Một ngày dành cho

Một phần của tài liệu Chín tháng phiêu lưu trong bụng mẹ (Trang 58 - 89)

Chào buổi sáng cả nhà! Quả là thư giãn khi tắm vòi sen

Đi khám thai Ngồi lâu quả là bất tiện cho cả mẹ lẫn Bé!

Ở hồ bơi, hai mẹ con như cá trong nước Thật là tiếc! Hương hoa đã không tỏa được tới Bé

Thật chẳng thú vị chút nào khi cãi nhau Một bữa ăn sáng đủ chất Mẹ chạy đón xe buýt làm xóc Bé

Mẹ và bác ấy nói chuyện gì thế nhỉ? Chuyện Bé chắc?

Nhạc Mozart ư, Bé thích lắm! Cả nhà ngủ ngon! hai mẹ con

Chào đời

Đến lúc nào đó, khi Bé đã đủ sức, sẵn sàng để tự thở, nhau thai đã già cỗi khơng cịn đủ khả năng để ni sống Bé thì Bé phải tiếp tục cuộc sống bên ngoài bụng bầu của mẹ Bé. Chào đời là giai đoạn đặc biệt khi Bé đi từ thế giới trong bụng mẹ sang thế giới bên ngoài.

Chào đời, có nghĩa là lần đầu tiên trong cuộc sống chung hai mẹ con rời xa nhau: Bé ra khỏi bụng mẹ, rời bỏ thế giới dịch ối của mình và bước vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ: thế giới của khơng khí và ánh sáng.

Ở đấy, Bé bắt đầu phải thở một mình. Tuần hoàn máu thay đổi nên Bé không cần đến dây rốn nữa: Bé hoàn toàn tách ra khỏi cơ thể mẹ mình, rời xa anh bạn nhau thai, trở thành Bé sơ sinh.

Vào ngày trọng đại ấy Bé gặp gỡ cha mẹ mình theo một kiểu mới, lần đầu tiên họ đã có thể nhìn thấy nhau, làm quen với nhau. Bé đã bước vào vòng trịn gia đình và làm cho vịng tròn ấy lớn thêm.

Đúng lúC

Chẳng ai biết được chính xác cái gì khởi động dấu hiệu cho biết Bé sắp được sinh ra, chỉ biết một ngày nọ dấu hiệu khởi động đã đến, đúng lúc để Bé chào đời. Có thể khi ấy Bé cảm thấy hoàn toàn sẵn sàng ra đời nên đã gởi những tín hiệu qua kích thích tố để báo hiệu là mọi việc có thể khởi động.

Vùng chậu của người phụ nữ thì rất hẹp trong khi đầu của em Bé lúc này đã rất to nên Bé không thể ở trong bụng mẹ lâu hơn chín tháng: chín tháng, đó là thời điểm thuận lợi; trễ hơn nữa sẽ là quá trễ, Bé sẽ quá lớn, đầu Bé có thể bị kẹt lại; sớm hơn thì lại quá sớm, Bé có thể quá non yếu.

Bé con của loài người yếu ớt hơn Bé con của các lồi có vú khác: khi được sinh ra đời, một số cơ quan như xương, hệ thần kinh của Bé chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy mà Bé khơng thể nào đứng dậy, chạy nhảy chỉ vài phút ngay sau khi sinh như một chú ngựa con hay chú bê con. So với các lồi vật có vú khác, chúng ta, những con người là giống lệ thuộc nhiều nhất vào người lớn khi được sinh ra và điều này rất ảnh hưởng đến đời sống sau này của chúng ta.

một thời Điểm Đáng nhớ suốt Đời

Một ngày nọ hay một đêm nọ, mẹ Bé bỗng thấy một điều gì đó rất mạnh mẽ, như tạo chấn động

tồn cơ thể mình. Trước đây bà đã từng cảm thấy điều này, tử cung bà đã từng co cứng lại trong bụng bà nhưng lần này tử cung co mạnh hơn, kéo dài hơn và rồi lại liên tiếp lặp lại. Bà thật xúc động, khơng cịn nhầm lẫn gì nữa: Bé đang ra đời.

