Giải pháp về cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 90 - 94)

3.2.3.1Giải pháp mở rộng cho vay theo đối tượng vay vốn

*Tiếp tục đầu tƣ vốn tín dụng cho khu vực nơng nghiệp

Đối với đầu tư vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp cần tập trung các đối tượng sau:

- Cho vay đầu tư các trại giống sản xuất giống cây, con có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho chương trình chuyển đổi giống cây trồng vật ni như cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tôm, cá nước ngọt. Hình thành các vùng chuyên canh cây lúa, những vùng đang xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cây ăn trái có chất lượng cao để cung cấp cho chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đầu tư cho chăn ni như bị, heo, gia cầm có quy mơ sản xuất lớn. - Cho vay nhân rộng các mơ hình kinh tế trang trại có quy mơ khối lượng giá trị hàng hóa lớn trong chăn ni, trồng trọt hoặc cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp.

- Mua sắm máy nông nghiệp như máy làm đất, gieo trồng, vận chuyển, máy gặt, tuốt và sấy lúa.

- Cần quan tâm đến cho vay phát triển mạnh ngành nghề truyền thống hiện có như gốm mỹ nghệ, gạch, làm nước chấm, nhang, đan lát…đồng thời mở rộng cho vay xây dựng làng nghề mới: du lịch sinh thái, chế biến khoai lang, trồng và sơ chế nấm rơm...

* Tăng cƣờng đầu tƣ tín dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

- Hiện nay dự nợ cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp (năm 2011 chiếm 0,7%/dư nợ nông nghiệp, nông thôn). Trong những năm tới nhu cầu vốn xây dựng kết cấu hạng tầng nơng thơn là rất lớn, Do đó nguồn vốn tín dụng Ngân

79

hàng cần tập trung vào những lĩnh vực như: làm đường nông thôn, kéo điện, xây dựng hệ thống thủy lợi, cung cấp nước sạch….

- Ngoài ra, cần mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng cho vay các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, trước mắt tập trung vào các đối tượng:

+ Trong ngành công nghiệp, cần tập trung cho vay mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, bảo quản & chế biến nông sản.

+ Trong lĩnh vực xây dựng, chú ý đến những doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến nông sản, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong nông thôn.

+ Trong thương mại, tập trung cho vay xây dựng các chợ đầu mối trung tâm, khu thương mại để phục vụ mua sắm của dân cư trong vùng và nhu cầu luân chuyển hàng hóa đi các địa phương khác.

* Giải pháp để thực hiện là căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung,

quy hoạch phát triển riêng từng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Tỉnh, cụ thể chi tiết sử dụng đất như đất chuyên dùng cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp. Các vùng đất sản xuất nông nghiệp cho trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn trái và sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Đất cho chăn nuôi gia súc, gia cầm… Căn cứ quy hoạch đó ngân hàng sẽ đầu tư để nhân dân lựa chọn các phương án trồng cây, cây con gì có hiệu quả. Đồng thời Ngân hàng phải đầu tư cho nhân dân theo đúng định hướng quy hoạch, tránh hiện tượng vượt quá quy mô sẽ dẫn đến cung vượt cầu, Ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn.

3.2.3.2Giải pháp cho vay theo thành phần kinh tế

* Đối với thành phần kinh tế cá thể và hộ sản xuất: Dư nợ đối với thành phần

kinh tế này trong những năm qua chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế (năm 2011 là 3.815 tỷ đồng chiếm 75%/ dư nợ). Để tập trung vốn cho thành phần kinh tế

80

này, các Ngân hàng cần cải tiến thủ tục cho vay kể cả thủ tục thế chấp, bảo lãnh theo hướng gọn nhẹ, vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đơn giản. Đối với khách hàng vay món nhỏ có thể áp dụng cho vay theo thời vụ và chu kỳ sản xuất, nên làm thủ tục một lần để vay nhiều lần, mỗi lần vay mới người dân chỉ việc ký khế ước nhận nợ mà không phải làm lại thủ tục.

