có một điều gì đó mới mẻ đang xảy ra trong bụng mình. Từ lâu Bé đã di chuyển hoặc cử động trong bụng mẹ, nhưng vì Bé nhỏ xíu nên mẹ Bé khơng thể nhận ra.
Thình lình mẹ đã có thể cảm nhận được Bé đang ra dấu với bà. Và giờ đây hai mẹ con cùng sống chung với nhau và cùng lắng nghe nhau.
Bé cựa quậy trong căn nhà bằng nước ối của mình - trong làn nước ối luôn mềm mại lướt trên da Bé. Chẳng bao lâu sau Bé lại lớn lên hơn nữa, và bắt đầu từ tháng thứ năm, mọi người đã có thể thấy được sự hiện diện của Bé khi ngắm nhìn hay để tay lên bụng mẹ Bé. Một khi Bé có thói quen được rủ rê chơi đùa thì ngay khi cha mẹ để bàn tay lên bụng bầu nghe ngóng, tự Bé sẽ chủ động cho cha mẹ thấy là Bé muốn được đu đưa. Những lúc mẹ mệt mỏi hoặc bứt rứt và cha đến ơm mẹ trìu mến thì mọi thứ chung quanh Bé sẽ trở nên thư giãn và mềm mại vơ cùng. Điều đó giúp bé cảm nhận được sự hiện diện của người cha. Thật là tốt khi cảm thấy có cha ở bên cạnh.
Vào tháng thứ sáu, Bé đã bắt đầu có hình dạng của một em bé sơ sinh. Đầu Bé chỉ hơi to hơn thân mình một chút, nhưng tay, chân đều được hình thành đầy đủ và ta đã có thể đếm được những ngón tay, ngón chân nhỏ xíu đó. Và quan trọng hơn cả, là tai Bé bắt đầu hoạt động.
lắng nghe
Để cảm nhận được một em Bé trong bụng mẹ đã nghe được gì vào lúc này, ta có thể nhắm mắt lại, lặn xuống dưới nước và lắng nghe thân thể mình cũng như những tiếng động bên ngoài.
Ở Bé là như vậy đó: những tiếng động, nhất là những âm trầm, làm dịch ối rung động và chuyển chúng đến da Bé. Chính qua những rung động tiếp xúc với da mình mà Bé cảm nhận âm thanh trước khi
kịp nghe thấy chúng. Từ tháng thứ sáu tai Bé bắt đầu hoạt động. Ngày nay ta đã có thể thu âm qua micro thế giới âm thanh mà một em Bé nhận được từ trong tử cung mẹ mình. Cuộc sống trước khi chào đời không hề lặng im chút nào. Ta sẽ nghe thấy:
Bùm bùm, tim mẹ đập bùm bùm Rì rầm, tiếng mẹ thở rì rầm
Lúp xúp, ngàn tiếng ruột sơi động Ì ầm, dây rốn vang nhịp đập Cùng nhau thai ca hát, sì sì Róc rách, dịng máu mẹ chảy đi
Khắp cơ thể mẹ vang lên ngàn bản nhạc
Những âm thanh và những giọng nói từ bên ngồi hịa thành một bản giao hưởng tuyệt hay.
lần theo giọng nói
Tiếng chuyện trò giữa cha, mẹ, anh chị Bé, khiến giọng nói của họ trở nên quen thuộc với Bé. Ta biết là em Bé nhận biết tiếng nói đến từ bên ngồi, nhất là tiếng của mẹ, và em Bé rất ưa thích giọng nói của mẹ mình: người ta nhận thấy một số em Bé đã di chuyển trong tử cung để đến chỗ nghe được rõ nhất tiếng nói của mẹ. Nhờ vào những tiếng nói lúc xa lúc gần này mà ngay khi còn trong bụng mẹ, em Bé đã có thể nhận thức được là ngồi mơi trường dịch ối quanh mình cịn có một khơng gian khác nữa.