Màng ối bao quanh Bé vỡ ra và việc vỡ ối này khiến nước ối chảy lênh láng.

lên Đường

Vậy là đã đến lúc lên đường đến nhà bảo sanh: khoa sản của bệnh viện hoặc dưỡng đường, nơi sẽ tiếp nhận các Bé muốn chào đời và các bà mẹ muốn chuyển dạ sinh con.

Thường thì bà mẹ đã chuẩn bị sẵn một va li nhỏ đựng quần áo tã lót của Bé và một ít vật dụng của chính bà bởi vì bà phải nằm viện trong vài ngày. Nhưng một số các bà mẹ cũng vội vã đến mức quên mang theo va li của mình.

Tại nhà bảo sanh hay khoa sản, cha mẹ Bé sẽ được cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa tiếp nhận.

Mọi người rộn ràng quanh cặp cha mẹ vẫn chưa hết bối rối và em Bé chưa thấy mặt. Nào là nghe

tim Bé, khám cho mẹ Bé. Cuộc hành trình đã thực sự bắt đầu. Cha mẹ Bé được đưa vào phòng để ổn định và chuẩn bị lấy đồ trong va li ra.

Rồi cả hai sẽ tìm xem tư thế nào để mẹ Bé thoải mái nhất trong khi Bé dần dần trôi xuống và cổ tử cung mẹ Bé mở lớn ra: mẹ Bé đứng, nằm dài hoặc ngồi trong vòng tay cha Bé, có thể ngay cả dưới vòi sen, mỗi bà mẹ sẽ tùy theo sở thích của bà muốn trải qua những giờ phút trọng đại này như thế nào. Có khi chuyển dạ kéo dài hàng giờ nên việc quan trọng là làm sao mẹ Bé có thể thoải mái đổi tư thế. Cha mẹ Bé sẽ nghe ngóng con mình và ơng bố sẽ cố gắng đem lại càng nhiều thoải mái càng tốt cho người bạn đời cũng như đứa con sắp ra đời của mình. Thỉnh thoảng ơng sẽ ru đưa cả hai mẹ con và việc này sẽ khiến cho cả ba người cảm thấy bình tâm lại.

Trong mọi trường hợp không gian luôn tràn ngập xúc cảm, cha và mẹ vừa vui sướng vừa hơi bứt rứt: đây là giây phút nghiêm trọng nhưng cũng là ngày hội. Đầu của Bé đã tê mê và não Bé đang ngủ yên; nhờ vậy Bé có thể tích cực tham gia vào việc ra đời của mình mà khơng cảm thấy đau đầu.

Đối với Bé đây là cuộc du hành đầu tiên và cũng là giây phút cao điểm. Nó sẽ giúp Bé cảm thấy mình được chờ đón, hướng dẫn, tiến về cuộc sống.

Thỉnh thoảng cô nữ hộ sinh sẽ đến thăm hỏi tin tức: Bé tới đâu rồi? mẹ Bé có khỏe khơng? ba Bé có mẹät q khơng? hay có đói khơng? Để theo dõi tình trạng của Bé, cô sẽ để lên bụng mẹ Bé một máy theo dõi: đó là một cái máy ghi nhận nhịp tim của Bé và lực co bóp của tử cung mẹ.

Những sóng nhu động co bóp làm tử cung mẹ Bé ép lại và gị cứng lên, chính những cơn co ép này sẽ đẩy Bé ra đời. Mọi thứ đều xao động trong cái tổ trước đây thật êm ấm của Bé, khơng cịn gì để nán lại nữa, phải ra đời thôi!