* Đối với Doanh nghiệp: Đây là một khu vực kinh tế rất năng động trong cơ chế

thị trường, đóng góp vào tăng trưởng GDP tỉnh nhà tương đối cao khoảng 40%. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có trên 2.000 Doanh nghiệp, trong đó hơn 437 Doanh nghiệp hoạt động địa bàn nông nghiệp, nông thơn nhưng hiện mới chỉ có hơn 50% số này có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Do Doanh nghiệp thiếu tài sản và nguồn vốn, dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thị trường... Để tập trung đầu tư cho khu vực này, tỉnh cần sớm thành lập quỹ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 193/2001/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính phủ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi họ có đủ điều kiện vay vốn nhưng thiếu tài sản thế chấp.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hình thức vay vốn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp, các Ngân hàng mở rộng hình thức cho th tài chính trong việc đổi mới cơng nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến với số vốn lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

* Đối với thành phần kinh tế hợp tác: Phát triển kinh tế hợp tác là một trong những chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Hiện nay cả tỉnh có 90 hợp tác xã trong đó có hơn 50 HTX hoạt động ở địa bàn nông thôn chủ yếu trên các ngành nghề: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, tiểu thủ cơng nghiệp... Nhìn chung năng lực tài chính của các HTX khơng cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên Ngân hàng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Để từng bước tăng trưởng đầu tư cho thành phần kinh tế hợp tác, Tỉnh sớm hình thành Quỹ bảo lãnh cho vay hợp tác xã và thành viên HTX, trong khi chờ sự ra đời của quỹ bảo lãnh HTX, tạm thời có thể thực hiện thơng qua Quỹ

81

đầu tư phát triển của Tỉnh để bảo lãnh cho các HTX và thành viên HTX khi họ có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng nhưng thiếu tài sản thế chấp.

3.2.3.3Giải pháp đầu tư tín dụng theo thời hạn

*Muốn tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dƣ nợ. Nhất thiết phải

tạo lập được nguồn vốn trung và dài hạn. Việc sử dụng một tỷ lệ nào đó vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ là vấn đề mang tính chất kỹ thuật, bởi lẽ nó thường chứa đựng rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Để tăng cường huy động vốn trung và dài hạn cần quan tâm các vấn đề sau:

- Áp dụng hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường bằng phương pháp ký hậu giống như các loại thương phiếu quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền dễ dàng khi có nhu cầu. Mặt khác nếu chủ sở hữu có nhu cầu cầm cố để vay tiền thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hơn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn.

- Áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để thực hiện các dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng như Home banking, Internet banking… Mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn, trường đại học cao đẳng trong tỉnh. Thực hiện dịch vụ trả lương cho công nhân thơng qua máy ATM, để từ đó thu hút vốn nhàn rỗi cho đầu tư.

- Tạo sự tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng bằng cách công bố những thông tin cơ bản hoạt động của các Ngân hàng, đặc biệt là các hệ số an toàn và khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

- Tranh thủ sự điều hịa hỗ trợ vốn từ hội sở chính các NHTM. Các NHTM trong tỉnh cần xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn điều hịa. Bên cạnh đó cần tranh thủ các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngồi như dự án tài chính nơng thơn của IMF, các dự án ADB có thời gian ân hạn và cho vay dài để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thơn của tỉnh.

82

*Đẩy nhanh q trình ln chuyển vốn tín dụng.

-Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, việc đẩy nhanh q trình ln chuyển vốn tín dụng, tăng vịng quay đồng vốn sẽ là giải pháp quan trọng để tạo vốn trong chính sách tín dụng của các Ngân hàng. Các NHTM cần đặc biệt chú trọng phương thức cho vay theo cơ chế "khép kín" từ khâu sản xuất ni trồng đến khâu thu mua, chế biến, xuất khầu, có nghĩa cho vay người mua, thu nợ người bán, hoặc cho vay gián tiếp cho các cơ sở, các tổ chức chế biến sản phẩm nơng nghiệp, thơng qua đó chuyển tiền vật tư, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Cung cấp tín dụng cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn ở Ngân hàng này, cịn vốn lưu động thì vay ở một Ngân hàng khác. Chính vì vậy khâu kiểm tra kiểm sốt vốn vay và quản lý thống nhất các dịng tiền để thu nợ của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

*Xử lý có hiệu quả các khoản nợ tồn động, nợ quá hạn để tăng nguồn vốn khả

dụng cho vay nông nghiệp nông thôn của các TCTD. Kết hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật, cơ quan chức năng về đất, nhà ở để giải quyết tài sản thế chấp trong các vụ án, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tích cực từ phía các cấp các ngành để giúp cho công thu hồi nợ được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w