Tiếng nói của mẹ khơng bao giờ rời xa Bé. Khi chào đời, như một chú gà con, Bé nhận ra ngay giọng nói của mẹ mình. Chú gà con ngay khi ra khỏi vỏ đã tự mình tìm đến gà mẹ. Cho dù gà mẹ không ở gần chú vào lúc ấy, nhưng chỉ cần nghe tiếng gà mẹ cục tác là chú gà con biết chính là bà gà mẹ đó đã ấp ủ chú, chứ không phải một bà gà mái nào khác. Tương tự như vậy em Bé cũng nhận ra tiếng nói của mẹ mình trong vơ số những tiếng nói khác và đặc biệt ưa thích giọng nói của mẹ hơn các giọng khác, nhất là khi mẹ nói chuyện với Bé, kể cho Bé nghe bao điều thú vị.
Vậy thì ta khơng nên tránh nói chuyện với Bé dù Bé chưa chào đời: nếu như sau này cuộc sống có làm Bé lo sợ thì những giọng nói từng đồng hành với Bé lúc còn trong bụng mẹ sẽ là những ký ức giúp Bé an tâm. Ngày nay ta đã biết một em Bé càng được giao tiếp trao đổi trước khi sinh thì trí thơng minh càng phát triển, tuy nhiên không phải vì thế mà cha mẹ vội dạy ngoại ngữ hay toán cho Bé khi Bé chưa chào đời! Lúc Bé còn trong bụng mẹ, điều quan trọng là niềm vui được ở bên nhau, còn cả đời để học kia mà.
âm thanh Của CuộC sống
Khi có tiếng nhạc Bé có thể lắng nghe. Ta có thể chia sẻ với Bé thú vui nghe nhạc qua đài, qua băng đĩa hoặêc các buổi hòa nhạc. Tuy nhiên vào lúc này Bé cũng đã có những sở thích riêng: ta biết là có những Bé quẫy đạp mạnh đến mức bà mẹ phải tắt máy đĩa hoặc rời buổi hòa nhạc nếu như Bé khơng thích nghe. Hiếm có Bé nào không khiến được nổi mẹ mình phải đổi điệu nhạc một khi Bé đã khơng thích nghe.
Ngay khi cịn trong bụng mẹ, Bé đã học cách nhận biết các tiếng động và làm quen với những âm thanh này, tỷ như tiếng máy bay chẳng hạn. Nếu như Bé
quen với một âm thanh nào đó thì sau khi chào đời, nó sẽ khơng làm Bé bị khó chịu, đương nhiên là với điều kiện bà mẹ đang mang thai Bé đừng có nhảy dựng lên vì tiếng động ấy.
Nhưng cũng có tiếng động mạnh không tốt cho Bé, tỷ như cánh cửa đóng sầm lại, đồ vật rơi loảng xoảng, tiếng la hét cãi cọ: ai đã sinh ra đời cũng thấy những tiếng ấy quả là quấy nhiễu khó chịu.
Người ta nhận thấy rằng một số Bé khi muốn tránh khỏi phải nghe những tiếng động khó chịu sẽ áp sát tai mình vào nhau thai để nghe bài hát quen thuộc do nhau phát ra.
tim kề tim
Bé nằm gần sát ngay tim mẹ Bé nên Bé là người đầu tiên cảm nhận được niềm vui cũng như nỗi sợ của
mẹ: nếu như mẹ xúc động, ngạc nhiên hay sợ hãi, tim mẹ sẽ đập nhanh lên, và tim Bé cũng đập nhanh theo; hai quả tim sẽ cùng nhịp đập và Bé sẽ bày tỏ cảm xúc của mình qua việc
nuốt nhiều lần hơn. Hai mẹ con gần gũi nhau đến mức khi một bà mẹ âu yếm nghĩ đến con mình thì tim em Bé sẽ đập đều đặn hơn và Bé yên tâm lại. Điều này đã được chứng minh.
Bé chơi với dây rốn của mình, vuốt ve nhau thai, đôi khi mút ngón tay cái, và có thể ngáp cùng lúc với mẹ. Bé lại cũng ngủ rất nhiều nữa.