Bé từ từ di chuyển trong vùng chậu của mẹ, mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng Bé từ trên trong tử cung lẫn sự nỗ lực bên ngoài để giúp Bé ra đời. Bé đang chú tâm nghe ngóng mọi thứ chung quanh và lúc này, đối với Bé thật quan trọng khi Bé cảm thấy được bàn tay trìu mến của cha mẹ quanh mình. Nhưng quá trình chuyển dạ thật sự rất tinh tế và không cho phép đi lùi trở lại.

Đường Đi

Túi ối đang nằm bên trong bụng mẹ giống như một quả bóng lớn chứa đầy nước đặt nằm trên xương chậu: xương chậu tạo nên một phễu lớn với đầu ra hẹp hơn đầu vào và tạo góc. Nó như một cầu tuột (một đường hầm) mà em Bé phải chui qua để ra khỏi bụng mẹ một khi túi ối đã vỡ ra.

Để có thể chui qua, Bé phải cúi đầu và gập cột sống lại bằng cách cuộn trịn mình lại theo cử động hình xoắn ốc như một đinh vít.

Qua Cổ tử Cung

Bé phải qua cổ tử cung để ra khỏi bụng mẹ. Thơng thường đó là một hành lang hẹp đường kính

Cổ tử cung Xương đùi Xương chậu Dây rốn Nhau thai Tử cung

chỉ vài ly, nhưng lại rất co giãn. Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn rộng ra, thành mỏng dẹt lại để Bé có thể đi qua.

Sau đó Bé đi qua cơ vòng bao quanh âm đạo mẹ Bé, gọi là vùng hội âm và cuối cùng đã có thể thấy chỏm tóc của Bé ló ra! Chẳng bao lâu toàn bộ đầu Bé đã lọt ra khỏi bộ phận sinh dục ngoài của mẹ Bé.

Ngôi đầu (tức đưa đầu ra trước) là tư thế dễ nhất để Bé ra đời. Nhưng một số Bé lại thích làm theo kiểu của riêng mình nên Bé

sẽ chọn cách ra đời bằng kiểu đi thụt lùi và đưa mơng ra trình diện mọi người, gọi là ngôi mông, kiểu ngơi này làm sự sinh sản hơi khó hơn ngơi đầu.

Cổ tử cung nở trọn (xóa hồn tồn)

Ngơi mơng (tức đưa mông ra trước)

César và thủ thuật mổ lấy Con Césarienne

Nếu Bé ngần ngại không chịu rời bụng mẹ Bé và cũng không biết phải ra đời bằng ngôi nào, Bé có thể nằm ngơi ngang tức quay ngang trong khung chậu của mẹ Bé (bình thường Bé quay nằm dọc).

Cánh cửa tự nhiên (cửa mình của mẹ) sẽ không đủ lớn để Bé ra đời theo tư thế nằm ngang do đó phải mổ bụng mẹ Bé để mang Bé ra ngoài, thủ thuật mổ đó được gọi là mổ lấy con.

Mổ lấy con sẽ giúp các Bé được nhanh chóng đưa ra khỏi bụng mẹ khi Bé ốm yếu, mệt mỏi, nằm sai chỗ, hay khi quá trình chuyển dạ gây nguy hiểm cho Bé hoặc cho mẹ Bé.

Ngày xưa phải gây mê bà mẹ rồi mới mổ được, và như vậy sẽ khiến chính Bé cũng bị mê. Điều này làm cản trở việc gặp gỡ giữa hai mẹ con.

Ngày nay đã có phương pháp gây tê tủy sống khiến chỉ vùng chậu của mẹ tê đi mất cảm giác đau còn mẹ vẫn tỉnh, như vậy ngay khi sinh ra Bé đã có thể được nằm trong vòng tay của bà mẹ vẫn còn tỉnh táo. Quả là một tiến bộ tuyệt vời cho cả hai mẹ con.

