CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
3.1. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp phân tích khối lượng (hay cịn được gọi là phương pháp khối lượng) dựa trên kết quả đo khối lượng là tín hiệu cho biết hàm lượng của chất cần xác định.
Cấu tử cần xác định được tính tốn dựa trên sự đo chính xác khối lượng của nó có trong mẫu phân tích hoặc được tách ra ở dạng tinh khiết hóa học, hoặc dưới dạng hợp chất có thành phần biết trước. Có thể thấy rõ điều này qua các ví dụ dưới đây.
Ví dụ, để xác định lượng chất rắn tan trong nước uống, lấy chính xác thể tích mẫu nước cho vào một cốc đã có khối lượng chính xác, rồi bốc hơi nước cho đến khơ, sau đó cân lại cốc. Hiệu số khối lượng của cốc sau khi bốc hơi nước và cốc ban đầu cho ta biết được lượng chất rắn đã hịa tan trong thể tích nước đã lấy.
Để xác định nước kết tinh có trong barium chloride ngậm nước (BaCl2.nH2O), bằng cách sấy mẫu ở nhiệt độ 1200C cho đến khi đuổi hết nước. Căn cứ vào độ sụt khối lượng của mẫu trước và sau khi sấy mà suy ra hàm lượng H2O trong BaCl2.nH2O.
Cũng có thể giữ lại cấu tử cần xác định sau khi bị đuổi ra khỏi mẫu phân tích bằng một số chất hấp thu thích hợp. Dựa vào độ tăng khối lượng của các chất hấp thu sau thí nghiệm mà suy ra hàm lượng cấu tử cần xác định có trong mẫu phân tích.
Ví dụ, để định lượng carbon, hydrogen trong các chất hữu cơ, người ta đốt cháy mẫu để chuyển carbon thành khí carbonic và hydrogen thành hơi nước, rồi cho hấp thu chọn lọc để giữ lại CO2 và H2O, căn cứ vào độ tăng khối lượng của chúng mà tính ra hàm lượng C, H trong mẫu.
Để xác định SO42−người ta kết tủa nó dưới dạng BaSO4 (dạng kết tủa), sau đó lọc lấy kết tủa, rửa kết tủa, sấy và nung đến khối lượng không đổi, đem cân kết tủa (dạng cân), từ khối lượng dạng cân, ta tính ra được hàm lượng SO42− trong dung dịch.