magie như sulphat, clorua...

- Độ cứng tổng cộng = độ cứng cacbonat + độ cứng phi cacbonat.

Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về một loại muối là CaCO3.

1 mgdl/lít = 50 ppm = 50 mg/L;

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập PHÂN TÍCH các CHỈ TIÊU TRONG nước SINH HOẠT đơn vị thực tập TRẠM CHẨN đoán xét NGHIỆM và điều TRỊ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w