Các biện pháp phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 54 - 56)

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương

3.2.2 Các biện pháp phân tán rủi ro

3.2.1.1 Đa dạng hoá danh mục cho vay

Đây là biện pháp phổ biến nhất của Ngân hàng trong việc phân tán rủi ro cho vay. Ngân hàng thường tránh “ Bỏ trứng và cùng một giỏ” mà thường chia nguồn tiền của mình vào rất nhiều ngành nghề , lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc phân chia này phải được thực hiện một cách hợp lý. Không thể

SV: Hồng Thu Thảo 48 Lớp: CQ56/15.07

chia đều nguồn vốn của mình cho tất cả các ngành trên thị trường. Ngân hàng cần xác định ngành mũi nhọn, ngành cần nhiều vốn để có thể tối đa hố được lợi nhuận của mình. Cụ thể, ngân hàng cần phải:

- Đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau để tránh gặp phải những rủi ro trong cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng cũng như tránh được những ảnh hưởng, biến động lớn khi Nhà nước ban hành những chính sách, thơng tư, nghị định mới.

- Đầu tư vào nhiều đối tượng khác nhau. Ngân hàng cần cho vay đa dạng các đối tượng như: cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh…

- Trong bối cảnh covid hiện nay, bên cạnh vơ vàn khó khăn thì cũng có rất nhiều ngành nghề lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn từ chính phủ và có xu hướng phát triển mạnh như bất động sản, dầu khí, thực phẩm… Ngân hàng cần đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp đang đầu tư vào các lĩnh vực kể trên.

- Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần tránh tình trang cho một khách hàng vay quá nhiều, quá lớn. Phải luôn đảm bảo được khoản vay phải nhỏ hơn giá trị hiện tại của tài sản bảo đảm.

- Cân đối giữa việc cho vay ngắn, trung và dài hạn. Tranh tình trạng đem nguồn vốn ngắn hạn đi cho vay dài hạn.

3.2.1.2 Cho vay đồng tài trợ

Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp có những dự án cần nguồn vốn kinh doanh rất lớn, Ngân hàng khơng thể dành tồn bộ nguồn vốn của mình để cho doanh nghiệp đó vay. Điều này là vi phạm nguyên tắc kinh doanh và đem đến một rủi ro vô cùng lớn. Nếu doanh nghiệp phá sảnh hoặc dự án thật bại thì cũng kéo theo sự sụp đổ của cả một ngân hàng. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng cùng phải liên kết lại với nhau để thẩm định dự án và chia sẻ rủi

ro. Đây là một hình thức kinh doanh cũng được rất nhiều ngân hàng ưa chuộng.

3.3 Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phòng ngừa hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồng Mai.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)