PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa phân tích (dùng cho sinh viên hệ không chuyên hóa) phần 1 (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG

3.5. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG

Nói chung, phương pháp phân tích khối lượng cho kết quả khá tin cậy và chính xác khi xác định cấu tử lượng lớn và trung bình. Đối với đa số các phương pháp khối lượng, sai số thường dao động trong giới hạn từ 0,2 – 0,4%. Khi sử dụng các cân vi phân phân tích cho phép cân đến ± 1.10-5 và ± 1.10-6g và dùng mọi biện pháp để loại bỏ các sai số khác thì có thể nâng độ chính xác phân tích khối lượng lên tới 0,01%. Tuy vậy chỉ trong các phép phân tích đặc biệt, như xác định khối lượng nguyên tử mới yêu cầu về độ chính xác cao như vậy.

Nhược điểm lớn của phương pháp phân tích khối lượng là thời gian phân tích q dài, khơng thích hợp khi cần phân tích nhanh như trong phép phân tích kiểm tra sản xuất.

Vì vậy, phân tích khối lượng chỉ dùng khi yêu cầu về độ chính xác cao mà không chú ý đến yếu tố thời gian.

Tuy vậy vì có độ tin cậy cao và độ chính xác cao cho nên đến nay phương pháp này vẫn được coi là phương pháp trọng tài, để đánh giá tính đúng đắn của các kết quả phân tích theo các phương pháp khác nhau.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

3.1. Nêu nguyên tắc của phương pháp phân tích khối lượng. Phân loại các phương pháp phân tích khối lượng.

3.2. Trình bày các giai đoạn tiến hành phân tích khối lượng. Nêu cách tính kết quả.

3.3. Kể vài ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng trong hóa học vật liệu và thực phẩm.

3.4. Tại sao trong phân tích khối lượng người ta lại làm kết tủa Calcium bằng (NH4)2C2O4 mà không dùng Na2C2O4? Làm kết tủa Ag+

bằng NaCl tốt hơn hay bằng HCl tốt hơn? Trong trường hợp nào sau đây thì sự mất mát khi rửa kết tủa CaC2O4 là lớn nhất và trong trường hợp nào thì nhỏ nhất:

a. 150 ml nước.

b. 150 ml (NH4)2C2O4 0,1M. c. 600 ml nước.

3.5. Xác định sulfur trong gang như sau: Hòa tan 5,904 (g) mẫu gang bằng dung dịch (dd) acid HCl, khí H2S tạo thành được hấp thụ bằng dd muối Cd2+, kết tủa CdS hòa tan bằng dd CuSO4 dư thu được kết tủa CuS. Lọc, rửa, sấy, nung kết tủa CuS và cân kết tủa được 0,0732 g CuO. Hãy tính hàm lượng %S trong mẫu gang.

3.6. Để xác định lượng CaCO3 trong đá vơi, người ta cân 0,4821 g mẫu, hịa tan thành dung dịch và kết tủa ion Ca2+ dưới dạng CaC2O4 (calcium oxalate). Sau khi lọc, rửa và nung kết tủa đó thu được 0,261 g CaO. Tính hàm lượng CaCO3 (100 g/mol) trong mẫu ?

3.7. Để xác định Ni trong thép, người ta lấy 1,0860 g mẫu. Sau khi hịa tan hồn tồn và chế hóa nó, đem kết tủa Ni dưới dạng NiC8H14O4N4 (di methylgloximate), lọc, rửa rồi đem sấy kết tủa cân được 0,2136 g. Tính %Ni trong mẫu thép.

3.8. Khi phân tích 2 mẫu quặng chì người ta thu được kết quả như sau: Mẫu 1: độ ẩm: 1,56%, %Pb = 24,02%

Mẫu 2: độ ẩm: 0,58%, %Pb = 24,26%

Tính hàm lượng % Pb trong mẫu khô và rút ra kết luận về phần %Pb trong mẫu 1 và mẫu 2.

3.9. Trong đồng thau chỉ có đồng, thiếc và kẽm, đem phân tích 0,8325g đồng thau thì thu được 0,6729 g kết tủa CuSCN và 0,0432g SnO2. Hãy tính thành phần phần trăm các chất của loại đồng thau này.

3.10. Sỏi thận là một bệnh thường gặp và là hiện tượng lắng đọng, kết

tủa những chất trong nước tạo thành sỏi trong thận. Dạng sỏi thận phổ biến nhất là dạng sỏi được hình thành từ calcium và oxalate (CaC2O4). Magnesium được biết là ức chế sự hình thành của sỏi thận.

Xác định nồng độ Ca2+

và Mg2+ trong 100,0 ml nước tiểu bằng phương pháp trọng lượng. Chuyển toàn bộ Ca2+

và Mg2+ thành hỗn hợp dạng tủa CaC2O4 và MgC2O4. Lọc, rửa, sấy và nung nóng kết tủa thu được hỗn hợp dạng cân CaCO3 và MgO, cân nặng 0,0433 g. Tiếp tục nung nóng ở nhiệt độ cao hơn thu được hỗn hợp dạng cân CaO và MgO, cân nặng 0,0285 g. Tính nồng độ mol và Cppm của Ca2+và Mg2+ trong hỗn hợp ban đầu.

3.11. Cân 1,053g hỗn hợp gồm (CaCl2 và Ca(NO3)2) đem hòa tan và cho phản ứng với (NH4)2C2O4 dư thu được kết tủa Ca2C2O4. Lọc, rửa kết tủa, làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân được 0,3872g CaO. Tính phần trăm mỗi muối trong hỗn hợp.

3.12. Hòa tan 35,0136 g mẫu có chứa sắt, sau đó đem kết tủa hồn

tồn bằng dung dịch NaOH dư. Lọc, rửa kết tủa và đem sấy khô rồi nung ở nhiệt độ 8000C đến khối lượng không đổi, thu được 0,5138 g chất rắn. Hãy giải thích quy trình (viết phương trình phản ứng) và tính phần trăm sắt có trong mẫu đem phân tích.

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa phân tích (dùng cho sinh viên hệ không chuyên hóa) phần 1 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)