Người đời kể lại rằng Đại đế César là người đầu tiên chào đời nhờ vào thủ thuật mổ lấy con, và chính ơng đã đặt tên cho thủ thuật này cái tên Césarienne. Ngày nay đây là một thủ thuật thường được thực hiện rất hiệu quả và cũng thường được áp dụng.

ai Cũng Có việC làm

Bé đang được sinh ra đời. Đây là một công việc chung, mọi người đều góp tay vào.

Đầu tiên là Bé tìm đường đi của mình: Bé tựa đầu vào cổ tử cung của mẹ để nó nở ra.

Mẹ Bé đi cùng với Bé bằng tất cả cơ thể cũng như trái tim của bà. Đơi khi những cơn gị rất đau đớn và nhất là nếu bà mệt, mẹ Bé có thể cần được xoa dịu và đòi hỏi phải được gây tê tủy sống cho bớt đau, nhưng như vậy bà sẽ bị tê đi và giảm bớt tiếp xúc với con mình.

Ơng bố vừa giúp cả mẹ lẫn con; ông sẽ ngồi đỡ lưng mẹ. Cả hai người, mẹ và bố cùng đặt tay lên bụng bà mẹ và từ từ hướng dẫn Bé ra khỏi bụng mẹ (phương pháp này ở nước ta hiện nay chưa được

áp dụng, ở nước ta các bác sĩ và y tá thường cách ly bố và mẹ khi mẹ sinh nở. Nhưng thực sự thì sự hiện diện của người bố lúc này là một nguồn trợ lực rất lớn cho tâm lý người phụ nữ, để lại một kỷ niệm sâu sắc cho cả bố, mẹ và Bé trong thời khắc đặc biệt quan trọng này).

Cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ phụ sản để mắt đến mọi chuyện và sẵn sàng can thiệp khi cần.

ngày ra tới Đâu Đường hầm

Cuối cùng thì con đường đã hồn toàn mở, đầu Bé đã vượt qua vùng chậu của mẹ Bé, ra khỏi tử cung, nhưng vẫn còn phải đi tiếp qua bộ phận sinh dục ngoài của mẹ.

Chỉ còn một chút gắng sức nữa của tất cả mọi người là Bé đã có thể ra đời. Bé chuồi đầu ra và cô nữ hộ sinh theo dõi: nếu dây rốn quàng cổ Bé thì cơ sẽ phải gỡ ra ngay lập tức cho Bé khỏi bị thắt cổ.

Rồi vai của Bé cũng chuồi ra và rất nhanh, Bé chuồi tồn bộ thân mình ra ngồi theo một cử động hình xoắn ốc, bởi vì Bé chỉ có thể chuồi từng bên vai ra một.

bé Đây rồi!

Bé đây rồi, hơi nhăn nheo một chút vì phải qua một con đường hầm chật hẹp, khắp người phủ lớp

sáp mỏng màu trắng như là bôi kem, lớp sáp này sẽ bảo vệ da Bé.

Bé được trìu mến đón nhận và đặt lên bụng mẹ Bé, da kề da. Đây là lần đầu tiên Bé tiếp xúc với cha mẹ đang xúc động chờ đón Bé.

“Con gái” hoặc “con trai”, và thế là Bé được đặt tên: Bé đã thật sự hiện diện! Cái con người Bé nhỏ nhưng duy nhất trên đời vừa có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống. Bé vẫn còn ở giữa hai thế giới, Bé đã ra đời nhưng vẫn còn nối với thế giới trong bụng mẹ bằng dây rốn với những mạch máu đang đập. Nhau thai vẫn còn trong tử cung mẹ Bé.

Cơn lốC CuộC Đời

Ra đời, một khoảng khắc quan trọng với nhiều sự kiện đang nhanh chóng và đồng lúc xảy ra.

