Tuần 4 tuần 6 tuần 2 tháng

Một phần của tài liệu Chín tháng phiêu lưu trong bụng mẹ (Trang 40 - 45)

của riêng mỗi người và của chung hai người để cùng xây dựng kế hoạch cho cuộc sống của một gia đình có con. Họ mơ ước con mình sẽ ra sao: Bé trai hay gái? Đặt tên Bé là gì? Bé sẽ nom như thế nào, giống mẹ hay cha, hay giống cả hai? Cha mẹ khơng tài nào hình dung ra hết được.

Trước khi có con, cha mẹ khá độc lập, mỗi người có một đại gia đình riêng, có kỷ niệm riêng trước khi lập gia đình, có những kế hoạch riêng, ấy thế mà đứa con sắp chào đời sẽ làm thay đổi tất cả những cái riêng ấy và họ sẽ có một cái chung. Đây quả là một cuộc dấn thân vô cùng quan trọng, đến mức thường thì các bậc cha mẹ trở nên khá lo lắng và tự hỏi khơng biết mình sẽ có thể trở thành người cha người mẹ tốt không. Họ lo đến mức quên đi rằng các con mình sẽ giúp mình nếu như mình chịu cho chúng giúp. Và cho dù sau này cha mẹ có chia tay nhau đi nữa thì sẽ khơng có gì trên đời này có thể chia cắt họ với

mối dây chung mà những đứa con họ đã tạo thành. Trong trái tim của mỗi em Bé luôn khẳng định rằng cha mẹ chúng là một cặp khơng thể chia lìa được.

Những sợi chỉ của những mảnh đời đã được dệt vào nhau để tạo thành tấm vải mang tên gia đình. Một gia đình được hiện hữu, cho dù gia đình ấy có đồn kết hay khơng. Quả là một thay đổi lớn lao! Quả là không giống nhau chút nào khi từ một mình thành hai mình, rồi thành ba hoặc bốn hay hơn thế nữa, hoặc chỉ cịn lại ít nhất là hai nếu như cha mẹ chia tay nhau.

Có những trẻ chỉ sống riêng lẻ với cha hoặc mẹ vì lý do này nọ nhưng chúng vẫn luôn là con của một cặp nam nữ sinh ra. Khơng ai có quyền bắt chúng quên đi điều này. Dù cho trẻ có phải lâm vào tình cảnh khơng bao giờ được gặp cha hay mẹ thì trẻ vẫn có quyền thương yêu cha hay mẹ mình và ưa thích được cảm nhận những điều mà cha mẹ đem lại cho trẻ.

Có những trẻ khơng được ni dạy bởi chính cha mẹ ruột sinh ra mình và đã đưọc gửi cho cha mẹ ni. Thật đau xót cho bà mẹ khi phải chia tay với đứa con ruột thịt sau chín tháng cưu mang, nhưng dẫu sao chín tháng này vẫn là một câu chuyện rất đẹp về tình yêu thương. Mỗi trẻ đều giữ những vết tích cịn lưu lại của cuộc sống chín tháng trong bụng mẹ, đó là kho báu thầm kín của trẻ cho dù trẻ không nhận ra điều ấy đi nữa.

bé tạo ra mối dây thâm tình

Hình thành một gia đình có nghĩa là sự kết hợp của hai gia đình khác nhau.

Ở nơi nào đó trong cùng một thành phố, hoặc xa nhau hàng bao cây số, thì ít nhất cũng có thêm bốn người trước kia có thể khơng hề quen biết nhau thì nay nhờ vào Bé đã trở thành thân quen nhau: đó là ơng bà nội, ngoại của Bé. Và nếu cha mẹ họ cịn sống thì có nghĩa là có thêm bốn ơng cố, bà cố, thân quen nhau.

Và nếu như cịn có chú bác cơ dì, anh chị em họ, và ngay cả anh chị em cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ, thì Bé sẽ trở nên một thành viên trong đại gia đình ấy.

Mỗi đại gia đình đều có những truyền thống gia đình, đơi khi tùy thuộc vào địa phương mà đại gia đình ấy sinh sống. Người phương Bắc sống khác người phương Nam, người phương Đông và phương Tây nấu ăn khác nhau. Vì vậy chẳng có gì là ngạc nhiên nếu có những chuyện rối rắm xảy ra trong các gia đình. Mỗi em Bé chào đời sẽ là một dịp để đại gia đình sum họp, gặp lại nhau, đánh giá nhau và cả đôi khi giận nhau nhưng dù gì đi nữa, với tình thân quyến, với sự tôn trọng nhau, mọi chuyện cũng sẽ được dàn xếp ổn thỏa. Các em Bé, dù chỉ là Bé xíu, tưởng như chẳng có “kí lơ” nào trong cái nôi Bé nhỏ của mình, nhưng thật ra lại là những mối dây thâm tình vơ cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Chín tháng phiêu lưu trong bụng mẹ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)