Và rồi cũng có những lúc giải trí. Khi mẹ Bé nghỉ ngơi, thành tử cung sẽ thư giãn mềm mại hơn. Khi đó, Bé sẽ dễ đổi chổ và duỗi mình ra.
Khi Bé lớn hơn, ta có thể chơi trị đốn xem Bé đang vươn chân, đầu hay cùi chỏ ra để được vuốt ve.
mùi vị CuộC sống
Vào đầu thai kỳ, Bé không dùng miệng để ăn mà chỉ khoái nuốt, nuốt nước ối để lấy calo. Có lẽ đây là một cách để Bé tự chuẩn bị cho những động tác mà sau này Bé cần phải làm để tự ni mình khi
sinh ra đời. Chính vì vậy mà Bé trở nên nhạy cảm với các vị, bởi vì vị của nước ối thay đổi tùy vào thức ăn mẹ Bé dùng và cả theo cảm xúc của mẹ nữa. Tùy theo mẹ Bé đang sợ hãi hay an tâm mà vị của nước ối thay đổi.
Nếu vị của nước ối ngọt thì Bé sẽ nuốt nhanh gấp hai lần. Có lẽ vì vậy mà sau này trẻ em thích ăn ngọt.
Nước ối cũng có thể hơi có mùi nếu như mẹ Bé dùng thức ăn nêm nhiều gia vị. Ta biết là ngay khi được sinh ra, các trẻ em Ấn Độ thoảng mùi cà ri!.
những tia sáng Đầu tiên
Ánh sáng sẽ là một trong những khám phá quan trọng của Bé khi được sinh ra. Tuy nhiên thị giác của Bé vẫn dần dần phát triển trong bụng mẹ trong
khoảng thời gian ngắn trước khi sinh nên ta có thể ra dấu với Bé bằng cách rọi đèn cực sáng vào bụng mẹ, khi ấy Bé sẽ đáp lại bằng cách áp sát lại. Bé nhận biết được ánh sáng dù ánh sáng đó đã bị lu đi bởi thành bụng mẹ, cũng như ta nhận biết được mặt trời đã mọc hay đèn đã bật sáng lên dù mí mắt ta vẫn cịn khép kín.
sẵn sàng
Bây giờ Bé hầu như đã sẵn sàng để được sinh ra: chỉ còn một tháng nữa để chuẩn bị mọi thứ cuối cùng.
Nếu như Bé vội vã chào đời ngay từ bây giờ thì vẫn khơng có gì nghiêm trọng cho Bé cả: Bé sẽ chỉ hơi khơng mập trịn, hơi yếu ớt và thiếu một tháng.
Khơng khí bên ngồi ít nóng ấm hơn bụng mẹ nên thân thể Bé sẽ được bao bọc bởi lớp đệm tạo bằng mỡ.
Bên ngoài bụng mẹ, Bé sẽ phải cử động mà không được nâng đỡ bởi nước ối nên cơ xương của Bé sẽ cứng cáp hơn.
Trong tháng cuối của thai kỳ, Bé có thể tăng thêm một kí lơ. Mẹ Bé cũng đã rất mập, bà có thể cảm thấy vướng víu vì cái bụng bầu gần đến ngày sinh của mình và dễ trở nên mệt mỏi. Bà cảm thấy Bé nằm im hơn trong bụng bà, có lẽ Bé đã giảm cử động vì chỗ Bé ở đã trở nên chật hơn. Tuy nhiên Bé vẫn cần sự tiếp xúc âu yếm và vẫn lắng nghe những gì bao quanh Bé.
Chẳng bao lâu sau, Bé đã nằm vào tư thế sẵn sàng để được sinh ra: đầu xuống trước, hơi nghiêng sang bên, tay và chân gấp lên ngực. Sau này một số trong chúng ta vẫn cuộn tròn theo tư thế một bào thai khi nằm ngủ hoặc khi có chuyện trăn trở hay buồn phiền.
Bây giờ mọi người đang sốt ruột chờ ngày hội: ngày mà mọi người sẽ được thấy và làm quen với Bé.