Đối với Bé việc quan trọng là cảm giác đáng kinh ngạc của khơng khí đang tràn ngập phổi Bé: khi khơng khí đi qua vuốt ve dây thanh quản thì một sự kiện xảy ra làm kinh ngạc cả Bé lẫn cha mẹ Bé: Đó là giọng Bé bật lên. Một số Bé la toáng lên, một số Bé lại thốt tiếng nho nhỏ đáng

yêu nhưng dù kiểu nào thì cha mẹ Bé cũng không bao giờ quên; mỗi Bé chào đời một kiểu.

Hơi thở đầu tiên của Bé làm xao động nhiều thứ: khơng khí, như một cơn lốc, đột ngột tràn vào trong phổi Bé đang dãn ra. Mẹ Bé sẽ khơng cịn thở giùm Bé nữa, đã đến lúc Bé phải mãi mãi tự thở một mình.

Những phế nang ẩm ướt, như những chùm nho, phồng lên tràn ngập khơng khí như hàng vạn trái bóng nhỏ và phổi bắt đầu công việc của mình, cơng việc này tiếp tục suốt đời mãi đến khi hết đời con người mới ngừng thở.

Cùng một lúc và cũng nhờ vào phổi hít thở, tim Bé sẽ bắt đầu sử dụng dưỡng khí do khơng khí mang lại, và trong những giờ phút tiếp nối lúc chào đời, vách ngăn giữa các buồng tim phải và trái đóng kín lại.

khám phá thế giới bên ngồi

Cho tới lúc chào đời, mọi thứ từ bên ngoài, âm thanh, tiếng động, vuốt ve, đều đến Bé qua lớp đệm tạo bởi dịch ối.

Thình lình sau khi ra đời, tất cả trở nên mạnh mẽ và kích thích hơn. Cuộc sống như một làn sóng to ngập tràn cảm giác đang đổ xô đến Bé. Ngũ quan

của Bé thức giấc, cả một bể tắm hương vị, tiếng động, chuyển động, ánh sáng. Nhịp đưa, vuốt ve, khơng khí trên da, tất cả đều mới mẻ, tất cả đều đã đổi thay. Chưa có lúc nào trong đời mình Bé lại nhạy cảm đến vậy.

Trí tuệ Bé bắt đầu thức tỉnh, Bé cố tìm hiểu cái gì đang xảy ra với mình và đi tìm cột mốc. Khơng cịn gì giống đời sơáng trước đây trong bụng mẹ nữa. Tuy vậy không phải tất cả đều khác hẳn. Bé vừa là con người cũ vừa là một người mới. Bé phải nhanh chóng thiết lập quan hệ giữa thế giới trước và sau khi Bé chào đời, và mối dây quan hệ này rất quan trọng. Để cho Bé mới sinh có được cảm giác an tồn, thì phải làm cho Bé khơng thấy có sự đứt đoạn chia lìa giữa hai thế giới trước và sau khi sinh. Hiếm có ai có thể kể lại sự việc đã xảy ra như thế nào, nhưng ai cũng biết là những khoảnh khắc ấy để lại dấu ấn sâu đậm trong suốt cuộc đời.

Trong giờ phút xao động trọng đại ấy, Bé sơ sinh tìm được đơi tay âu yếm của cha mẹ mình, tiếng nói thân thương quen thuộc của họ, mùi hương của họ. Đầu dựa vào ngực mẹ, Bé cũng có thể cảm nhận được tiếng tim đập của mẹ, nhịp thở của mẹ, Bé cảm thấy an tồn bởi vì chính cha mẹ Bé đang ở đây và chính Bé cũng đang ở đây cạnh họ. Bé đã đến đúng bến, Bé và cha mẹ cùng bước vào cuộc sống mới, mọi việc đều ổn thỏa tốt đẹp.

Cắt dây rốn!

Khi dây rốn khơng cịn đập nữa thì cũng chính là lúc Bé không cần đến nhau để sống nữa, khi đó dây rốn có thể được cắt rời Bé và mẹ, điều này không

Một phần của tài liệu Chín tháng phiêu lưu trong bụng mẹ (Trang 58 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)